Mức Độ Cạnh Tranh Giữa Các Ngân Hàng Trong Nước



Về tính thống nhất: Khung pháp luật thiếu tính thống nhất, có sự chia cắt, mâu thuẫn, chồng chéo giữa pháp luật về dân sự, pháp luật về kinh tế, thương mại, v.v… giữa luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về tính khả thi: Mức độ khả thi thấp thể hiện trên 3 phương diện chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong một số văn bản pháp luật của Việt Nam có khá nhiều quy định về nguyên tắc chung như “Nhà nước có chính sách...", "Nhà nước bảo đảm...". Các quy định như vậy chưa thể hiện các quy phạm pháp luật đảm bảo thực hiện chính sách đề ra.

Thứ hai, vì luật chỉ quy định chung nên Chính phủ, các bộ, ngành phải ban hành một số lượng lớn các văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, các văn bản hướng dẫn thường được ban hành chậm và nhiều khi hướng dẫn không cụ thể nên khó áp dụng. Trong khá nhiều trường hợp một số Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố đã hướng dẫn mâu thuẫn với luật, pháp lệnh và nghị định, làm hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, nhiều quy định của pháp luật chưa sát thực tế hoặc thiếu các cơ chế để thi hành, vì vậy khó đi vào cuộc sống.

Về hiệu lực thi hành: Luật chỉ có hiệu lực thi hành trên thực tế khi có nghị định, thông tư hướng dẫn. Trong khi đó, văn bản quy định thời gian có hiệu lực quá ngắn ngay sau khi được ban hành, thậm chí có hiệu lực trước khi ban hành nên người thực hiện không có thời gian chuẩn bị.

Về tính minh bạch: Tuy đã có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng nói chung, chỉ một số luật, pháp luật và nghị định của Chính phủ là bảo đảm được sự tham gia rộng rãi của nhiều tổ chức và cá nhân. Việc đăng


công báo thường chậm, thậm chí có cơ quan không gửi đăng công báo một số văn bản đã ban hành.

+ Thực thi luật pháp và chính sách kinh tế


Việc thực thi luật pháp và chính sách kinh tế có chưa xây dựng được cơ chế thi hành pháp luật, chưa quan tâm đúng mức đến các điều kiện về tổ chức, nhân sự và tài chính để bảo đảm thi hành pháp luật.

Nguyên tắc pháp quyền chưa được quán triệt và vận dụng vào việc thực thi luật pháp và chính sách kinh tế của một số cơ quan, một bộ phận cán bộ và công chức. Việc giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp có nơi, có lúc còn chưa căn cứ vào pháp luật, chưa đúng pháp luật dẫn đến tình trạng khiếu kiện nhiều. Một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm pháp luật chưa bị xử lý kịp thời, nghiêm minh, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước.

Công tác thông tin pháp luật chưa kịp thời, chính xác, cập nhật. Chưa có cơ chế trách nhiệm vật chất đối với thông tin sai, thông tin không đầy đủ. Chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác thông tin pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn nặng về phong trào, hình thức, chưa chú trọng xây dựng một hệ thống tư vấn và trợ giúp pháp lý hữu hiệu giúp công dân, tổ chức và doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.1.1.2 Năng lực của chính phủ


Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Chính phủ 1992 đã xác định "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất”. Luật Tổ chức Chính phủ 1992 đã phân biệt rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ


quan ngang Bộ, quy định rõ hơn chế độ trách nhiệm tập thể Chính phủ và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và từng thành viên Chính phủ. Chính phủ theo Luật hiện hành vừa đề cao chế độ tập thể vừa chú ý phát huy vai trò của người đứng đầu Chính phủ.

Về mặt tổ chức, cơ cấu bộ máy chính phủ đã sắp xếp lại gọn hơn, giảm bớt số Bộ, cơ quan ngang Bộ, đồng thời còn giảm mạnh số đầu mối thuộc Chính phủ.

Bộ máy quản lý kinh tế trong hệ thống hành pháp đã bước đầu được tổ chức lại theo hướng hình thành các Bộ quản lý tổng hợp, thu gọn đầu mối các cơ quan trực thuộc Chính phủ; việc phân cấp quản lý cũng được chú ý hơn.

Thủ tục hành chính bước đầu được đổi mới theo hướng tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.

Bước đầu chú ý hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhà nước.


Về công tác quản lý nhà nước và sự điều hành của Chính phủ đã bám sát và nhạy bén hơn với diễn biến của tình hình. Đã có sự tăng cường quan hệ tiếp xúc, đối thoại giữa các cơ quan Chính phủ với các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh.

Các cấp chính quyền địa phương nói chung đã có nhiều chuyển biến trong việc phân công, phối hợp các sở, ngành, quan tâm cải cách hành chính, giáo dục cán bộ, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhân dân.


Ngoài việc xác định đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và phương thức quản lý, thì đổi mới bộ máy nhà nước phù hợp với chức năng và phương thức quản lý đã được xác định.

Với vị trí, vai trò của mình Chính phủ đã phát huy tốt vai trò là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất trong quản lý, điều hành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thể hiện rõ hơn tính chủ động, độc lập tương đối trong việc thực thi quyền hành pháp. Đã có sự đổi mới quan trọng về vai trò, chức năng, trách nhiệm của tổ chức, bộ máy Chính phủ, các Bộ và cơ quan hành chính các cấp địa phương cho phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.

+ Một số tồn tại:


Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, năng lực quản lý và hiệu lực của bộ máy Chính phủ còn tồn tại nhiều yếu kém, tác động tiêu cực không nhỏ tới kết quả đổi mới thời gian qua và đòi hỏi phải được giải quyết một cách có hiệu lực trong thời gian tới.

Trong thời gian qua cải cách hành chính diễn ra chậm chạp và mới chủ yếu dừng lại ở khâu cải cách thủ tục hành chính. Cải cách ở các khâu khác như đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, đổi mới phương thức điều hành của Chính phủ, tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế v.v... đạt được ít tiến bộ hơn so với cải cách kinh tế và là thách thức lớn nhất hiện nay. Những yếu kém chủ yếu trong lĩnh vực này là:

Bộ máy Chính phủ hiện nay vẫn còn biểu hiện quan liêu, cục bộ, kém kỷ luật; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, thậm chí có hiện tượng tranh chấp nhau về một số công việc nhưng lại đùn đẩy cho nhau một số công việc khác;


chưa gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cơ quan, từng cán bộ trong bộ máy; sự phối hợp công việc giữa các ngành, các cấp, các tổ chức khác nhau còn yếu; chưa tách bạch cơ chế quản lý cho tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp;

Phân cấp, phân quyền là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên tắc rõ ràng cho việc phân cấp, phân quyền. Việc chậm trễ trong phân cấp, duy trì tính tập trung bất hợp lý ở một số lĩnh vực kinh tế đã hỗ trợ cho việc tiếp tục duy trì cơ chế “bao cấp”, “xin-cho”, tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển.

Tình trạng kỷ luật hành chính lỏng lẻo đang diễn ra trong bộ máy nhà nước, không những gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp, mà còn làm giảm lòng tin của doanh nhân đối với hiệu lực quản lý, điều hành của Chính phủ.

Một số bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố tuỳ tiện ban hành văn bản pháp quy trái với đường lối đổi mới của Đảng, trái với hệ thống pháp luật hiện hành (kể cả thông tư và những văn bản chỉ đạo buộc người dân và các doanh nghiệp phải thực hiện). Một biểu hiện kỷ luật lỏng lẻo khác là trong hoạt động công vụ, một số cơ quan chức năng không thi hành đúng các văn bản pháp luật và sự chỉ đạo của cấp trên hoặc tuỳ tiện đặt thêm những thủ tục sai trái, gây khó dễ cho nhân dân hoặc doanh nghiệp nhằm trục lợi bất chính cho tổ chức hoặc cá nhân công chức.

Có những vụ, việc khiếu nại của doanh nghiệp mà bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố để chậm trễ, kéo dài, không xử lý dứt điểm hoặc xử lý không đúng pháp luật, bị đùn đẩy qua nhiều cơ quan hoặc bị hình sự hoá.


2.2.2 Tài chính - ngân hàng


Hội nhập kinh tế quốc tế là một hướng đi đúng đắn và quan trọng làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt Việt Nam trước những thách thức lớn, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; tăng cường khả năng và tư duy xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế; mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế. Bên cạnh những cơ hội, nhiều thách thức đang đặt ra đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam đòi hỏi cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, có khả năng cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đánh giá mức độ cạnh tranh hiện tại trong khu vực tài chính - ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu sau đây:

2.2.2.1 Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước


Nhìn chung, mức độ cạnh tranh giữa các chủ thể trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam còn quá thấp do sự tập quyền, độc quyền nhóm (xét theo mức độ tập trung tài sản, khả năng gia nhập thị trường, cấu kết giữa các ngân hàng) của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam chiếm hơn 80% tài sản của hệ thống ngân hàng trong khi số lượng ngân hàng khác không ít (xem Bảng 2.4)

Các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm tỷ trọng áp đảo lượng vốn cho vay và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam: các ngân hàng thương mại quốc doanh nắm giữ tới 99% lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm của dân cư. Cạnh tranh không bình đẳng còn diễn ra giữa ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài: ngân hàng nước ngoài không được phép nhận tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất làm thế chấp từ các doanh nghiệp trong nước; không được đặt máy rút tiền tự động, chỉ được phép huy động không quá 25% vốn bằng VND... Điều đáng lưu ý là tỉ trọng tiền gởi và cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh tuy còn lớn, song tỷ trọng giảm dần, trong khi lại gia tăng đối với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bảng 2.4 Cấu trúc của hệ thống tài chính Việt Nam, 1992-2001



1995

1996

1997

1998

2001

1. Số lượng ngân hàng

75

83

83

82

89

Ngân hàng thương mại nhà

nước


4


4


4


4


6

Ngân hàng liên doanh

4

4

4

4

4

Ngân hàng thương mại cổ phần


48


52


52


51


47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong Pháp luật lao động Việt Nam - 5


Chi nhánh ngân hàng nước ngoài


19


23


23


23


31

2. Tổ chức tài chính phi ngân hàng






Công ty tài chính

2

2

2

2

7

Công ty bảo hiểm

2

3

3

3

-

Quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng nhân dân


624


907


956


956


959


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, IMF, 1999; UBQGVHN, 20011


Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam dường như bị phân chia theo khách hàng phục vụ. Đối tượng của các ngân hàng thương mại quốc doanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân lớn và khu vực nông nghiệp. Ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phục vụ chủ yếu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu cho vay khu vực tư nhân vừa và nhỏ. Như vậy, trong một thị trường bị phân đoạn, cạnh tranh hầu như không ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngay giữa các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ giới hạn trong cạnh tranh về lãi suất.

Khả năng cạnh tranh của khu vực tài chính - ngân hàng Việt Nam còn hạn chế một phần còn do khả năng gia nhập thị trường đối với các ngân hàng ngoài quốc doanh rất hạn chế, đặc biệt là ngân hàng tư nhân, và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (xem Bảng 2.5). Mặc dù thời gian gần đây dường như có sự nới lỏng hơn về khả năng gia nhập thị trường và lĩnh vực hoạt động đối với ngân hàng nước ngoài


1 Số liệu tham khảo từ Dự án VIE 01/025 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023