Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 2

vấn đề về pháp luật và thể chế” của Yamamoto Tatsuro…và nhiều nghiên cứu khác nữa ở các cấp độ và góc độ khác nhau.

Ở trong nước cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều tác phẩm tiêu biểu về Bộ luật Hồng Đức như các tác phẩm Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, một tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực như văn học, địa lý, lịch sử, chính trị và pháp luật…trong đó có nhiều nội dung nói về tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật thời Lê sơ hay như Bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng đã có nhiều nội dung đề cập đến vấn đề tổ chức chính quyền và pháp luật thời phong kiến đặc biệt là thời kỳ trước triều Nguyễn. Ngoài hai công trình kể trên, từ sau năm 1945 còn có nhiều công trình nghiên cứu nữa đề cập đến Bộ luật Hồng Đức như tác phẩm Dân luật khái luận xuất bản năm 1960; Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng xuất bản năm 1973 của tác giả Vũ Văn Mẫu. Tác phẩm Pháp chế sử xuất bản năm 1974 của tác giả Vũ Quốc Thông; Tác phẩm Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam của tác giả Đinh Gia Trinh, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1968; Cuốn “Cổ luật Việt Nam lược khảo”, nhà xuất bản Đại học luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn 1969; Cuốn “ Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử”, nhà xuất bản Đại học luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn 1973 trình bày một cách hệ thống và chi tiết về nền cổ luật Việt Nam và phân tích, đánh giá nhiều nội dung trong Bộ luật Hồng Đức.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới về mọi mặt, cùng với việc phát triển kinh tế, văn hóa là quá trình đổi mới tư duy, nhận thức, quan điểm của Đảng. Đánh giá lại những vấn đề liên quan đến các giá trị văn hóa và pháp luật truyền thống trong đó có việc nghiên cứu kỹ hơn về cổ luật Việt Nam đặc biệt là Bộ luật Hồng Đức. Đồng thời với việc nghiên cứu để tìm ra các giá trị mới, nhà nước Việt Nam cũng đã tìm kiếm những tác phẩm của các học giả nước ngoài nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức và lịch sử Việt Nam thời Lê sơ. Một số công trình tiêu biểu của thời kỳ này có thể kể đến Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV – Thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, 1994 do tác giả Đào Trí Úc chủ biên; Công trình này đã tái hiện một phần của lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII; tái hiện nhiều văn bản pháp luật của nhà nước phong kiến triều Lê, một số chỉ dụ, sắc dụ, chiếu chỉ của nhà nước qua sự sưu tầm, biên dịch của nhiều nhà khoa học, nhiều học giả nổi tiếng. Công trình này đã làm sáng tỏ nhiều

vấn đề liên quan đến quá trình pháp điển hóa pháp luật Việt Nam và nhiều nội dung liên quan đến Bộ luật Hồng Đức.

Một công trình nghiên cứu nổi tiếng nữa là cuốn “Lê Thánh Tông con người và sự nghiệp”. Đây là công trình nghiên cứu gồm nhiều báo cáo khoa học được trình bày tại cuộc Hội thảo quốc gia nhân dịp kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông. Nhiều vấn đề liên quan đến thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thánh Tông đã được đề cập đến trong đó có vai trò của ông trong việc xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Hồng Đức – công trình lập pháp tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

Năm 2004, Công trình chuyên khảo: “Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá trị” do Tiến sĩ Lê Thị Sơn chủ trì thực hiện với 16 bài nghiên cứu của nhiều tác giả đã được công bố. Công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề về nội dung, hình thức và những giá trị lịch sử của Bộ luật Hồng Đức trong hệ thống pháp luật Việt Nam phong kiến và lịch sử lập pháp Việt Nam.

Năm 2007, Hội thảo quốc gia tại Thanh Hóa do Bộ tư pháp chủ trì với chủ đề “Quốc triều hình luật – những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học, các luật gia và nhân dân. Những báo cáo khoa học được trình bày tại hội thảo đã được tổng hợp thành một công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về Lê Thánh Tông và Bộ luật Hồng Đức. Đây là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến nội dung, hình thức, giá trị lập pháp và nhiều giá trị lịch sử cũng như đương đại của Bộ luật Hồng Đức có thể vận dụng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Năm 2014, Công trình chuyên khảo Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội 2014 do Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn và Tiến sĩ Mai Văn Thắng đồng chủ biên đã phân tích, làm rõ nhiều đặc trưng, giá trị lịch sử và pháp lý về nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người qua đó làm rõ nhiều giá trị đương đại cần kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài những công trình lớn của tập thể các tác giả có uy tín còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của cá nhân các tác giả có liên quan đến đề tài này

như: Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt Nam thời kì phong kiến, Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2008 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; Kế thừa những giá trị trong tư tưởng về nhà nước của Lê Thánh Tông, Nhà nước và Pháp luật, Số 12/2007; Mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong quan niệm cai trị của Lê Thánh Tông - một vài suy ngẫm từ lịch sử, Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2010 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương và Trương Vĩnh Khang; Một vài suy nghĩ về tiến trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, số 9(281)/2011 của tác giả Đỗ Đức Minh; Những ảnh hưởng tích cực của Nho giáo trong Quốc Triều Hình Luật triều Hậu Lê, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà nội số 4/2004; Nét độc đáo của quy phạm pháp luật trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 33 (118) tháng 3/2008 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó còn có nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Bộ luật Hồng Đức như: Tư tưởng đức trị, pháp trị và sự kết hợp đức trị và pháp trị trong đường lối cai trị của nhà nước phong kiến hậu Lê, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000 của tác giả Vũ Thị Nga; Tư tưởng chính trị - pháp lí ở làng xã cổ truyền và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2003 của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; Quốc triều hình luật – các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2013 của tác giả Lương Văn Tuấn….

Những công trình nghiên cứu đó đã cung cấp rất nhiều hiểu biết và tư liệu quý cho tôi hoàn thành luận văn này.

Bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức và giá trị kế thừa - 2

Như vậy, Bộ luật Hồng Đức đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau. Những kết quả nghiên cứu đó đã góp phần làm sáng tỏ những giá trị của Bộ luật Hồng Đức về nội dung, kỹ thuật lập pháp, giá trị đương đại và những bài học kinh nghiệm sâu sắc, phong phú trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3. Mục đích của luận văn

Một là: nghiên cứu Bộ luật Hồng Đức để tìm ra những quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế, từ đó khẳng định tính độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức so với pháp luật Trung Hoa và Tây Âu cùng thời kỳ.

Hai là: khẳng định giá trị từ những quy định bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức và tiếp thu, kế thừa những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Làm sáng tỏ bối cảnh ra đời của Bộ luật Hồng Đức

- Phân tích và làm rõ các nội dung mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức.

- Tìm ra những cơ sở để khẳng định tính độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức

- Tìm ra những luận cứ để khẳng định giá trị kế thừa từ những quy định mang tính bảo vệ quyền lợi cho nhóm xã hội yếu thế và kế thừa những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay.

5. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của Bộ luật Hồng Đức liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế.

6. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn không tập trung nghiên cứu tất cả các nội dung của Bộ luật Hồng Đức mà chỉ hướng tới phân tích những quy định nào liên quan đến quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế thể hiện trong Bộ luật này.

Do điều kiện thời gian và phạm vi của một Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tác giả luận văn cũng chỉ tập trung phản ánh trung thực các quy định pháp lý cụ thể của Bộ Luật Hồng Đức, chứ chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu, đánh giá thực tiễn thực thi những quy định này ra sao ở thời điểm Bộ luật Hồng Đức có hiệu lực.

7. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận để nghiên cứu luận văn: dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu: dựa trên các phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, hệ thống…dựa trên việc nghiên cứu những sử liệu, thư tịch cổ, những tư liệu lịch sử và các nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học.

8. Những điểm mới của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu về những quy định của Bộ luật Hồng Đức với việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế là người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người tâm thần, người phạm tội, người dân tộc thiểu số…Qua đó khẳng định những giá trị độc lập, nhân đạo, tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức và tiếp thu những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay. Luận văn có một số điểm mới như sau:

- Thứ nhất, luận văn đã phân tích một cách toàn diện những quy định của Bộ luật Hồng Đức với vấn đề bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội yếu thế. Theo tìm hiểu của tác giả luận văn, những nghiên cứu trước đây của các tác giả khác mới chỉ đề cập đến quy định của Bộ luật Hồng Đức với việc bảo vệ quyền lợi của một đối tượng nhất định nào đó, chẳng hạn như phụ nữ, người già và trẻ em hay đối với người phạm tội là những nhóm đối tượng nhỏ hoặc nghiên cứu những quy định của Bộ luật Hồng Đức về quyền con người nói chung mà chưa có nghiên cứu nào đề cập tới toàn bộ các đối tượng trong nhóm xã hội yếu thế.

- Thứ hai, khác với cách tiếp cận thông thường, tác giả luận văn có sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu lịch sử pháp luật. Để có cái nhìn biện chứng, tác giả luận văn đã so sánh những quy định của Bộ luật Hồng Đức trong vấn đề này với pháp luật của Trung Hoa – với tư cách là hệ thống pháp luật có những đặc điểm kinh tế - xã hội tương đồng và có ảnh hưởng lớn đến pháp luật Việt Nam. Đồng thời so sánh với pháp luật Tây Âu – với tư cách là một hệ thống pháp luật lớn, tiến bộ và có ảnh hưởng nhiều đến pháp luật hiện đại của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Tất nhiên là sự so sánh với pháp luật Trung Hoa và Tây Âu trong cùng thời điểm Bộ luật Hồng Đức ra đời

- Thứ ba, tác giả luận văn đã chỉ ra các giá trị kế thừa từ các quy định của Bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm xã hội yếu thế và và tiếp thu

những giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi nhóm xã hội yếu thế ở Việt Nam hiện nay.

9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận, nhận thức về truyền thống pháp lý và lịch sử lập pháp của Việt Nam cũng như vai trò của nó đối với hiện tại. Luận văn cũng góp phần vào việc khẳng định, khai thác và phát huy các giá trị trong di sản văn hóa dân tộc, nhất là truyền thống pháp lý Việt Nam. Từ đó góp phần nhỏ bé vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện, tiến bộ, văn minh, hiện đại hơn.

10. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Hoạt động xây dựng pháp luật thời Lê sơ và sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức

Chương 2: Bảo vệ quyền lợi các nhóm nhóm xã hội yếu thế trong Bộ luật Hồng Đức.

Chương 3: Giá trị kế thừa từ quy định bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế của Bộ luật Hồng Đức và kế thừa các giá trị đó trong quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi các nhóm xã hội yếu thế trong pháp luật Việt Nam hiện nay.

Chương 1:

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THỜI LÊ SƠ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC


1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời Lê Sơ

1.1.1 Về chính trị - xã hội

Năm 1428, sau hơn 10 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ dưới sự lãnh đạo của người anh hùng đất Lam Sơn là Lê Lợi, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã giành được thắng lợi. Một triều đại mới ra đời – triều Hậu Lê với hai giai đoạn phát triển là thời Lê sơ và Lê trung hưng (Lê mạt). Thời Lê sơ trải qua 10 đời vua, khởi đầu là vua Lê Thái Tổ (1428-1433) đến đời vua Lê Cung Hoàng (1522- 1527). Như vậy thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, đây là thời kỳ các vua Lê nắm được trọn vẹn quyền hành và cũng là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam mà giá trị cũng như ảnh hưởng của nó còn mãi về sau này.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt [9, tr.71] đại xá cho cả nước. Tha tô thuế các loại cho nhân dân trong 2 năm, miễn sai dịch cho những người gìa cả, định công trạng cho những người tham gia khởi nghĩa và đưa ra các chủ trương, biện pháp để quản lý đất nước, ổn định đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.

Triều Lê lúc mới lên được tổ chức và hoạt động theo quan chế của nhàTrần[4,tr 9-21]. Tuy nhiên chính thể quân chủ chuyên chế đã nhanh chóng được xác lập và đi vào hoạt động ổn định. Vua Lê Thái Tổ đã củng cố, sắp xếp lại đội ngũ quan lại để thực thi quyền lực của mình. Bên cạnh việc phong tước cho những tướng lĩnh đã có công trong cuộc kháng chiến vua còn xuống chiếu tiến cử người hiền tài hay cho phép “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước hoặc không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay sĩ thứ, lấy tài đức là hơn[11,tr102]. Bên cạnh đó, vua cũng cho ban hành quy định luật lệ về kiện tụng, về phong tước và phẩm trật cho các quan. Tiến hành khảo xét các quan, lệnh chỉ cho các quan viên chuẩn bị thi kinh sử,

quan võ thì hỏi về võ kinh, pháp lệnh, kỳ thư… Đồng thời mở khoa thi “Hoành từ” để tìm kiếm người tài bổ sung vào bộ máy nhà nước bên cạnh các quan lại vốn phần nhiều xuất thân từ võ tướng trung thành, dũng mãnh, dầy dạn kinh nghiệm trong chiến tranh, giỏi điều binh khiển tướng nhưng lại thiếu kinh nghiệm và sự mềm dẻo trong quản lý, cai trị đất nước. Đây là thời kỳ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và củng cố đất nước, củng cố nền chính sự, địa vị và thế lực của triều đình nhà Lê. Tuy nhiên do thời gian trị vì của Lê Thái Tổ quá ngắn (5 năm), chính quyền mới được thành lập chưa đi vào hoạt động ổn định lại xảy ra những vụ việc thảm sát công thần, thay ngôi thái tử, nhiều người thực sự có tài đức chưa được trọng dụng nên hoạt động của triều đình nhà Hậu Lê chưa thực sự hoạt động một cách hiệu quả. Mặt khác tình trạng kéo bè kết đảng, cậy thế công thần cũng là một trong những vấn nạn chưa thể dẹp bỏ có thể gây ra nhiều mối họa về sau của thời kỳ này.

Năm 1433 Lê Thái Tổ mất, con thứ là Lê Nguyên Long nối ngôi vua tức là vua Lê Thái Tông (1433-1442).

Lúc lên ngôi vua mới 11 tuổi có các quan đại thần là Đại Tư đồ Lê Sát, Tư khấu Lê Ngân, Đô đốc Phạm Văn Vấn làm phụ chính. Đây là những vị công thần, những vị tướng có công lớn trong việc gây dựng nên triều Hậu Lê và được Lê Thái Tổ rất tin tưởng ủy thác phò trợ vua nhỏ trước lúc băng hà. Tuy nhiên do xuất thân võ tướng, ít học, nóng tính, cố chấp nên không thu phục được lòng người. Các vị đại thần này thường tỏ ra đa nghi, kết vây cánh, lũng đoạn triều đình gây ra cảnh lục đục, chia rẽ trong triều, có nhiều biểu hiện lạm quyền, chuyên quyền…sau này không được vua Lê Thái Tông tin dùng.

Lúc lên ngôi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng vua đã tỏ ra là một ông vua có tính thông minh, quyết đoán, trọng dụng các đại thần chính trực như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt và giáng chức, khép tội chết với những đại thần lạm quyền, chuyên quyền như Lê Sát, Lê Ngân. Ông cũng là người rất quan tâm đến việc tuyển chọn người hiền tài làm quan trong triều nhưng đáng tiếc là ông mất khi còn quá trẻ, khi những cải cách mà ông đưa ra chưa thực sự phát huy được hiệu quả và cái chết của ông còn gắn liền với vụ án lớn Lệ Chi Viên dẫn đến việc tru di tam tộc đại gia đình của Nguyễn Trãi, một vị công thần chính trực có công lớn với đất nước. Đồng

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí