Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Chế Định Những Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Nhằm Tăng Cường Vai Trò


sơ điều tra, truy tố của đối tượng trước đó không hề có. Nhiều phiên tòa đã phải hoãn để điều tra bổ sung, vừa làm mất thời gian, tốn công sức của nhiều người, nhiều cơ quan, vừa làm giảm lòng tin của người dân đối với cơ quan công quyền. Điều đáng nói nữa để tiếp tay cho hành vi trên thì hiện nay có nhiều đường dây bán bệnh án tâm thần. Điều này không những gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài mà còn gây xôn xao, bức xúc dư luận và đe doạ sự an toàn của xã hội.

Hiện nay tình trạng “say rượu bệnh lý” cũng làm cho người bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vẫn chưa được thừa nhận là người không có năng lực trách nhiệm hình sự để loại trừ trách nhiệm hình sự cho họ. Luật hình sự nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới không loại trừ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác. Bởi vì họ tự đặt mình vào tình trạng “say” nên họ có lỗi. Việc buộc người say rượu phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do họ gây ra còn là biểu thị thái độ nghiêm khắc của xã hội đối với tệ nạn say rượu. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội đang trong tình trạng “say rượu bệnh lý”, nó khác với tình trạng say rượu thông thường. Say rượu bệnh lý là tình trạng loạn thần cấp, diễn ra trong một thời gian ngắn, nhất thời với những triệu chứng bệnh lý rối loạn ý thức sâu sắc kiểu mù mờ, kèm theo trạng thái căng thẳng cảm xúc do hoang tưởng và ảo giác chi phối dẫn đến những tác phong sai phạm, nguy hiểm. Ở một số nước trong đó có các nước thuộc Liên Xô cũ và Mỹ coi trường hợp say rượu bệnh lý là trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Ở Việt Nam thì thực tiễn xét xử đã xảy ra trường hợp Hội đồng giám định pháp y tâm thần đã kết luận người phạm tội do say rượu bệnh lý, nhưng họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự [Xem: 39].


Thực tiễn cũng có một số trường hợp Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận một người thực hiện hành vi do say rượu bệnh lý nhưng vẫn bị khởi tố, truy tố và xét xử. Tuy nhiên, khi đưa ra xét xử bị cáo có nhiều biểu hiện lạ như không nhớ, lơ ngơ làm cho việc xét xử khó khăn và buộc phải hoãn phiên tòa xét xử.

Ba là, việc áp dụng quy định về phòng vệ chính đáng, thực tiễn áp dụng chưa phát huy được mục đích của pháp luật về phòng vệ chính đáng. Pháp luật hình sự xem phòng vệ chính đáng không phải tội phạm là nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại hành vi tội phạm cũng như ngăn chặn những thiệt hại do hành vi đó gây ra, nhưng thực tế xã hội không thể áp dụng được do tâm lý của người dân họ sợ phiền hà, sợ trả thù, sợ phạm tội… nên không thể hành động hay nói đúng hơn là họ không dám hành động. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là: đối với những hành vi xâm phạm lợi ích của xã hội, của Nhà nước, của tập thể (ví dụ: bắt gặp người gian đang chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, trông thấy một tên lưu manh đang móc túi của một người, gặp trường hợp một số tên lưu manh đang đánh bạn học của mình…), nhiều người thường có thái độ bàng quan, thờ ơ, thậm chí có người bị xâm phạm đến lợi ích của bản thân (ví dụ: bị rạch túi xách, bị dắt mất xe…) mà cũng không dám đối phó lại. Họ cũng nhận thức được trong trường hợp này luật cho phép họ hành động nhưng họ e ngại sợ trả thù hoặc có những trường hợp họ đã hành động và hành động của họ là hợp pháp nhưng do không hiểu pháp luật cứ tưởng mình phạm tội và chạy trốn hoặc một số người lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để trục lợi cho mình hoặc họ không tin tưởng vào pháp luật vào cơ quan Nhà nước có thể bảo vệ họ nên mọi người thường có suy nghĩ yên phận, sợ phiền hà, né tránh thờ ơ, bàng quan trước những gì đang diễn ra.


KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Xuất phát từ vai trò quan trọng của vấn đề bảo vệ quyền con người trong thời đại ngày nay, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của BLHS Việt Nam năm 1985, BLHS Việt Nam năm 1999 đã bổ sung một số quy định rất quan trong liên quan đến chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như: việc quy định thêm các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự với các căn cứ và điều kiện hợp pháp, chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ quyền con người bằng pháp luật… Những bổ sung này là cần thiết, thể hiện sự phát triển cao trong nhận thức và trình độ lập pháp hình sự của nước ta.

Trong những năm qua, những quy định về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong BLHS Việt Nam hiện hành được thực thi khá hiệu quả, về cơ bản các quy định đều được đảm bảo chấp hành, áp dụng nghiêm chỉnh, thống nhất, thể hiện tốt vai trò bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, từ yêu cầu tăng cường bảo vệ quyền con người bằng pháp luật, trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về chế định này trong thời gian vừa qua cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong các quy định của pháp luật liên quan đến chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như: chưa quy định chế định này thành một chương riêng, độc lập với các chế định khác của pháp luật hình sự; chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp trong việc khẳng định bản chất pháp lý của các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hay chưa có sự giải thích nhất quán đối với các từ ngữ được pháp luật quy định liên quan đến chế định này… Điều đó đặt ra yêu cầu phải phân tích chính xác, đánh giá khách quan, sâu sắc thực trạng các quy định của pháp luật hình sự về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự để từ đó có phương hướng để hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với chế định trên. Từ thực trạng trên, người viết có hướng hoàn thiện các quy phạm về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự để tăng cường vai trò bảo vệ các quyền con người được đề cập đến trong Chương III của luận văn này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Chương III

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 10

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI


3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nhằm tăng cường vai trò bảo vệ các quyền con người.

Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng là bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, đảm bảo cần thiết cho sự phát triển của sự công bằng, dân chủ, văn minh trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Việc hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật Việt Nam có ý nghĩa trên tất cả các phương diện: trong hoạt động lập pháp, cũng như từ lý luận đến thực tiễn.

3.1.1. Về mặt lập pháp

Căn cứ Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06/8/2011 của Quốc hội khóa XIII về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 433/NQ-UBTVQH13 ngày 30/12/2011 về việc thành lập Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi). Điểm 1.2 tiểu mục 1 Phần IV – Định hướng cơ bản sửa đổi BLHS trong đề cương định hướng sửa đổi, bổ


sung BLHS số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 có nêu: “Sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS liên quan đến các chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, xóa án tích…”. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là yêu cầu có tính cấp thiết [56, tr.16]. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền con người hiện nay đang được cả nhân loại quan tâm và tôn trọng, việc bảo vệ quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung những quy định mới cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới phát sinh; ngoài ra hiện nay xu thế chung của pháp luật hình sự các nước trên thế giới đòi hỏi trong luật phải ngày càng chứa đựng nhiều quy định, chế định mang tính nhân đạo hơn và dân chủ hơn, nên việc nghiên cứu mở rộng một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đang tồn tại trong thực tiễn xét xử của nước ta và các nước khác để bổ sung vào BLHS (sửa đổi) rõ ràng rất cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong PLHS Việt Nam nhằm tìm ra các giải pháp để khắc phục, sửa chữa những tồn tại, hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành không những có ý nghĩa hoàn thiện pháp luật hình sự mà còn góp phần tăng cường đảm bảo quyền con người bằng chế định này.

3.1.2. Về mặt lý luận

Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa thiết thực đối với khoa học pháp lý hình sự. Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý hình sự, việc hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự vừa có ý nghĩa lý giải được những vấn đề còn nhiều tranh thuận xung quanh chế định này, vừa có ý nghĩa là động cơ, mục đích nghiên cứu của khoa học pháp lý hình sự đối với những quy định mới.


3.1.3. Về mặt thực tiễn

Ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999”. Theo đó, việc tổng kết này nhằm đánh giá một cách khách quan và toàn diện thực tiễn hơn mười năm thi hành BLHS năm 1999, trong đó có chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLHS, góp phần đáp ứng yêu cầu mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm ổn định lâu dài, thúc đẩy phát triển của đất nước. Hiện nay, mặc dù một số trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và sự kiện bất ngờ được áp dụng nhiều trong thực tiễn, song thực tế cũng đặt ra nhiều trường hợp khác nhìn từ góc độ lợi ích, xã hội thì chúng là những hành vi có ích, hoặc chí ít là các trường hợp không có hại cho xã hội, cho cộng đồng, thì rõ ràng cần thiết phải được loại trừ trách nhiệm hình sự. Vì vậy, cùng với các chế định khác, các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự cũng là một trong những chế định quan trọng cần được đánh giá, tổng kết để có hướng hoàn thiện.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hoàn thiện chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự không những góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, người bào chữa… để đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội mà còn còn nâng cao nhận thức của công dân trong xã hội về quyền và nghĩa vụ của mình – trường hợp nào thì hành vi gây thiệt hại cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự; còn trường hợp nào thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, là hành vi tích cực nên làm. Đặc biệt, qua đó còn phát huy tinh thần chủ động và tích cực của nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm và những vi phạm pháp luật,


góp phần xây dựng một xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh và ngày càng tôn trọng các quyền con người, quyền công dân [56, tr.16].

3.2. Hoàn thiện chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người.

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

1) Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự cùng một chương với các quy định về tội phạm làm cho hình thức mâu thuẫn với nội dung chưa đảm bảo tính nhất quán về mặt logic pháp lý. Vì vậy, để cho những quy định này được thể hiện một cách đầy đủ, đúng bản chất và được áp dụng một cách triệt để và rõ ràng cần quy định một chương mới và độc lập về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Từ đó, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án trong việc nhận thức đúng đắn và áp dụng chính xác các quy định pháp luật hình sự của chế định những trường hợp tương ứng cụ thể được quy định trong chương mới và độc lập. Thêm vào đó, khẳng định một cách xác đáng trên thực tế các nguyên tắc tiến bộ và dân chủ của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền – pháp luật hình sự nhằm bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của con người, cũng như lợi ích của xã hội và của Nhà nước. Hiện nay, dự thảo Bộ luật hình sự Việt Nam (sửa đổi năm 2015) đưa chế định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự quy định thành một chương riêng biệt (chương IV), điều này là rất hợp lý.

2) BLHS năm 1999 quy định những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp trong việc khẳng định bản chất pháp lý. Có trường hợp thì sử dụng thuật ngữ “không phải là tội phạm”, có trường hợp là “không phải chịu trách nhiệm hình sự”… Chính vì vậy, cần


phải quy định thống nhất để giúp mọi người hiểu rõ về những trường hợp này và áp dụng vào trong thực tiễn đạt được hiệu quả. Theo người viết nên quy định thống nhất thành thuật ngữ “không phải chịu trách nhiệm hình sự” như trong dự thảo BLHS sửa đổi năm 2015, bởi ở nước ta khi nói đến trách nhiệm hình sự là mọi người đều dễ dàng hiểu rằng đó là hậu quả pháp lý mà buộc người phạm tội phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình tức người nào phạm tội thì vấn đề trách trách nhiệm hình sự mới được đặt ra. Và, nếu đối lập với trách nhiệm hình sự là không phải chịu trách nhiệm hình sự tức một người nào đó có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, nhưng theo pháp luật thì hành vi đó không bị xem là tội phạm nên trách nhiệm hình sự đối với người này cũng không đặt ra. Vì vậy, quy định thống nhất thành thuật ngữ “không phải chịu trách nhiệm hình sự” phù hợp hơn và giúp mọi người dễ hiểu hơn.

3) Đối với quy định tại Điều 12 BLHS hiện hành về độ tuổi cũng cần xem xét lại một số vấn đề về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, như quy định này còn mang tính nguyên tắc, chưa thật chính xác vì trong phần các tội phạm cụ thể vẫn có tội phạm quy định chủ thể phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là “tội giao cấu với trẻ em” quy định tại Điều 115 BLHS và “tội dâm ô với trẻ em” quy định tại Điều 116 BLHS hiện hành. Rõ ràng quy định tại Điều 12 không bao hàm hết hai trường hợp này. Vì vậy, cần phải quy định những tội phạm có chủ thể đặc biệt như hai tội phạm nêu trên thì cần phải sửa đổi, bổ sung Điều 12 BLHS. Liên quan đến vấn đề này Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt có đề xuất giải quyết mâu thuẫn về trường hợp này bằng cách sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 12 thành: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ trường hợp trong điều luật trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự có quy định khác” [56]. Người viết cũng đồng tình với cách sửa đổi, bổ sung này vì phần bổ sung đã giải quyết

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí