một phần khá lớn là nhờ giá thế giới biến động thuận lợi đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dầu thô, than đá, gạo, hạt tiêu, hạt
điều… Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chúng ta mới có một số ít mặt hàng chủ lực có kim ngạch trên 1 tỉ USD/năm như dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, chưa xuất hiện nhiều mặt hàng mới đạt kim ngạch tới 1 tỉ USD hoặc hơn như những mặt hàng trên.
Xuất khẩu qua trung gian còn lớn, do hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn còn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, cũng như mạng lưới phân phối tại thị trường nước ngoài. Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây có tăng cao, nhưng tập trung chủ yếu ở một số tỉnh, thành phố lớn (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Đà Nẵng), còn các địa phương khác rất thấp, chưa chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là các tỉnh miền núi, các tỉnh có kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Vai trò của khối doanh nghiệp trong nước chưa được phát huy tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đang tỏ ra yếu thế trong hoạt động xuất khẩu, hiệu quả xuất khẩu còn thấp.
Về nhập khẩu:
Tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất các ngành như dệt may, giày dép. Điều đó thể hiện sự phụ thuộc đáng kể của sản xuất vào thị trường cung cấp ở nước ngoài. Sự phụ thuộc về đầu vào này khiến cho nền kinh tế gặp bất lợi mỗi khi giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu chủ yếu của nước ta tăng cao trên thị trường thế giới (như xăng dầu, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên liệu…), làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
Thị trường nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là châu Á - Thỏi Bỡnh Dương nờn cụng nghệ, mỏy múc, thiết bị nhập khẩu đa số là cụng nghệ trung
gian; thị trường Âu - Mỹ còn chiếm tỷ trọng chưa cao nên chưa tiếp cận được nhiều công nghệ nguồn, công nghệ cao; hơn nữa, do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu hàng đã qua sử dụng, mức độ lạc hậu khá lớn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản xuất, làm giảm chất lượng hàng xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh, hơn nữa còn gây tác hại tới môi trường. Nhập siêu vẫn ở mức cao, có những năm xấp xỉ mức 20%, thậm chí vượt quá 20% như năm 2003.
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Việt Nam Dựa Vào Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Của Wef:
- Mức Độ Cạnh Tranh Giữa Các Ngân Hàng Trong Nước
- Xếp Hạng Khả Năng Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng - Tài Chính Việt Nam Và Các Nước Xét Theo Khả Năng Gia Nhập Thị Trường, 2000
- So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Sử Dụng Cơ Sở Hạ Tầng Giữa Việt Nam Và Thái Lan
- Đánh Giá Tác Động Của Kết Cấu Hạ Tầng Tới Năng Lực Cạnh Tranh
- Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Việc tăng trưởng mạnh mẽ có được là do hàng loạt các chính sách cải cách trong quá trình đổi mới trên các lĩnh vực như tự do hoá giá cả, điều chỉnh tỷ giá cho sát với những biến động của thị trường và áp dụng cơ chế lãi suất dương cũng như việc hợp lý hoá hành lang pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, tốc độ tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc sử dụng các yếu tố ban đầu của sản xuất để phục vụ sản xuất và xuất khẩu các hàng hoá sản xuất bởi lao động phổ thông. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời vẫn đảm bảo giá cả phản ánh đúng các điều kiện thị là cần thiết đối với các nhà sản xuất các hàng hoá sơ chế cũng như với những ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông.
Một số yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới và khu vực là:
Chi phí sản xuất:
Chí phí sản xuất ở Việt Nam ngày càng hội tụ với mức của các nước Đông Nam Á khác. Việc giảm giá mạnh của đồng tiền Thái Lan và Indonesia so với đồng tiền Việt Nam từ cuối năm 1997 đã làm thu hẹp khoảng cách
trước đây, khiến cho Việt Nam ngày càng khó thu hút đầu tư từ các nước ASEAN - 4 (Malaysia, Philippines, Indonesia và Thái Lan). Chi phí lao động của Việt Nam tương tự với Indonesia, nhưng lại thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Lương kế toán và thư ký thì ngang với Thái Lan, nhưng lại thấp hơn nhiều so với Malaysia và Philippines, còn lương lái xe thì ngang với ở 4 nước ASEAN đó. Lương công nhân Việt Nam trong những công ty nước ngoài cao, vì nó được tính ra đô la Mỹ, kể cả khi được trả bằng đồng Việt Nam.
Chính sách thương mại ảnh hưởng đến những biện pháp khuyến khích xuất khẩu:
Hoàn thuế và kho ngoại quan: Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu, một cơ chế hoàn thuế đối với đầu vào nhập khẩu được đưa ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Mọi hàng hoá nhập khẩu đều được cất giữ trong các kho ngoại quan được cấp phép và được duyệt. Hàng hoá được phép tạm thời lưu giữ mà chưa nộp thuế trong một giai đoạn là 3 năm. Những hàng hoá lấy ra khỏi kho để sử dụng nước sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và các thuế khác theo mức bình thường. Những hàng được tái xuất hoặc bán cho các tổ chức hoặc cá nhân vận hành các cơ sở miễn thuế được miễn thuế nhập khẩu và các thuế khác. Các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu không phải lúc nào cũng được hưởng những khuyến khích này. Các cuộc thảo luận phi chính thức cũng cho thấy rằng những trở ngại về hành chính quan liêu vẫn còn là những rào cản quan trọng trong việc sử dụng những biện pháp này.
Quỹ tín dụng xuất khẩu: Nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân Việt Nam, chính phủ đã cho thành lập một quỹ tín dụng xuất khẩu (Ngân hàng Thế giới, 2000). Loại quỹ tín dụng này đem lại cho các nhà xuất khẩu lòng tin trong việc tham dò và thâm nhập những thị trường mới cũng như tìm được khách hàng mới trong thị trường hiện có. Ngoài ra, nó cho phép các nhà xuất khẩu đưa ra cho
khách hàng những điều khoản thanh toán thuận lợi. Ba loại quỹ tín dụng đang được đề xuất để bổ sung cho những gì hiện có, trong khi chương trình cải cách ngân hàng 3 năm đang cố định hướng và cơ cấu lại các ngân hàng nhằm cho khu vực tư nhân vay nhiều hơn. Trong đó bao gồm một quỹ tín dụng chung mọi loại doanh nghiệp tư nhân, một quỹ tín dụng xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu tư nhân, và một quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tư nhân. Các cơ quan xúc tiến đang đề xuất chương trình đưa thêm vào một cơ quan xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ, và một trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp tư nhân cần giúp đỡ trong việc cân nhắc và áp dụng công nghệ cho hoạt động của mình.
Kiểm soát ngoại hối: Bắt đầu từ 1998, mọi doanh nghiệp phải gửi 80% thu nhập ngoại tệ của mình vào tài khoản mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước đã hạ mức kết hối xuống 50% vào tháng 8/1999 và sau đó xuống 40% vào tháng 4/2001. Hướng sắp tới sẽ xoá bỏ hoàn toàn những yêu cầu kết hối này.
Khu chế xuất: Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư đã đưa ra nhiều khuyến khích về thuế, thủ tục cấp phép và quản lý theo cơ chế một cửa đối với các nhà đầu tư hoạt động trong khu chế xuất. Với mục tiêu hướng về xuất khẩu, việc thành lập các khu chế xuất tạo ra khả năng và cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trưởng xuất khẩu. Tuy nhiên, những rào cản vô hình mà cụ thể là sự mâu thuẫn của pháp luật và sự chồng chéo về quyền lực giữa Trung ương và địa phương đã làm hạn chế rất nhiều vai trò của khu chế xuất. Để khắc phục tình trạng này, gần đây, Chính phủ đã cho thí điểm mở rộng công năng của một số khu chế xuất nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài và xây dựng các khu chế xuất thành các khu vực kinh tế năng động nhất không chỉ hướng về xuất khẩu mà
còn hướng vào thị trường nội địa với nhiều lợi thế về cạnh tranh (giá sản phẩm, dịch vụ rẻ do tiết kiệm được giá nhân công, cước phí vận chuyển…) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính sách thuế quan:
Thuế quan của Việt Nam đã được giảm một vài lần, song mức trung bình vẫn còn cao và vẫn phản ánh chiến lược mang tính bảo hộ của Chính phủ. Mặc dù thuế suất bình quân gia quyền chỉ ở mức 16%, song một số mặt hàng được bảo hộ cao. Ví dụ, trừ đồ uống còn có cồn còn có mức thuế là 120%, còn thuế suất trung bình áp dụng cho thịt, cá và ra quả là 50%. Độ phân tán của thuế suất danh nghĩa tính bằng độ lệch chuẩn là 19, cho thấy cơ cấu thuế còn gồm rất nhiều thuế suất. Độ phân tán tương đối cao này cho thấy có sự khác nhau lớn về tỷ lệ bảo hộ thực tế giữa các ngành và kết quả là ưu tiên một số ngành này hơn ngành khác. Mọi thuế quan nhập khẩu đều được tính theo giá CIF (giá gồm bảo hiểm và cước vận chuyển) của hàng nhập tại thời điểm giao nhận, và được đổi sang tiền Việt với tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm khai báo. Thuế hải quan được trả bằng tiền mặt hoặc bằng séc có xác nhận rút từ một ngân hàng trong nước.
Thuế quan nói chung là cao và cơ cấu thiếu đồng nhất đã khiến cho tỷ lệ bảo hộ thực tế khác nhau giữa các ngành, và kết quả là ưu đãi một số ngành. Việt Nam vẫn tiếp tục dùng kiểu thuế leo thang từng công đoạn sản xuất, điều này càng củng cố thêm chính sách thay thế nhập khẩu và làm lợi cho những ngành sản xuất ít đem lại lợi ích nhất, ít tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đối với khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam, thuế quan đánh vào đầu vào trong những ngành định hướng xuất khẩu, vô hình chung lại tạo ra những nhân tố làm hạn chế xuất khẩu. Những ngành muốn xuất khẩu thay vì bán trong nước không được bảo hộ bằng thuế quan, lại phải chịu chi
phí đầu vào cao cho những loại đầu vào nhập khẩu. Tác động tiêu cực lớn nhất do chi phí đầu vào cao thể hiện trong ngành dệt may, dầu thực vật, giấy, da, cá và thực phẩm. Mặc dù thuế đánh lên đầu vào là trên nguyên tắc được bù trừ bởi cơ chế hoàn thuế ở Việt Nam, song những trở ngại về hành chính và chậm trễ về thời gian giải quyết công việc đã không khuyến khích sử dụng cơ chế này.
2.2.3.2 Mở cửa đầu tư trực tiếp nước ngoài:
+ Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua:
Trong xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Việc đánh giá đúng những cơ hội và thách thức này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua, dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng khu vực - kinh tế có vốn FDI đã không ngừng mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới. Thể hiện trên một số mặt chính sau đây:
Thứ nhất, dòng chảy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển.
Tính từ năm 1988 đến nay, tại Việt Nam đã có hơn 5.800 dự án có hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 50 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt 34,7 tỷ USD, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996 – 2000 và khoảng 17 – 18% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2001
– 2005.
Sau thời kỳ suy giảm do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong
những năm gần đây đã từng bước phục hồi. Năm 2002 vốn đăng ký mới đạt 2,8 tỷ USD, năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD, năm 2004 đã tăng lên 4,2 tỷ USD và năm 2005 đạt mức kỷ lục 5,8 tỷ USD. Tính chung trong 5 năm (2001-1- 2005), Việt Nam đã thu hút thêm 19,1 tỷ USD vốn đăng ký mới.
Bảng 2.7 Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký qua các năm 2001 - 2005
(Đơn vị: Tỉ USD)
5.8
4.222
3.258
3.128
2.805
6
5
4
3
2
1
0
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, 2006
Đến nay, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó trên 100 tập đoàn lớn thuộc danh sách 500 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới do Tạp chí Forture bình chọn, có đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu phần quan trọng đến từ các nước trong khu vực châu Á. 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam lần lượt là Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, quần đảo Virgin thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Thái Lan và Malaysia.
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đồng hành với công cuộc đổi mới của Việt Nam và đã có những đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 20 năm qua.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại du lịch và tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Thứ năm, ĐTNN có những tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức kinh doanh.
+ Tác động của FDI tới năng lực cạnh tranh quốc gia
Vốn, công nghệ và năng lực quản lý
Các doanh nghiệp FDI được đánh giá là nguồn chuyển giao công nghệ và đầu tư nghiên cứu và phát triển chủ yếu ở Việt Nam trong những năm qua. Nhìn chung các công nghệ của các doanh nghiệp liên doanh đều cao hơn công nghệ đang sử dụng ở Việt Nam và ở mức trung bình của khu vực. Một số dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, sản xuất ô tô, xi măng, sắp thép, điện tử,... thuộc loại tiên tiến so với trình độ công nghệ thế giới. Tuy nhiên, tác động chuyển giao công nghệ và quản lý của FDI trong nhiều trường hợp chưa đạt được yêu cầu mong muốn và tiềm năng công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài chưa được khai thác triệt để; ví dụ như công nghệ sử dụng còn gây ô nhiễm môi trường, đầu tư nghiên cứu và phát triển còn thấp, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và đào tạo chưa đáng kể. Thực hiện mục tiêu tăng chất lượng đầu tư để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện vốn trong nước còn hạn chế, đầu tư nước ngoài với ưu thế về công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến được xem là một trong những lực lượng quan trọng nhất để đạt được mục tiêu này. Như vậy có thể thấy rằng khai thác tốt hơn tiềm năng về công nghệ và quản lý của đầu tư nước ngoài cần được chú ý để nâng cao tiềm lực công nghệ của quốc gia.