được mâu thuẫn giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự nêu ở Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể. Theo đó, nếu như điều luật ở phần tội phạm có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội mà điều đó quy định thì sẽ áp dụng độ tuổi đó, nếu điều luật ở Phần các tội phạm không có quy định về độ tuổi chịu TNHS thì áp dụng Điều 12 để xác định tuổi chịu TNHS.
4) Nên có văn bản hướng dẫn hành vi chống trả trong phòng vệ chính đáng như thế nào là cần thiết. Khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự hiện hành quy định hành vi chống trả của người phòng vệ phải là cần thiết, nhưng mức độ như thế nào gọi là cần thiết thì luật cũng như văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ. Chính vì vậy, dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn và thiếu sự thống nhất. Để thực hiện đúng quy định pháp luật về chế định này thiết nghĩ, nên có thêm văn bản hướng dẫn mới dưới dạng Nghị định hoặc Thông tư thay vì phải áp dụng văn bản hướng dẫn cũ và nó không còn phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Quy định được vấn đề này sẽ phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành đồng thời giúp cho mọi người hiểu hành vi chống trả như thế nào là cần thiết và được xem là phòng vệ chính đáng. Và có như vậy thì các cơ quan tiến hành tố tụng có cách hiểu thống nhất và giải quyết các vụ án trên thực tế sẽ chính xác và khách quan hơn. Hơn nữa, nó sẽ là cơ sở giúp cho người phòng vệ hiểu rõ hơn về chế định này và an tâm, vững tin hơn trong việc phòng vệ để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác cũng như quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và xã hội. Có thể nói, nếu áp dụng và xử lý đúng, nhận thức đúng các quy định của Bộ luật hình sự về phòng vệ chính đáng, thì mới có ý nghĩa, tác dụng trong phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
5) Cần xác lập cơ sở pháp lý để so sánh thiệt hại gây ra do tình thế cấp thiết và thiệt hại cần ngăn ngừa. Thiệt hại quy định trong tình thế cấp thiết bao gồm thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa, để xác định thiệt hại gây
ra và thiệt hại cần ngăn ngừa trong tình thế cấp thiết nhiều khi không dễ dàng. Để đảm bảo tính chính xác và chủ động trong việc xác định một hành vi có vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết hay không thì càng chính xác hóa được các thiệt hại này càng tốt bấy nhiêu. Vì vậy, cần có một văn bản hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn về hai loại thiệt hại này. Thực tế cho thấy, thiệt hại có thể phân loại là thiệt hại tài sản, thiệt hại về con người và thiệt hại về tinh thần, giá trị văn hóa, lịch sử, thiệt hại quyền tự do dân chủ của công dân. Theo ý kiến chủ quan của người viết về vấn đề này là khi so sánh thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra với thiệt hại do hành vi phát sinh từ tình thế cấp thiết nên giải quyết theo hướng so sánh các thiệt hại nêu trên, tức không thể coi là tình thế cấp thiết khi một người thực hiện hành vi ngăn ngừa cái chết bằng cách gây ra cái chết khác. Tiêu chí về các thứ tự của giá trị thường được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật. Chẳng hạn, theo thứ tự các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong tất cả các chuẩn giá trị đó, pháp luật cũng như thực tiễn xét xử của hầu hết các nước đều đặt lên trên hết là giá trị của tính mạng con người. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật hình sự một số nước, chẳng hạn Vương Quốc Anh, nếu vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho người khác hoặc xã hội thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và phải chịu trách nhiệm hình sự.
6) Trường hợp hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể hiện nay trong nội dung của trường hợp này chưa đề cập phạm vi của việc xử lý. Vì vậy nên ghi nhận các biện pháp xử lý ở đây là hành chính hoặc kỷ luật khác [52, tr.13].
7) Trường hợp sự kiện bất ngờ, để tránh lặp lại về kỹ thuật lập pháp, nên thay cụm từ “sự kiện bất ngờ” trong nội dung điều luật bằng cụm từ “không có lỗi” để phản ánh chính xác bản chất pháp lý của trường hợp này, cũng như phù hợp với Bộ luật hình sự các nước trên thế giới [52, tr.13].
8) Cần bổ sung các căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người. Khoa học luật hình sự Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới có những quan điểm khác nhau về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự. Ngoài những trường hợp luật định đã được phân tích, lý luận luật hình sự còn đưa ra các trường hợp khác cũng được xem là loại trừ trách nhiệm hình sự như: bắt người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học, sự kiện bất khả kháng… Trong khuôn khổ những quan điểm về lý luận, người viết muốn nêu lên một số trường hợp phổ biến mà trong thực tiễn xét xử được loại trừ trách nhiệm hình sự và cần phải được bổ sung trong Bô luật hình sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Người Từ Đủ 14 Tuổi Trở Lên, Nhưng Chưa Đủ 16 Tuổi Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Về Tội Phạm Rất Nghiêm Trọng Do Cố Ý Hoặc Tội Phạm Đặc Biệt
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 9
- Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Chế Định Những Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Nhằm Tăng Cường Vai Trò
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 13
- Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
a) Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại trong khi bắt người phạm pháp
Bắt người phạm pháp nếu xét từ góc độ căn cứ, thẩm quyền, thủ tục bắt người thực hiện tội phạm là một chế định của pháp luật tố tụng hình sự. Vì vậy, tất cả những vấn đề liên quan đến việc bắt người thuộc phạm vi quy định của luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, việc thực hiện những hành vi để bắt người được xem là hợp pháp hay không là vấn đề đòi hỏi luật hình sự xem xét. Sử dụng các biện pháp (dùng vũ lực, các hành vi khác…) đối với người phạm pháp cần bắt giữ mà không vượt quá phạm vi luật định thì có nên được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không.
BLHS Việt Nam năm 1999 chưa điều chỉnh chế định gây thiệt hại trong khi bắt người phạm pháp với tính chất là một trong những trường hợp loại trừ loại trừ trách nhiệm hình sự, mặc dù thực tiễn bảo vệ pháp luật của nước ta trong những năm qua đã cho thấy việc ghi nhận chế định này trong PLHS là hoàn toàn cần thiết vì ý nghĩa khoa học, thực tiễn trên các bình diện dưới đây [Xem: 14, tr. 578-580]:
Thứ nhất, do trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại trong khi bắt người phạm pháp chưa được quy định trong BLHS Việt Nam nên trong khoa học hình sự nước ta vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về bản chất pháp lý của trường hợp này. Do đó, việc điều chỉnh một cách chính xác và đẩy đủ trường hợp này trong PLHS không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật mà còn đáp ứng những yêu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi các nhà làm luật phải khẳng định dứt khoát đối với vấn đề trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại khi bắt người phạm pháp.
Thứ hai, thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm của nước ta cho thấy, hành vi bắt người phạm pháp trong tình thế cần thiết không chỉ là hành vi có ích cho xã hội, mà còn là sự minh chứng về ý thức pháp luật và trách nhiệm đối với xã hội của công dân (người bắt giữ), Nhà nước và pháp luật cần phải ủng hộ những hành vi như vậy.
Thứ ba, việc quy định rõ trường hợp này trong pháp luật hình sự không chỉ góp phần loại trừ xu hướng bừa, ẩu, vì động cơ cá nhân tùy tiện sử dụng vũ lực, dẫn đến sự xâm phạm nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người khác trong thực tiễn bảo vệ pháp luật mà còn có tác dụng hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề TNHS của người bắt trong trường hợp bắt người phạm pháp không có căn cứ.
Xuất phát từ những ý nghĩa và sự cần thiết phải ghi nhận trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại trong khi bắt người phạm pháp trong BLHS như đã phân tích trên đây, các nhà làm luật nước ta đã đưa vào dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015 trường hợp này là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự (Khoản 1 Điều 24 dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015) với quy định như sau: “Hành vi của người để
bắt, giữ người phạm pháp mà không còn cách nào khác là buộc phải dùng vũ lực gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm”.
Một người được thừa nhận là bắt người phạm pháp và được loại trừ trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau [Xem: 13, tr.581-583]:
Thứ nhất, Điều 82 BLTTHS năm 2003 quy định như sau: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt”. Như vậy, luật cho phép mọi công dân đều có quyền bắt người trong trường hợp quả tang hoặc đang có quyết định truy nã. Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã được xem là: a) căn cứ pháp lý – người bị bắt giữ phải là người đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tức là người đang có hành vi phạm tội mà bị bắt quả tang hoặc đang trốn tránh sự truy nã của cơ quan điều tra, chứ không phải là có hành vi vi phạm pháp luật khác (như pháp luật dân sự, pháp luật hành chính…); b) căn cứ thực tế - việc bắt (tạm thời hạn chế tự do hành động) của người phạm tội để đưa đến cơ quan chính quyền là biện pháp cần thiết để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Thứ hai, mục đích của việc bắt người là giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định pháp luật tố tụng hình sự nước ta (Khoản 1 Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003), đối với người phạm tội quả tang hay người đang bị truy nã thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan chính quyền nơi gần nhất. Cơ quan có thẩm quyền được đề cập ở đây là cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Uỷ ban nhân dân. Do vậy, việc bắt người
phạm tội quả tang hay đang bị truy nã phải và chỉ nhằm mục đích và là duy nhất – đưa đến cơ quan có thẩm quyền để người đó không thể tiếp tục thực hiện tội phạm (nếu người đó đang phạm tội mà bị bắt quả tang) hoặc tiếp tục trốn tránh sự truy nã được nữa (nếu người đó đang bị truy nã).
Việc bắt người thông thường phải sử dụng đến vũ lực và việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự cho người bị bắt là không tránh khỏi và việc gây thiệt hại này được xem là hợp pháp khi nó thỏa hai căn cứ: a) căn cứ pháp lý – thiệt hại gây nên phải cho chính người phạm tội chứ không phải là người thứ ba nào khác; b) căn cứ thực tế - do người phạm tội đã chống trả việc bắt mình để hòng thoát khỏi việc bắt người đưa đến cơ quan chính quyền. Lý luận khoa học luật hình sự và thực tiễn xét xử cho thấy, thường xảy ra ba trường hợp sau đây khi bắt người phạm pháp:
Người bị bắt không bỏ chạy và cũng không có hành vi chống trả lại người bắt. Trong trường hợp này, người bắt không có quyền dùng vũ lực đối với người bị bắt mà chỉ có quyền bắt người phạm pháp với mục đích nhanh chóng giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người bắt dùng vũ lực thì bị xem là không hợp pháp và trường hợp hành vi tới mức cấu thành tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Thực tế xảy ra nhiều trường hợp khi phát hiện có kẻ trộm, nhiều người thường tập trung lại vây bắt và đánh trọng thương, cá biệt có trường hợp dẫn đến tử vong dù kẻ trộm đã đưa tay chịu trói và van xin. Cần lưu ý rằng, việc gây thiệt hại cho người phạm pháp trong trường hợp này là trái pháp luật.
Trường hợp thứ hai, người bị bắt bỏ chạy nhưng không chống trả. Khi đó, người bắt có quyền dùng vũ lực. Tính hợp pháp của việc dung vũ lực ở đây được đánh giá dựa trên cơ sở hành vi dung vũ lực có cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu thoát hay không, nếu người bị bắt đã hết đường tẩu thoát thì việc dung vũ lực không được xem là hợp pháp. Ví dụ: A đang đi trên đường
thấy một người phụ nữ đang đuổi theo một thanh niên, vừa đuổi người phụ nữ vừa hô to: Cướp! Cướp! nó giật túi xách của tôi. A phóng xe máy lao thẳng vào tên thanh niên làm cho tên này ngã gãy chân, A cũng bị ngã và xây xước nhẹ. Tên thanh niên bị người dân vây lại bắt, vì bực tức A tiếp tục lao vào dùng chân đạp vào bụng tên cướp làm tên này bị vỡ lá lách. Trong trường hợp này, hành vi dung xe đâm vào tên cướp làm gãy chân sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi này là nhằm ngăn chặn sự tẩu thoát của kẻ phạm tội quả tang; còn hành vi dùng chân đạp liên tiếp vào bụng tên cướp làm vỡ lá lách thì phải chịu trách nhiệm hình sự vì người phạm tội đã không có hành vi chống cự cũng như không bỏ chạy nữa nên hành vi gây thương tích cho tên cướp là không cần thiết nữa.
Trường hợp thứ ba, người bị bắt bỏ chạy và sau đó chống trả hoặc trực tiếp chống trả người bắt. Trong trường hợp này, người bắt có quyền dùng vũ lực nhằm đẩy lùi và dập tắt hành vi chống trả với mục đích cuối cùng là bắt được kẻ phạm pháp. Tính hợp pháp của việc dùng vũ lực ở đây là dựa trên những điều kiện giống hành vi phòng vệ chính đáng, nghĩa là việc dùng vũ lực phải được xem là cần thiết để chấm dứt hành vi chống trả nhằm bắt đươc người phạm tội. Chỉ khi việc dùng vũ lực rõ ràng là vượt quá mục đích nhằm vô hiệu hóa hành vi của người phạm pháp thì người bắt mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tóm lại, trường hợp bắt người phạm pháp được coi là loại trừ trách nhiệm hình sự, khi người bắt có những hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt mà hành vi đó nhằm ngăn chặn việc chống trả hoặc chạy trốn của người bị bắt. Nếu người bắt có hành vi gây thiệt hại cho người bị bắt ngoài mục đích ngăn chặn việc chống trả hoặc chạy trốn của người bị bắt thì có thể vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp này tuy đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhưng cũng cần phải được ghi nhận chính thức trong Bộ luật hình sự. Việc bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự “Gây thiệt hại hợp pháp khi bắt người phạm tội” là cần thiết. Việc quy định rõ về mặt lập pháp chế định này không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và hoàn thiện những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nói riêng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, mà còn đáp ứng kịp thời những nhu cầu cấp bách của thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, đồng thời loại trừ được xu hướng bừa, ẩu và tùy tiện sử dụng bạo lực hoặc vũ khí của người bắt người phạm pháp dẫn đến sự xâm phạm nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người khác.
Trường hợp bắt người phạm pháp là xuất phát từ mục đích bảo vệ một lợi ích khác bị xâm hại và hành vi xâm hại của người bắt người phạm pháp là trong phạm vi quy định của pháp luật đối với người thực hiện hành vi phạm pháp do đó nó cần được loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm khuyến khích mọi công dân tăng cường công tác đấu tranh, phát hiện và phòng chống tội phạm và tăng cường việc bảo vệ quyền lợi cho những người có hành vi dũng cảm đấu tranh với tội phạm.
b) Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thi hành mệnh lệnh cấp trên
Thi hành mệnh lệnh cấp trên là hành vi thực thi chủ trương, quyết định, chỉ thị, hoặc mệnh lệnh do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân ban hành hoặc ra mệnh lệnh như: thủ quỹ xuất tiền theo lệnh của Giám đốc công ty, cấp dưới chấp hành chỉ thị cấp trên, địa phương chấp hành chỉ thị của Trung ương… Trong quá trình thực hiện, người có hành vi chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, cho các tổ chức xã hội hoặc cho cá nhân. Vấn đề đặt ra là người chấp hành mệnh lệnh cấp trên gây hậu