Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12


quả nguy hiểm cho xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hiện nay, ở nước ta vấn đề này vẫn chưa được quy định chính thức trong BLHS, mặc dù thực tiễn xét xử nước ta trong những năm qua đã cho thấy việc ghi nhận chế định này trong PLHS là hoàn toàn cần thiết vì các lý do sau đây [Xem: 14, tr 559-560]:

Thứ nhất, việc quy định đầy đủ và rõ ràng trường hợp trong BLHS không chỉ góp phần hoàn thiện PLHS Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền mà còn đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách của thực tiễn áp dụng PLHS đòi hỏi phải khẳng định ở mức độ lập pháp các giải thích thống nhất của nhà làm luật đối với vấn đề TNHS trong trường hợp gây thiệt hại khi thi hành mệnh lệnh cấp trên.

Thứ hai, Việc ghi nhận trường hợp gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự thể hiện các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự (nguyên tắc pháp chế, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân và nhân đạo).

Thứ ba, việc ghi nhận trường hợp này trong pháp luật hình sự sẽ tạo nên căn cứ pháp lý vững chắc đối với vấn đề xử lý các trường hợp thực hiện hành vi bị pháp luật hình sự cấm nhưng do bắt buộc phải chấp hành chi thị cấp trên, không được phép chống lại, việc chấp hành mệnh lệnh đó là thực hiện ý chí của người ban hành, không phải ý chí của người thực hành nên người chấp hành chỉ thị không phải là tội phạm và không phải chịu TNHS.

Xuất phát từ những ý nghĩa và sự cần thiết phải ghi nhận trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại do thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên trong BLHS như đã phân tích trên đây, các nhà làm luật nước ta đã đưa vào dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015 trường hợp này là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự (Điều


26 Dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015) với quy định như sau: “Hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh và người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh, cấp trên nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì không phải là tội phạm”. Xung quanh dự thảo này, còn có ý kiến nên mở rộng phạm vi đối với các đối tượng là cán bộ, công chức vì Luật cán bộ, công chức đã quy định nghĩa vụ chấp hành tuyệt đối của cán bộ cấp dưới với cấp trên.

Thực tế cho thấy, quan hệ mệnh lệnh – phục tùng là quan hệ đặc thù, đòi hỏi phải được tuân thủ nghiêm túc và kéo theo đó việc thi hành mệnh lệnh cấp trên đối với cấp dưới là một yêu cầu bắt buộc. Trong khi người ra mệnh lệnh không phải là người trực tiếp gây thiệt hại cho xã hội mà chính là người thi hành mệnh lệnh – người bắt buộc phải tuân thủ mệnh lệnh lại là người gây thiệt hại. Tuy nhiên, với tính cách là một cá nhân có ý thức trong xã hội, người gây thiệt hại có thể nhận thức được hành vi thi hành mệnh lệnh của mình là đúng hay sai so với quy định của pháp luật. Vì thế, trong một số trường hợp cụ thể, lý luận và thực tiễn đặt ra khi người thi hành mệnh lệnh có lỗi thì trách nhiệm hình sự có thể được đặt ra.

Để xem xét hành vi gây thiệt hại của người chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi nào sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự, khi nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự cần đặt hành vi đó trong hai trường hợp là chấp hành mệnh lệnh hoàn toàn hợp pháp và mệnh lệnh không hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trường hợp thứ nhất – khi người chấp hành gây thiệt hại do bắt buộc chấp hành mệnh lệnh hợp pháp. Mệnh lệnh hợp pháp là mệnh lệnh được đưa ra bởi chủ thể mà theo pháp luật là có thẩm quyền đưa ra mệnh lệnh đó, đồng thời mệnh lệnh đó phải tuân thủ đúng pháp luật về nội dung lẫn hình thức.


Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12

Với tính chất bắt buộc của quan hệ mệnh lệnh - phục tùng, đối với những mệnh lệnh hợp pháp thì dù việc thi hành mệnh lệnh gây ra thiệt hại cho xã hội cũng không đặt ra vấn đề TNHS đó là hành vi hợp pháp. Ví dụ: Đội trưởng đội chống buôn lậu ra mệnh lệnh: “Khi gặp người buôn lậu, đã hô đứng lại, bắn chỉ thiên mà đối tượng vẫn chạy thì có quyền bắn gãy chân”, đây là mệnh lệnh đúng pháp luật về các trường hợp được phép nổ súng của người được giao vũ khí trong khi thi hành công vụ theo Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 quy định về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Nếu gặp trường hợp như thế, cán bộ chống buôn lậu có thể gây ra hậu quả gãy chân thì được xem là hợp pháp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp thi hành mệnh lệnh cấp trên đều hợp pháp nhưng khi thi hành, người thi hành đã có hành vi vượt quá nội dung mệnh lệnh thì người thi hành có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đó đã cấu thành tội phạm. Ví dụ: với trường hợp nêu trong ví dụ trên, nếu cán bộ chống buôn lậu sau khi hô đứng lại, bắn chỉ thiên nhưng người buôn lậu vẫn không đứng lại đã không bắn gãy chân mà bắn vào lưng người đang chạy. Hành vi này được xem là hành vi th hành mệnh lệnh vượt quá so với nội dung mệnh lệnh. Tùy theo trường hợp cụ thể, họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tình tiết “thi hành công vụ” (làm chết người; cố ý gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ; làm quyền trong khi thi hành công vụ…)

Trường hợp thứ hai – khi người chấp hành gây thiệt hại do bắt buộc chấp hành mệnh lệnh không hợp pháp. Mệnh lệnh không hợp pháp là mệnh lệnh vi phạm một trong các điều kiện để trở thành mệnh lệnh hợp pháp. Có thể xem xét các trường hợp sau:

Nếu mệnh lệnh là không hợp pháp nhưng người chấp hành không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước mệnh lệnh đó là trái pháp luật và buộc họ phải chấp hành, gây thiệt hại cho xã hội thì hành vi chấp hành mệnh lệnh


đó không bị coi là tội phạm mà người ra mệnh lệnh đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Vì khi đưa ra mệnh lệnh của mình, nhất thiết người ban hành phải thấy trước hoặc buộc phải thấy trước hậu quả của việc thực hiện mệnh lệnh đó mà vẫn cố tình ban hành để buộc người chấp hành phải thực hiện theo ý chí của mình – nhận thức được tính chất trái pháp luật của mệnh lệnh mình đưa ra, nhưng đã cố ý sử dụng người chấp hành như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Quyết định bắt người để tạm giam đòi hỏi cần có phê chuẩn của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, thủ trưởng Cơ quan điều tra đã giả mạo chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát. Người thi hành quyết định này không biết được đây là mệnh lệnh trái pháp luật nên việc chấp hành quyết định này có hậu quả gì xảy ra thì người thi hành không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu là mệnh lệnh không hợp pháp mà người chấp hành biết được hoặc buộc phải biết được đó là trái pháp luật, nhưng do mối quan hệ lệ thuộc họ buộc phải chấp hành và không biết hậu quả có thể xảy ra hoặc không buộc họ phải biết hậu quả có thể xảy ra thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, người y tá căn cứ vào đơn thuốc đi nhận thuốc về tiêm cho nạn nhân theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi nhận thuốc, người y tá thấy có loại thuốc lạ chưa sử dụng bao giờ đối với những bệnh nhân bị bệnh tương tự, nhưng lại tự nhủ mình là y tá có thể chưa đủ trình độ hiểu biết nên vẫn thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ là tiêm thuốc cho bệnh nhân. Do tiêm nhầm thuốc dẫn tới bệnh nhân bị tử vong. Trong trường hợp này, người y tá thấy việc chỉ định của bác sỹ là không bình thường có nghi ngờ nhưng lại tự tin cho rằng bác sỹ có trình độ chuyên môn cao hơn mình. Hậu quả chết người xảy ra, người y tá không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về


cái chết của bệnh nhân mà người phải chịu trách nhiệm hình sự là bác sỹ kê đơn thuốc.

Nếu mệnh lệnh là không hợp pháp mà người chấp hành nhận thức được mệnh lệnh đó là trái pháp luật, nhận thức được hậu quả sẽ xảy ra nhưng vẫn chấp hành thì họ phải cùng với người ra mệnh lệnh chịu trách nhiệm hình sự với vai trò là kẻ thực hành còn người ban hành với vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy hoặc xúi giục tuỳ theo vai trò của họ trong từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên, trường hợp này có một ngoại lệ là nếu người chấp hành mệnh lệnh phản ánh việc đó với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn giữ ý chí thì khi đó có thiệt hại xảy ra, người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự riêng mình.

Như vậy, để xem xét hành vi gây thiệt hại có được loại trừ trách nhiệm hình sự do sự bắt buộc chấp hành mệnh lệnh cấp trên thì ta phải căn cứ vào mệnh lệnh đó hợp pháp hay không hợp pháp. Nếu mệnh lệnh hợp pháp thì cả người ra mệnh lệnh và người chấp hành đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự - trừ trường hợp người chấp hành vượt quá mệnh lệnh. Và, ngược lại mệnh lệnh không hợp pháp thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà người chấp hành và người ra mệnh lệnh hoặc cả hai cùng chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại gây nên.

Thực tiễn cho thấy khi thi hành quyết định của cấp trên có trường hợp người thi hành gây thiệt hại cho xã hội đã được ghi nhận trong Luật cán bộ, công chức năm 2008 tại Điều 9 khi quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Điều


11 còn quy định quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ. Còn trước đó, Nhà nước đã ghi nhận trong các văn bản về lực lượng vũ trang, quân sự khi đòi hỏi thực hiện tuyệt đối nguyên tắc “cấp dưới phải phục tùng cấp trên” đối với mệnh lệnh, chỉ thị hay quyết định. Vì vậy, rõ ràng vấn đề này nên được điều chỉnh kịp thời trong Bộ luật hình sự [Xem: 52, tr.15]. Việc quy định này vào pháp luật hình sự không chỉ góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nói riêng mà còn kịp thời đáp ứng những yêu cầu cấp bách của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đang đòi hỏi khẳng định dứt khoát ở mức độ lập pháp về trường hợp chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh. Người chấp hành chỉ thị về nguyên tắc nghề nghiệp phải chấp hành mệnh lệnh cấp trên, họ không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra nếu họ không thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc ghi nhận quy định này trong pháp luật hình sự Việt Nam sẽ góp phần thể hiện rõ và khẳng định các nguyên tắc tiến bộ và nguyên tắc nhân đạo về bảo vệ quyền con người của pháp luật hình sự Việt Nam.

c. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học

Trong sản xuất và nghiên cứu khoa học là các lĩnh vực luôn ứng dụng khoa học – công nghệ mới, đa số sẽ mang lại kết quả tốt, có ích cho xã hội nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro nhất định mà không ai là người thực hiện mong muốn. Pháp luật hình sự hiện hành chưa điều chỉnh trường hợp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học với tính chất là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự, mặc dù thực tiễn xét xử nước ta trong những năm qua cho thấy việc ghi nhận chế định này trong PLHS là hoàn toàn cần thiết, bởi [Xem: 14, tr.556-557]:

Thứ nhất, việc quy định đầy đủ và rõ ràng trường hợp trong BLHS không chỉ góp phần hoàn thiện PLHS Việt Nam trong giai đoạn xây dựng


Nhà nước pháp quyền mà còn đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp bách của thực tiễn áp dụng PLHS đòi hỏi phải khẳng định ở mức độ lập pháp các giải thích thống nhất của nhà làm luật đối với vấn đề TNHS trong trường hợp gây thiệt hại do rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, trong thực tiễn nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nhà nước cần khuyến khích tính sáng tạo và sự năng động của những người dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng thử nghiệm các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh tế hoặc nghề nghiệp nhằm đại lại các lợi ích thiết thực cho xã hội. Những rủi ro, thiệt hại xảy ra là nằm ngoài sự mong muốn của người nghiên cứu, do đó việc quy định trường hợp này được loại trừ trách nhiệm hình sự là cần thiết.

Thứ ba, việc quy định đầy đủ và rõ ràng trường hợp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học về mặt lập pháp không chỉ tạo cơ sơ pháp lý vững chắc trong việc áp dụng pháp luật mà còn góp phần xử lý dứt khoát những hành vi gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội do háo danh, hiếu thắng, thiếu trách nhiệm khi nghiên cứu khoa học.

Trường hợp rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học đã được các nhà làm luật Việt Nam đưa vào Dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015 với tư cách là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 25 dự thảo BLHS quy định như sau: “Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng các quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm”.

Trong khoa học luật hình sự, để loại trừ trách nhiệm hình sự cho người gây thiệt hại cho xã hội do sự rủi ro trong sản xuất và nghiên cứu khoa học thì cần có những điều kiện sau:


Sự rủi ro được loại trừ trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra trong sản xuất và nghiên cứu khoa học.

Sự rủi ro chỉ được loại trừ trách nhiệm khi người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ nhằm mục đích duy nhất là đem lại lợi ích cho xã hội như: tăng năng suất lao động; hạ giá thành sản phẩm; rút ngắn thời gian nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng công nghệ… Nếu người gây thiệt hại lại vì một mục đích khác thì sự rủi ro đó không được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Hành vi áp dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật phải phù hợp với thực tiễn và kiến thức được mọi người thừa nhận. Nếu hành vi mạo hiểm lại bất chấp cả kiến thức khoa học cũng như thực tiễn thì sự mạo hiểm đó đã trở thành sự phá hoại, lúc này sự rủi ro không còn có ý nghĩa loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mạo hiểm nữa. Sự rủi ro được loại trừ trách nhiệm hình sự khi đã áp dụng hết tất cả các biện pháp cần thiết mà không ngăn chặn được hậu quả xảy ra.

Người nghiên cứu khoa học không hề mong muốn rủi ro và thiệt hại xảy ra, mục đích của người nghiên cứu là đem lại lợi ích cho xã hội nhưng do các yếu tố khách quan hoặc các lý do khác mà người nghiên cứu không thể dự liệu trước được hậu quả sẽ xảy ra gây nên thiệt hại. Trong trường hợp này người người cứu không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.

d. Loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện chức năng nghề nghiệp.

Trách nhiệm hình sự của người gây thiệt hại do thực hiện chức năng nghề nghiệp thì xét về mặt chuyên môn và xã hội, việc gây thiệt hại trong trường hợp này là tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội và của chính người bị gây thiệt hại. Chẳng hạn như: thầy thuốc được yêu cầu gây đau đớn cho bệnh nhân để cứu họ thoát chết hoặc phải thực hiện những ca mổ mà khả năng bảo vệ mạng sống chưa xác định nhưng nếu không thực hiện thì bệnh

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí