Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 9


luật này với nội dung của quy định trong Phần các tội phạm của BLHS. Cụ thể, theo quy định tại Điều 115 và Điều 116 của BLHS hiện hành thì chủ thể của các tội phạm này phải là người đã thành niên, tức là từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong khi tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Từ đó, cho ta thấy việc người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi giao cấu hoặc dâm ô đối với trẻ em thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự do quy định cụ thể của Điều 115 và Điều 116 BLHS là phải đủ 18 tuổi. Đây là vấn đề vướng mắc không nhỏ gây lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng bởi sự quy định không rõ ràng, mâu thuẫn trong các điều luật giữa Phần chung và Phần các tội phạm cũng như ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ quyền trẻ em.

Bốn là, khi xét về hành vi chống trả của người phòng vệ trong phòng vệ chính đáng chưa nêu được căn cứ để xác định thế nào là cần thiết. Hiện nay, để xem xét một người thực hiện hành vi có được xem là phòng vệ chính đáng hay không thì các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào Nghị quyết 02/HĐTP- TANDTC/QĐ ngày 5/01/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Xét thấy văn bản này hướng dẫn cho trường hợp phòng vệ chính đáng của BLHS năm 1985. Trong khi đó, BLHS hiện hành đã thay thế từ “tương xứng” trong quy định phòng vệ chính đáng của BLHS năm 1985 thành từ “cần thiết”. Việc thay thế này nhằm khắc phục những khó khăn khi xác định những hành vi chống trả ở mức độ nào được coi là “tương xứng” với hành vi xâm hại, nhất là tránh được sự giải thích máy móc là kẻ phạm tội dùng công cụ, phương tiện gì, thì người phòng vệ cũng phải dùng công cụ, phương tiện tương tự. Nhưng cho đến nay BLHS năm 1999 đã thi hành gần 13 năm vẫn chưa có văn bản mới nào để hướng dẫn về vấn đề này. Chính vì sự quy định chung chung trong luật và các văn bản hướng dẫn, chưa quy định


rõ hành vi xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi chống trả là cần thiết và được coi là phòng vệ, trường hợp nào là không cần thiết và không được coi là phòng vệ, làm cho quá trình giải quyết thực tiễn các vụ án dễ gây ra mỗi cơ quan một quan điểm khác nhau.

Chính vì việc chưa quy định thế nào là cần thiết nên việc đánh giá xử lý những vụ việc có yếu tố phòng vệ trong thời gian qua còn bị bỏ ngõ, áp dụng chưa đúng quy định của điều luật, làm giảm tính đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Trong thực tế có nhiều trường hợp sự chống trả rõ ràng là không cần thiết nhưng lại không bị xử lý nghiêm minh, ngược lại có trường hợp được xem là chống trả rõ ràng là cần thiết nhưng người chống trả vẫn bị xử lý thậm chí còn bị xử lý nặng do các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn nặng quan điểm là người đứng ngoài cuộc để đánh giá sự chống trả đó là cần thiết hay không cần thiết.

Ví dụ vụ án có nạn nhân là Nguyễn Văn Hoàng ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Khoảng 19 giờ ngày 20/2/2010, khi Phạm Duy Bình (sinh năm 1991) và Nguyễn Tất Thành (sinh năm 1992), đều trú tại xóm 5, đến nhà bà Lương Thị Bính ở xóm 6, cùng thị trấn Bắc Sơn chơi. Đến đây, cả hai đã gặp và có mâu thuẫn với nhóm thanh niên gồm: Nguyễn Văn Hoàng (sinh năm 1986); Vũ Xuân Hòa (sinh năm 1991); Trần Trọng Nghĩa (sinh năm 1989); La Mạnh Tuấn (sinh năm 1993); Nguyễn Trung Thơ (sinh năm 1986); Hoàng Thanh Thắng (sinh năm 1988) và Phạm thế Anh (sinh năm 1991), đều trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên. Sau cuộc khẩu chiến, 2 bên đã nhảy vào giao tranh với nhau. Do đã thủ sẵn dao trong người, Bình rút ra đâm liên tiếp làm nhiều người của nhóm đối phương bị thương; và anh Nguyễn Văn Hoàng tử vong tại chỗ. Ngay khi gây ra án mạng, Bình và Thành bỏ chạy vào nhà người thân ở xóm 6 để giấu hung khí.


Nguyên nhân xảy ra vụ hỗn chiến là trước đó một ngày, khi nhóm của Bình đến nhà bà Bính có nhiều hành động ngỗ ngược. Vì quá bức xúc, bà Bính đã nói chuyện với cháu ruột mình là Nguyễn Văn Hoàng. Hôm sau, nghe tin nhóm Bình quay lại nhà bà Bính, Hoàng rủ thêm vài anh em đến nói chuyện phải trái với Bình và hậu quả là Hoàng lãnh trọn 3 nhát dao hiểm ác từ Bình và tử vong.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên có quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "gây rối trật tự công cộng". Tuy nhiên, điều bất thường đã xảy ra trong quyết định khởi tố bị can với các đối tượng này về tội "gây rối trật tự công cộng" lại không thấy có tên của Phạm Duy Bình và Nguyễn Tất Thành - những kẻ đã trực tiếp gây ra án mạng. Trong quá trình điều tra, phía công an cho rằng hành vi của Bình là phòng vệ chính đáng nên quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội giết người. Được biết là vụ án này xảy ra vào buổi chiều tối nên sự nhận dạng cũng như những hành động của đối phương khó xác định. Tuy nhiên, khi tiến hành khám nghiệm hiện trường thì cơ quan điều tra chủ yếu là lấy lời khai của các bên tham gia cuộc hỗn chiến và những người chứng kiến liên quan. Cơ quan điều tra đã không dựng lại hiện trường vụ án này, dù rằng có nhiều thành viên tham gia đánh nhau và có một người tử vong. Trong khi đó lời khai của các đối tượng có sự mâu thuẫn ngay từ đầu. Thậm chí, khái niệm về phòng vệ chính đáng được các cơ quan chức năng nơi đây hiểu hết sức đơn giản khi đem so sánh quân số giữa hai nhóm mà quên mất rằng, Bình đã có mục đích mang dao trong người từ trước, trong khi nhóm của Hoàng hoàn toàn không có hung khí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Năm là, vấn đề thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết điều luật không quy định những căn cứ để so sánh giữa thiệt hại gây ra và thiệt hại cần khắc phục. Hiện nay ngoài BLHS thì chưa có văn bản nào khác hướng dẫn về việc áp dụng quy định về tình thế cấp thiết. Theo quy định của PLHS tình thế cấp


Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 9

thiết là tình thế một người đứng trước một thiệt hại về lợi ích được pháp luật bảo vệ và muốn bảo vệ lợi ích này không còn cách nào khác là gây ra một thiệt hại cũng được pháp luật bảo vệ nhưng phải nhỏ hơn thiệt hại cần tránh trước đó. Tuy nhiên, về vấn đề hậu quả gây ra trong tình thế cấp thiết thì điều luật không quy định những căn cứ để so sánh hai thiệt hại trên, dẫn đến việc áp dụng hiện nay chưa thống nhất bởi để đánh giá tương quan giữa hai loại thiệt hại khác nhau về tính chất là vấn đề rất khó khăn và phức tạp (ví dụ như gây thiệt hại về tài sản để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho con người). Và quan trọng hơn nữa là gây khó khăn trong việc xác định thế nào là hành vi gây thiệt hại do tình thế cấp thiết hay vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

Sáu là, một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thực tiễn đã áp dụng nhưng chưa được quy định trong pháp luật hình sự hiện hành. Trong thực tiễn pháp lý nói chung cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói riêng đã và đang có những đòi hỏi cấp bách trong việc giải quyết dứt khoát về mặt lập pháp một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới xuất hiện như: bắt người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp và rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học. Mặc dù BLHS năm 1999 đã thi hành gần 13 năm và đã qua một lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 nhưng vẫn chưa chính thức ghi nhận về mặt lập pháp những trường hợp này.

b) Những bất cập phát sinh từ quá trình áp dụng những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong thực tiễn.

Một là, từ việc áp dụng quy định chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, quy trình vận dụng quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự có những vướng mắc nhất định đó là việc xác định tuổi chịu trách nhiệm của người thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định chính xác tuổi của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định được tuổi chịu trách nhiệm hình sự của họ. Trong nhiều trường hợp nó có ý


nghĩa quyết định trong việc khẳng định một người có phạm tội hay không phạm tội cũng như có phải chịu trách nhiệm hay không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu trong trường hợp có đủ điều kiện để xác định chính xác ngày tháng năm sinh thì việc tính tuổi không có điều gì cần bàn. Nhưng thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay cho thấy, có rất nhiều trường hợp không có căn cứ xác định chính xác ngày sinh, tháng sinh thậm chí cả năm sinh của người có hành vi phạm tội. Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự hiện nay được tính theo tuổi tròn tức trong trường hợp không có điều kiện xác định chính xác ngày sinh mà xác định được tháng cụ thể thì tính ngày sinh là ngày cuối cùng của tháng đó và nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định chính xác ngày tháng nào trong quý đó thì tính ngày tháng sinh là ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó; nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì ngày tháng sinh được tính là ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó; nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì được tính là ngày 31 tháng 12 của năm đó; nếu không xác định được chính xác năm sinh thì tiến hành giám định để xác định tuổi [Xem: 5].

Theo các cơ quan giám định Việt Nam thì đa số trường hợp xác định tuổi theo kết quả giám định có thể xác định chính xác năm sinh người phạm tội, nhưng có trường hợp phức tạp thì xác định trong khoảng thời gian và độ sai số từ một đến hai năm. Nhưng việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp căn cứ vào kết quả giám định với mức sai số như trên chưa được pháp luật quy định. Gây khó khăn cho việc xác định được tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một người để bắt họ chịu trách nhiệm hình sự hay là được loại trừ trách nhiệm hình sự.


Hai là, từ việc áp dụng quy định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

Thực tiễn áp dụng trường hợp này vẫn còn một số khó khăn nhất định chẳng hạn việc giám định pháp y tâm thần cho ra những bản kết luận khác nhau làm cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không chính xác và khiến cho việc xử lý vụ án khó khăn và kéo dài. Việc giám định một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức phải được Hội đồng giám định pháp y tâm thần xác định và kết luận. Ở nước ta, ngành tâm thần học mới ra đời, nhưng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay, những kiến thức về tâm thần học trong nhân dân và ngay trong đội ngũ cán bộ y tế còn hạn chế chưa đáp ứng được sự đòi hỏi về phòng và chữa bệnh tâm thần cũng như việc xác định năng lực trách nhiệm hình sự đối với người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Thêm vào đó, đặc tính của bệnh tâm thần rất phức tạp, tiến triển lâu dài, khó chẩn đoán. Nó không như các bệnh nội, ngoại khoa có thể xét nghiệm, chụp, chiếu... để định bệnh tức thì, bệnh tâm thần chỉ được xác định chủ yếu qua hỏi, điều tra, tìm hiểu khách quan... Vì vậy, nó cần phải có nhiều thời gian để nắm bắt quy luật, theo dõi các thói quen sinh hoạt của người bệnh thì mới có được kết quả chính xác, trong khi đó thời gian giám định eo hẹp bởi còn liên quan tới thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong nhiều vụ án đặc biệt là những vụ án phức tạp, Hội đồng giám định pháp y tâm thần không đủ thời gian để cho ra đời những kết luận chắc chắn, thế nên có những kết luận trái ngược nhau về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự giữa các hội đồng giám định tâm thần. Thậm chí, có trường hợp kết luận của hội đồng giám định không được các cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận vì kết luận đó thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp với trạng thái tâm thần của người phạm tội. Ví dụ: Vụ án


Đồng Đăng Phúc phạm tội giết người tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, Đồng Đăng Phúc làm lái xe cho gia đình anh Lê Kim Long (đường Cửu Long, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh) với mức lương 2 triệu đồng/tháng. Một lần Phúc tự động lái xe đi chơi mà không xin phép chủ nên bị cắt hợp đồng, bị trừ lương. Nhiều lần Phúc đến nhà anh Long yêu cầu trả toàn bộ tháng lương nhưng đều bị từ chối và đuổi về. Tháng 10/1998 Phúc đóng giả làm thợ điện mang theo một số hung khí đột nhập vào nhà Long để tiếp tục đòi tiền lương của mình. Trong lúc xô xát, Phúc đã cầm dao chém gần 100 nhát vào người anh Long rồi bỏ trốn. Sau khi bị công an quận Bình Thạnh bắt giữ, Phúc đã thừa nhận hành vi giết người man rợ của mình, nhưng Phúc cho rằng mình thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái không bình thường về tâm lý. Hai bản giám định tâm thần ban đầu đều xác định Đồng Đăng Phúc không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội, bản giám định của bệnh viện tâm thần Trung ương II và bản giám định của trung tâm giám định pháp y Biên Hòa xác định Đồng Đăng Phúc bị bệnh tâm thần phân liệt ảo thanh xúi giục. Bản giám định tâm thần lần ba xác định Phúc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự, bệnh viện tâm thần Trung ương I kết luận Đồng Đăng Phúc có biểu hiện rối loạn nhân cách do sử dụng rượu nhưng vẫn đủ năng lực TNHS. Đồng Đăng Phúc đã bị Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên mức án chung thân. Ngày 8/12/2003, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định cả ba bản kết luận giám định pháp y đều không xác định được Đồng Đăng Phúc bị bệnh tâm thần trước, trong hoặc sau khi gây án và cho rằng Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa làm rõ nhiều nghi vấn của vụ án, thiếu sót khi chỉ căn cứ vào kết luận giám định tâm thần có kết quả không giống nhau để kết luận vụ án. Vì thế, Tòa phúc thẩm đã tuyên hủy toàn bộ bản án đã tuyên, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Kết quả giám định lần thứ tư là Đồng


Đăng Phúc hoàn toàn bình thường, không hề mắc bệnh tâm thần trước, trong và sau khi gây án. Với kết luận này, ngày 12/1/2006 Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án tử hình.

Từ vụ án trên cho thấy, phải mất bốn lần giám định tâm thần đối với Đồng Đăng Phúc mới có thể đưa ra được kết quả cuối cùng và xử lý đúng người, đúng tội. Nhưng đặt trong trường hợp khác liệu các cơ quan tố tụng có kịp thời phát hiện để có thể yêu cầu giám định lại như vụ án trên hay không? Trong khi đó, việc truy cứu hay không truy cứu TNHS đối với một người có dấu hiệu bệnh tâm thần khi gây án là căn cứ vào kết quả giám định tâm thần của Hội đồng giám định. Như vậy, một kết quả giám định tâm thần không chính xác thì việc bỏ lọt tội phạm hay oan sai là điều không tránh khỏi.

Thực tiễn xét xử cho thấy, một số người mắc bệnh tâm thần do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại ít được các cơ quan tiến hành tố tụng quan tâm đến vấn đề này dẫn đến việc kết oan người vô tội. Một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được Hội đồng giám định pháp y kết luận, nhưng nguyên nhân làm cho người bị mắc bệnh lại rất đa dạng. Ở nước ta, một người mắc bệnh tâm thần do hậu quả của nhiều cuộc chiến tranh để lại như: bị thương, bị nhiễm chất độc màu da cam, bị sốt rét ác tính… các bệnh này ở mức độ nào đó cũng làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nhưng chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng chú ý đến để kịp thời trưng cầu giám định tâm thần để xác định người này có năng lực chịu trách nhiệm hình sự hay không dẫn đến việc kết oan cho người vô tội. Bên cạnh việc kết tội oan cho một người do không giám định pháp y tâm thần còn có những người lợi dụng quy định khoản 1 Điều 13 thực hiện hành vi phạm tội sau đó trưng cầu giám định hòng thoát tội. Có không ít vụ án khi ra tòa, người nhà bất ngờ xuất trình giấy chứng nhận bị cáo bị tâm thần, trong khi trong hồ

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí