Số Bị Can Viện Kiểm Sát Không Phê Chuẩn Lệnh Giam Và Bắt Tạm Giam

giữ, năm 2012 có 296 trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ tạm giữ và 237 trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, năm 2013 có 246 trường hợp Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ tạm giữ và 97 trường hợp Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ [36].

Bên cạnh đó, việc quy định thời hạn tạm giữ được tính từ khi CQĐT nhận được người bị bắt trong khi thẩm quyền ra quyết định tạm giữ thì ngoài Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT còn có: Người chỉ huy đơn vị bộ đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tầu bay, tầu biển khi tầu bay, tầu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng và Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển. Như vậy, trong trường hợp một người bị tạm giữ bởi quyết định tạm giữ của những người nêu trên thì thời hạn họ bị tạm giữ từ khi có quyết định tạm giữ đến khi họ được chuyển cho CQĐT theo thẩm quyền sẽ được tính như thế nào? Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì khoảng thời gian một người bị những người không phải Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT ra quyết định tạm giữ đến khi người đó được bàn giao cho CQĐT không được tính vào thời hạn nào.

- Trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ, các cơ quan THTT cũng đã đảm bảo được các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng, tuy nhiên về thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ còn để xảy ra trường hợp quá thời hạn luật định đã ảnh hưởng đến quyền con người của những người bị áp dụng. Cụ thể: năm 2010 có 121 lượt quá hạn tạm giữ, năm 2011 có 131 lượt, năm 2012 có 165 lượt và năm 2013 có 161 lượt quá hạn, cá biệt còn có trường hợp quá hạn tạm giữ đến 25 ngày (trường hợp Vương Xuân An - Sinh năm: 1991, bị bắt khẩn cấp về hành vi: “không tố giác tội phạm” tại Thành phố Hồ Chí Minh) thậm chí quá hạn tạm giữ đến 92 ngày (xảy ra vào năm 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh) [36].

- Thứ ba: Biện pháp tạm giam

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được áp dụng với bị can, bị cáo khi có căn cứ theo quy định của BLTTHS nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục thực hiện tội phạm, trốn tránh pháp luật hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Khi áp dụng biện pháp luôn dẫn đến việc hạn chế quyền tự do của cá nhân, hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền tự do đi lại, quyền bầu cử, ứng cử…; người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định mà với một số trường hợp có thể rất dài (có thể lên đến mười sáu tháng). Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” đã nêu rõ nhiệm vụ cần đổi mới biện pháp tạm giam với ba nội dung quan trọng là: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; Hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; Thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam” [4]. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người và phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới. Qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về biện pháp tạm giam và tình hình áp dụng biện pháp tạm giam dưới góc độ bảo vệ quyền con người chúng tôi thấy có những bất cập, hạn chế như sau:

+ Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 BLTTHS thì căn cứ duy nhất để áp dụng biện pháp tạm giam là: “Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng” mà không cần xem xét việc bị can, bị cáo có thể bỏ trốn gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan THTT hay không? Có tiếp tục phạm tội hay không? Như vậy, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định khung hình phạt cao nhất là

mười lăm năm, tù chung thân hoặc tử hình thì họ sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam mà không cần phải có thêm căn cứ nào khác.

+ Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003: “Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội” [30] thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam. Việc quy định như trên sẽ dẫn đến vấn đề là hiểu như thế nào là “BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm”? Có ý kiến cho rằng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm được hiểu là tội phạm mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên hai năm tù. Do đó, đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt chỉ đến hai năm tù thì không được phép áp dụng biện pháp tạm giam [38]. Như vậy, đối với những trường hợp bị can, bị cáo tuy bị khởi tố ở khung hình phạt có mức phạt tù dưới hai năm nhưng cố tình trốn tránh, tìm mọi cách xóa dấu vết của tội phạm, mua chuộc, đe dọa người làm chứng, thông cung hoặc kể cả việc họ có thể tiếp tục phạm tội… thì cơ quan THTT có được áp dụng biện pháp tạm giam không? Nếu áp dụng thì sẽ không đúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 nêu trên, nếu không áp dụng thì có thể dẫn đến tình trạng người phạm tội sẽ gây khó khăn cho các hoạt động tố tụng, hoặc lại tiếp tục thực hiện tội phạm xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và như vậy nhiệm vụ của BLTTHS sẽ không đạt được.

+ Về thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử

Theo quy định tại Điều 177 của BLTTHS năm 2003 thì thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 176 của BLTTHS

năm 2003 thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính kể từ ngày Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên toà nhận được hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 không quy định trong thời gian bao lâu, kể từ khi Toà án nhận được hồ sơ vụ án thì Chánh án phải phân công Thẩm phán làm Chủ tọa phiên toà. Thực tiễn cho thấy, thời hạn khi hồ sơ vụ án chuyển sang Toà án, sau đó chuyển cho Chánh án để phân công Thẩm phán chủ tọa phiên toà được áp dụng không thống nhất, có nơi được thực hiện trong ngày, nhưng cũng có nơi được thực hiện trong tuần. Vậy khoảng thời gian từ khi Tòa án nhận hồ sơ đến khi Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa nhận được hồ sơ thì đối tượng bị tạm giam được tính vào thời hạn nào?

Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong thực tiễn cũng còn một số tồn tại ảnh hưởng đến quyền con người của bị can, bị cáo, như:

-Tình trạng quá hạn tạm giam vẫn xảy ra ở cả ba cơ quan trong đó để quá hạn nhiều nhất thuộc trách nhiệm của Tòa án. Số liệu cụ thể:

Bảng 2.3: Số lượt quá hạn tạm giam



Năm

Tổng số lượt quá hạn tạm giam

Trong đó thuộc trách nhiệm

CQĐT

Viện kiểm sát

Tòa án

2009

374

54

60

260

2010

1399

242

38

1.119

2011

822

85

05

732

2012

387

58

53

276

2013

1.015

15

21

979

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định - 9

(Nguồn: VKSND tối cao)

Việc để xảy ra tình trạng quá hạn giữ, tạm giam không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan THTT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, xâm phạm quyền tự do và sinh mạng chính trị của người bị áp dụng mà còn làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan THTT.

- Chất lượng bắt tạm giam, tạm giam và gia hạn thời hạn tạm giam của CQĐT tại một số địa phương cũng chưa được đảm bảo nên đã dẫn đến việc Viện kiểm sát không phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam, phê chuẩn Lệnh tạm giam và phê chuẩn gia hạn tạm giam. Cụ thể:

Bảng 2.4: Số bị can Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh giam và bắt tạm giam


Năm

VKS không phê chuẩn Lệnh bắt bị can để tạm giam

VKS không phê chuẩn Lệnh tạm giam

VKS không phê chuẩn gia hạn tạm giam

2009


190

178

2010


21


2013

172

213

16

(Nguồn: VKSND tối cao)


- Việc áp dụng biện pháp tạm giam còn có nơi, có vụ chưa chính xác dẫn đến việc khi xét xử Hội đồng xét xử đã tuyên không phạm tội (năm 2010 có 08 trường hợp, năm 2011 có 09 trường hợp và năm 2012 có 02

trường hợp) [36].

Việc lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khi xét xử, mặc dù bị cáo có đủ điều kiện để áp dụng các hình phạt như phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo hay phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo quy định của BLHS nhưng Tòa án lại xử phạt tù bị cáo với thời hạn bằng với thời hạn đã bị tạm giam. Điều này đã có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người bị kết án bởi hậu quả án tích trong trường hợp bị phạt tù là nặng nề hơn so với trong trường hợp bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ [34, tr. 81].

Thứ tư: Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú

Cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, tuy nhiên khi bị áp dụng biện pháp này thì bị can, bị cáo được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo

dõi họ. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Rõ ràng, bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú cũng bị hạn chế các quyền con người, quyền công dân như quyền tự do đi lại, tự do cư trú….

- Theo quy định của BLTTHS năm 2003 quy định về các biện pháp tạm giữ, tạm giam đều có thời hạn, tuỳ thuộc vào tính chất của tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng với bị can, bị cáo lại không được quy định về thời hạn nên không biết khi nào kết thúc áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Thông thường, Cơ quan điều tra ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, nhưng khi họ được chuyển sang giai đoạn truy tố, xét xử thì quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn có hiệu lực. Vì vậy, một lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú được sử dụng suốt trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và lệnh này chỉ bị thay thế trong trường hợp bị can, bị cáo có hành vi trốn tránh cản trở hoạt động của các cơ quan THTT thì các cơ quan THTT thay thế bằng biện pháp nghiêm khắc hơn đó là tạm giam, còn việc hủy bỏ biện pháp này thường chỉ được thực hiện đối với bị can, bị cáo khi các cơ quan THTT đình chỉ giải quyết về hình sự đối với bị can, bị cáo đó. Một lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú có khi được sử dụng suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử; thậm chí có trường hợp lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú vẫn tồn tại đến khi bị án chấp hành xong hình phạt.

Đồng thời hiện nay pháp luật TTHS cũng chưa quy định việc bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú khi bị Tòa án tuyên hình phạt tù có thời hạn hay cải tạo không giam giữ thì thời hạn đã bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được trừ vào thời hạn chấp hành các hình phạt trên trong

khi thời hạn tạm giữ và tạm giam thì được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ. Mặc dù biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là BPNC hạn chế quyền tự do của bị can, bị cáo ít nghiêm khắc hơn so với biện pháp tạm giữ hay tạm giam nhưng việc không quy định thời hạn như hiện nay là chưa hợp lý, không bảo vệ được quyền con người của bị cáo bởi khi bị áp dụng biện pháp này, họ chỉ được phép đi lại trong một địa phương (xã, phường, thị trấn) nhất định.

Qua nghiên cứu việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, chúng tôi nhận thấy do quy định của pháp luật về biện pháp này còn có một số hạn chế như đã nêu trên dẫn đến khi áp dụng biện pháp này trên thực tế, các cơ quan THTT thường không quan tâm đến việc thay thế hay hủy bỏ biện pháp này và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ được áp dụng xuyên suốt trong quá trình giải quyết tiếp theo của vụ án, chỉ trong trường hợp bị can, bị cáo có hành vi trốn tránh cản trở hoạt động của các cơ quan THTT thì mới bị các cơ quan THTT thay thế bằng biện pháp tạm giam và nó chỉ bị hủy bỏ khi vụ án bị đình chỉ.

Thứ năm: Biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên

Người chưa thành niên là những người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần, vì vậy khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ còn có phần bị hạn chế, dễ bị kích động và sự tác động từ môi trường xung quanh. Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên là nhấn mạnh yếu tố giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, tạo các điều kiện cần thiết để giúp họ phát triển một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Cùng với đó thì các thủ tục tố tụng áp dụng đối với những người này cũng phải phù hợp với tính chất, đặc điểm lứa tuổi của họ.

Việc áp dụng các BPNC đối với họ phải được quyết định một cách thận trọng, nhất là trong những trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam. Thực tế đấu tranh chống tội phạm đã chỉ ra rằng, áp dụng BPNC đối với người chưa thành niên khi chưa thực sự cần thiết có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của họ [7, tr.533].

BLTTHS năm 2003 đã quy định việc bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên tại Điều 303 của Bộ luật này. Tuy nhiên qua nghiên cứu quy định này chúng tôi thấy còn một số vấn đề hạn chế dưới góc độ bảo vệ quyền con người. Cụ thể:

BLTTHS năm 2003 quy định:

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ theo quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng [30, Điều 303, Khoản 1].

BLHS năm 1999 đã quy định: “Người từ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [29, Điều 12, Khoản 2].

+ Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 303 của BLTTHS là không cần thiết bởi những người từ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi nếu phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, phạm tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và do đó sẽ không được áp dụng BPNC đối với họ.

+ Với quy định như trên thì mọi trường hợp những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đều có thể bị áp dụng BPNC mà không cần phải có một căn cứ nào khác. Và như vậy thì sẽ không có sự khác biệt giữa người thành niên phạm tội và người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội khi áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí