Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


ĐINH THỊ NGỌC HÀ


BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

KHOA LUẬT


Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 1

ĐINH THỊ NGỌC HÀ


BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TSKH NGUYỄN MINH TUẤN

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực. Tôi đã hoà n thà nh tất cả cá c môn hoc và thanh toá n tất

cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đai Nôị .

hoc

Quốc gia Ha

Vây

tôi viết lờ i cam đoan nà y đề nghi ̣Khoa Luât

– Đại học Quốc gia

Hà Nội xem xét để tôi có thể thực hiện bảo vệ Luận văn.


Tôi xin chân thà nh cảm ơn !


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đinh Thị Ngọc Hà

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: 9

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ 9

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC 9

1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời Lê Sơ 9

1.1.1 Về chính trị - xã hội 9

1.1.2. Về kinh tế 13

1.1.3. Về văn hóa - tư tưởng 16

1.1.4. Về giáo dục đào tạo 18

1.2. Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ; Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 21

1.2.1. Khái quát hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê Sơ 21

1.2.2. Ảnh hưởng của pháp luật Trung Quốc đến pháp luật Việt Nam thời Lê sơ và Bộ luật Hồng Đức 24

1.2.3. Quá trình xây dựng và ban hành Bộ luật Hồng Đức 26

1.2.3.1. Thời điểm ban hành của Bộ luật Hồng Đức 26

1.2.4.Tư tưởng và sự thể hiện các tư tưởng về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 28

Chương 2: 35

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ 35

TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC 35

2.1. Bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 35

2.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức 37

2.1.1.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong lĩnh vực pháp luật hình sự 37

2.1.5. Trách nhiệm quan lại trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế 62

2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ . 65

2.2.1. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Trung Hoa cùng thời kỳ 66

2.2.2. Những giá trị tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ các nhóm xã hội yếu thế trong sự so sánh với pháp luật Tây Âu cùng thời kỳ 71

Chương 3: 75

GIÁ TRỊ KẾ THỪA TỪ QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI 75

CÁC NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC 75

VÀ KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ ĐÓ TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NHÓM XÃ HỘI YẾU THẾ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 75

3.1. Nhận diện các giá trị kế thừa từ quy định bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức 75

3.2. Giá trị kế thừa từ những quy định về bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức 77

3.2.1. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức 77

3.2.2. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người phạm tội trong Bộ luật Hồng Đức 79

3.2.3. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của người già, trẻ em trong Bộ luật Hồng Đức 80

3.2.4. Giá trị kế thừa từ những quy định bảo vệ quyền lợi của những đối tượng yếu thế khác trong Bộ luật Hồng Đức 81

3.3. Thực tiễn xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay 82

3.3.1. Thực tiễn xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay 82

3.3.2. Thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế 86

3.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay 89

3.4.1. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 90

3.4.2. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong giai đoạn hiện nay 96

3.4.3. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay 103

3.4.4. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, người phạm tội trong giai đoạn hiện nay 106

3.4.5. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay 112

3.4.6. Kế thừa những giá trị của Bộ luật Hồng Đức trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay 115

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được rất nhiều những thành tựu lớn lao cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đất nước đã bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Không những đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao mà quyền con người, quyền dân chủ, tự do cũng ngày càng được coi trọng. Trong thời đại ngày nay việc coi trọng và đảm bảo quyền con người còn được coi là tiêu chí để đánh giá sự văn minh, phát triển của một quốc gia. Trong xu thế chung của thế giới và thực hiện con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là đi lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…nhà nước ta luôn coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về quyền con người nói riêng. Ngay từ khi thành lập, Đảng và nhà nước ta luôn cố gắng hướng đến việc xây dựng một nhà nước mạnh trên nhiều lĩnh vực, tất cả vì hạnh phúc của con người. Tuy vậy do điều kiện chiến tranh kéo dài và nhiều khó khăn thời kỳ hậu chiến cũng như việc chậm triển khai đường lối đổi mới toàn diện nên việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như bảo đảm trên thực tế các quyền con người nói chung và quyền của nhóm xã hội yếu thế nói riêng vẫn chưa thể thực hiện được. Mặc dù vậy Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận rất nhiều những công ước quốc tế về quyền con người, quyền của nhóm xã hội yếu thế và ngày càng quan tâm đến việc hiện thực hóa những quyền đó. Trong thời điểm hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về nhân quyền là một trong những nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đối với nước ta nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như văn hóa – xã hội. Đảm bảo yêu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Mặt khác, nghiên cứu toàn diện các vấn đề lịch sử, đặc biệt là lịch sử và truyền thống pháp lý của dân tộc, những kinh nghiệm cũng như thành tựu lập pháp

1

của ông cha để lại cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy truyền thống lịch sử. Khẳng định tính độc lập, đa dạng, phong phú, độc đáo và những giá trị văn minh của đất nước, văn hóa, con người Việt Nam từ đó khẳng định, kế thừa và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, tiếp tục phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Lê) là sự kết tinh văn hóa pháp lý và sự sáng tạo của thời Lê sơ. Bộ luật này không chỉ là đỉnh cao trong những thành tựu pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam mà còn là công trình mang đậm bản sắc văn hóa pháp lý và tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế sẽ góp phần khẳng định một lần nữa các giá trị lịch sử, văn hóa và pháp lý của Bộ luật Hồng Đức. Đồng thời cũng khẳng định tính độc lập, nhân văn, tiến bộ của Bộ luật này và nền pháp lý Việt Nam trong sự so sánh với một số nền pháp lý của Trung Quốc và Tây Âu cùng thời kỳ. Qua đó góp phần phát hiện các giá trị quan trọng để kế thừa, tiếp thu, phát huy những giá trị và kinh nghiệm đó vào việc xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế nói riêng. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Vì những lý do đó, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. Trong bối cảnh hiện nay việc nghiên cứu này là cần thiết và có thể thực hiện được.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Bộ luật Hồng Đức đã được rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình tiêu biểu và có giá trị lớn nghiên cứu về nội dung và giá trị của Bộ luật này. Một số công trình có giá trị mà các nhà nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện có thể kể đến là Insun Yu với cuốn “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XII-XIII”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994; Công trình nghiên cứu “Hệ thống pháp luật triều Lý và Triều Trần của Việt Nam, mối quan hệ giữa Đường luật và Lê Triều Hình Luật” của tác giả Insun Yu, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 1/2011; hay cuốn “Các


2

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023