yếu tố: nhân thân người phạm tội, tính chất nguy hiểm đặc biệt cho xã hội, hậu quả của tội phạm gây ra, thấy: cần thiết phải loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi xã hội và, sự loại trừ đó phải được thể hiện bằng bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thì mới có quyền tước đi quyền sống của người đó.
Các tội phạm xâm phạm quyền sống của con người được luật hình sự quy định thành 11 tội danh tại 11 Điều của Chương 12, bao gồm các điều từ Điều 93 đến Điều 103 Bộ luật hình sự. Trong đó, có cấu thành tội phạm tăng nặng quy định tại Điều 93. Có 07 tội danh được thực hiện bởi với hình thức lỗi cố ý trực tiếp (quy định tại các điều 93, 94, 95, 96, 100, 101, 103); Có 02 tội danh được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý gián tiếp (quy định các điều: 97, 102) Có 02 tội danh được thực hiện bởi hình thức vô ý (quy định tại các Điều: 98, 99). Tiếp theo, luật cũng quy định một số cấu thành tội phạm giảm nhẹ, với dấu hiệu pháp lý như: tội phạm được thực hiện bởi hình thức lỗi vô ý. Ví dụ như: "Tội vô ý làm chết người".
Quyền được bảo vệ sức khỏe cũng là quyền vốn có và tự nhiên của mỗi người, nó không chỉ có ý nghĩa trong hoạt động lao động tạo ra vật chất đảm bảo sự sống của mỗi cá nhân, mà còn có ý nghĩa trong các hoạt động khác nhằm góp phần vào sự phát triển và tiến bộ chung của xã hội.
Bộ luật hình sự quy định sáu (06) tội danh khác nhau xâm phạm đến sức khỏe của con người, bao gồm các tội danh quy định tại các điều từ Điều 104 đến Điều 109. Trong đó, có 03 tội danh được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp (các tội quy định tại các Điều:104;105;106); 01 tội được thực hiện bằng lỗi cố ý gián tiếp (Điều 107); 02 tội được thực hiện bằng hình thức lỗi vô ý (các Điều:108;109). Trong nhóm tội này, có tội có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, với tình tiết tăng nặng là làm chết nhiều người (khoản 4 Điều 104).
Danh dự là "Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp" [52, tr. 241]. Nhân phẩm là "Phẩm chất và giá trị con người" [52, tr. 711].
Bộ luật hình sự đã quy định mười hai (12) tội danh khác nhau xâm phạm đến nhóm khách thể này. Trong đó, có các cấu thành tăng nặng liên quan đến hình thức lỗi của hành vi phạm tội; đối tượng mà tội phạm xâm hại; hậu quả xảy ra do tội phạm gây ra…Đặc biệt, cấu thành tăng nặng đối với hành vi hiếp dâm, được nhà làm luật cá thể hóa trách nhiệm đối với hành vi hiếp dâm trẻ em - đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ.
Từ việc phân tích một số vấn đề lý luận về nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm tại Phần chung của Bộ luật hình sự, qua việc nghiên cứu các quy phạm về tội phạm quy định tại Chương 12 của Bộ luật hình sự, chúng ta có thể nhận ra một số nội dung chủ yếu bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm thể hiện tại Chương này đó là:
Thứ nhất, tất cả các cấu thành tội phạm đến các quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận một cách rõ ràng, mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội được nhà làm luật xây dựng tương ứng đối với từng tội danh cụ thể trong một điều luật cụ thể. Sự quy định rõ ràng đầy đủ, chính xác được thể hiện ở từng dấu hiệu, từng mặt của tội phạm, bao gồm mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể, mặt chủ thể của tội phạm, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc quy định rõ ràng các mặt của tội phạm, cũng như các dấu hiệu của tội phạm có ý nghĩa định tội danh chính xác, với các cấu thành tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau, từ đó có ý nghĩa trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt.
Ví dụ: Cùng là hành vi dẫn đến chết người, nhưng có sự khác nhau về các dấu hiệu thuộc các mặt khác nhau của tội phạm, cho nên nhà làm luật đã xây dựng thành bốn cấu thành tội phạm khác nhau, tương ứng với các đặc điểm riêng theo luật quy định của bốn cấu thành tội phạm đó là: Tội giết người (Điều 93); Tội giết con mới đẻ (Điều 94); Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96)...
Thứ hai, nội dung bảo vệ các quyền con người tại các quy phạm tại Chương 12 Bộ luật hình sự còn thể hiện ở chỗ: Đối với từng cấu thành tội phạm cụ thể, mà điều luật quy định một hoặc một số yếu tố thuộc mặt khách quan hay chủ quan của tội phạm phải là dấu hiệu bắt buộc, thì nếu thiếu yếu tố bắt buộc ấy, sẽ dứt khoát không phải là tội phạm đó. Ví dụ: Cùng là hành vi giết người, nhưng giết người trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 96, khác hẳn trường hợp giết người theo quy định tại Điều 93. Nếu giết người mà thiếu yếu tố "phòng vệ khi bị rơi vào tình trạng bị tấn công, bị đe dọa ngay tức khắc đến tính mạng của mình" thì dứt khoát không phải giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng. Mà hành vi đó có thể cấu thành tội phạm khác, như tội giết người (Điều 93) hoặc tội giết người trong trường hợp trạng thái bị kích động mạnh (Điều 95).
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Các Giai Đoạn Thực Hiện Tội Phạm Và Đồng Phạm
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7
- Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Việc Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Đối Với Hành Vi Không Tố Giác Tội
- Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Phạm Về Tội Phạm Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Theo Hướng Tăng Cường Bảo Vệ Quyền Con Người
- Những Yêu Cầu Đối Với Hoàn Thiện Các Quy Phạm Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Tội Phạm Theo Định Hướng Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người
- Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Thứ ba, nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm tại Chương 12 còn thể hiện ở chỗ: Các tội phạm được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự do lỗi, cũng như cụ thể hóa tối đa hình thức lỗi đối với từng hành vi bị coi là tội phạm trong chương này. Chính vì vậy, đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người, có một số tên tội danh của tội phạm gắn liền với hình thức lỗi. Có nghĩa là một số tội này ngay trong tên gọi của "Tội phạm đã phản ánh tội đó được thể hiện bằng hình thức tội gì?" (Lỗi cố ý hay vô ý). Có thể kể tên một số Điều luật, được xây dựng theo hình thức này như sau: Tội vô ý làm chết người (Điều 98); Các tội quy định tại các Điều: Điều 99; Điều 108; Điều 109, đây là những tội được thực hiện do lỗi vô ý. Vì như đã phân tích ở trên, hình thức lỗi là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động định tội danh, phân hóa trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt.
Thứ tư, nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm tại Chương 12 còn thể hiện ở chỗ: Xuất phát từ tính chất đặc biệt của khách thể được luật hình sự bảo vệ tại chương này, nhà làm luật đã xây dựng
các tội danh theo hình thức cấu thành bao gồm: cả cấu thành vật chất và cấu thành hình thức, dựa trên các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm - đó là hậu quả do tội phạm gây ra. Hậu quả xảy ra bởi hành vi phạm tội không chỉ có ý nghĩa phản ánh về lượng (mức độ) thiệt hại mà còn có vai trò để định tội, cũng như quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Nghiên cứu các tội danh cụ thể, chúng ta không khó để nhận ra trong số các cấu thành tội phạm cụ thể tại Chương 12, có một số tội được xây dựng bằng cấu thành vật chất và một số bằng cấu thành hình thức. Có thể liệt kê một số tội được xây dựng là cấu thành vật chất như sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104); các tội quy định tại điều 105, 106, 107...và một số tội được xây dựng bằng cấu thành hình thức như các tội quy định tại các điều: 111, 112, 113, 114, 115, 116, 123, 124...
Thứ năm, để không bỏ lọt tội phạm, đồng thời tránh kết tội oan người không có tội - một trong những nội dung bảo vệ quyền con người bằng quy phạm về tội phạm, tại các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự của con người, đã được luật quy định rất cụ thể về chủ thể của từng tội phạm. Ví dụ: Đối với tội hiếp dâm, thông thường chủ thể là nam giới. Tuy nhiên, luật không cứng nhắc quy định chủ thể bắt buộc phải là nam giới khi dùng từ "Người nào...", điều đó có nghĩa là chủ thể có thể là nữ giới, và thường là tham gia vào việc phạm tội với vai trò là đồng phạm. Hoặc: Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116) thì chủ thể phải là người đã thành niên.
Thứ sáu, nội dung bảo vệ các quyền con người còn được thể hiện trong việc quy định một số hành vi xâm hại trẻ em - đối tượng được bảo vệ đặc biệt, do vậy luật đã tội phạm hóa một số hành vi xâm phạm trẻ em thành các tội danh cụ thể tại Chương 12. Trong nhóm đối tượng bị tội phạm xâm phạm là trẻ em, lại được cụ thể với 02 độ tuổi khác nhau, gồm: độ dưới 13 tuổi; độ từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi; Theo đó, người phạm tội sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt cao hơn - nếu phạm tội đối với trẻ em dưới 13 tuổi.
2.2.2. Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm quy định tại Chương 13 Bộ luật hình sự
Quyền tự do, dân chủ là các quyền cơ bản của công dân, cần được pháp luật hình sự bảo vệ. Quyền công dân và quyền con người là 02 khái niệm có nội hàm gần nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Vì thế giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động đến nhau. Trong đó, quyền con người chủ yếu phản ánh các quyền cơ bản vốn có, mà mỗi cá nhân được hưởng từ khi sinh ra, còn quyền công dân chủ yếu phản ánh các quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong mối quan hệ pháp lý với nhà nước. Xã hội phát triển và văn minh thì các quyền công dân phải được ghi nhận cụ thể trong luật. Như vậy, quốc gia nào mà các quyền công dân được quy định đầy đủ, và cụ thể trong luật, trong đó có luật hình sự, có nghĩa là quốc gia đó thực hiện và bảo đảm tốt các quyền con người.
Trong các quyền công dân thì quyền tự do, dân chủ phản ánh cơ bản các quyền con người, và giữ vai trò bậc nhất trong số các quyền công dân. Chính vì vậy, trong Bộ luật hình sự Việt Nam, nhà làm luật đã xây dựng Chương về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân ngay sau Chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Nội dung bảo vệ các quyền con người được thể hiện tại Chương này trước hết ở chỗ: Nhà làm luật đã quy định các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân thành các tội phạm cụ thể tương ứng với từng điều luật tại Chương này. Theo đó, các hành vi xâm phạm các quyền: Tự do đi lại và cư trú; Quyền bất khả về chỗ ở của công dân; Quyền được thông tin hội họp, lập hội; Quyền bầu cử, ứng cử; Quyền lao động; Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo; Quyền bình đẳng giữa nam và nữ…, đã được tội phạm hóa thành
các tội: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123); Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124); Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125); Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126); Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127); Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128); Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129); Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130); Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132).
2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI
2.3.1. Thực tiễn áp dụng
Theo lựa chọn xác suất, chúng tôi đã nghiên cứu ngẫu nhiên một số bản án có hiệu lực pháp luật của một số Tòa án ở đại phương (bao gồm cấp tỉnh và cấp huyện), như sau:
Ví dụ: Tại Bản án số 10/2013/HSST của Tòa án nhân dân huyện BT, tỉnh BK, Mông Hải N bị xét xử về tội Bắt, giữ người trái pháp luật. Theo đó, ngày 23/01/2012, sau khi bắt quả tang Lê Anh D và Lương Đức Th xâm phạm xe ô tô của mình, Mông Hải N đã túm Lường Đức Th vào nhà, với ý định để hỏi xem lúc trước ai phá hoại tài sản của mình và định đưa Th ra Ủy ban nhân dân xã để giải quyết, nhưng đang định đưa Th đi thì vừa ra cửa nhà N thấy một toán thanh niên đang cầm dao, túy sắt, gậy đang tiến về phía nhà mình vừa đi vừa quát tên mình, N liền quay vào nhà đóng cửa nhà lại, rồi toán thanh niên kia đập phá, đe dạo đánh mình. Ngay lúc đó N cũng gọi điện cho công an xã đến giải quyết. Sau khi công an xã đến giải quyết, Th ra về, làm đơn yêu cầu khởi tố hình sự đối với N. Sau đó, N bị tòa kết tội Bắt, giữ người trái pháp luật.
Trong vụ án này, theo tác giả: Rõ ràng việc N giữ Th trong nhà, không đưa Th ra Ủy ban nhân dân xã được là do bất khả kháng, vì khi đó có toán
thanh niên đang cầm hung khí tiến về phía nhà N và quát và đe dọa sẽ chém.
N. Nếu N không đóng cửu thì có thể sẽ bị toán thanh niên đánh, chém, do vậy, lúc đó N không tự quyết định được, đành phải để Th trong nhà mình. Từ đó, theo quan điểm của tác giả, việc N nhốt Th trong nhà là N hoàn toàn không có lỗi, nên hành vi Nam bắt và giữ Th không phải là tội phạm. (Thời gian N giữ Th trong nhà mình khoảng 1,5 giờ). Nhưng, khi xét xử, N bị kết tội Bắt, giữ người trái pháp luật.
Thực tiễn áp dụng các quy phạm về chế định lỗi cũng cho thấy, một số vụ án, trong đó tội phạm được thực hiện bởi nhiều hình thức lỗi khác nhau, đặc biệt là các vụ án có đồng phạm, nhiều người tham gia. Trong vụ án, tội phạm được thực hiện bởi cả lỗi cố ý trực tiếp, có cả lỗi cố ý gián tiếp, có cả lỗi vô ý, thậm chí có cả lỗi hỗn hợp (lỗi cố ý đối với hành vi, nhưng lại vô ý đối với hậu quả xảy ra), nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định rõ ràng hình thức lỗi của mỗi người đồng phạm. Từ đó, gặp khó khăn trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm, cũng như ảnh hưởng đến nội dung bảo vệ các quyền con người
Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, tồn tại một số vụ án, thực tế tội phạm mới thực hiện ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã không xác định và thể hiện rõ, mà như chúng tôi đã phân tích ở chương trước, xác định rõ giai đoạn phạm tội là một trong những cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự - một nội dung thể hiện tư tưởng bảo vệ các quyền con người. Tình trạng này, đa số rơi vào các tội có cấu thành hình thức, mà nguyên nhân chủ yếu do có sự lầm lẫn ở chỗ cứ cấu thành hình thức thì chỉ cần thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan là tội phạm đã hoàn thành.
Ví dụ: Tại bản án số: 20/2013/HSST của Tòa án nhân dân tỉnh BK xét xử bị cáo Bàn Phúc H về tội Hiếp dâm trẻ em. Theo hồ sơ, sau khi H rời nhà Đ (bị hại), H đã sặc nhớ mình bỏ quên bao thuốc lá tại nhà Đ, H liền quay lại ý định là để lấy bao thuốc, khi quay lại nhà Đ, H thấy bố Đ đang nằm ngủ
giường bên tay trái của H hướng ngoài vào, nhìn sang bên phía tay phải là buồng, thấy Đ đang nằm ngủ trên giường, H liền nảy sinh ý định giao cấu với Đ. H đi về phía Đ đang ngủ, kéo chăn Đ đang đắp trên người, rồi tụt quần của Đ xuống đến đầu gối, rồi nằm nên người Đ, chưa thực hiện việc giao cấu, dương vật của H chưa cho vào âm hộ của Đ, đúng lúc này thì mẹ Đ về, H liền chui xuống gầm giường, sau đó Đ và mẹ Đ đi chơi. Khi tòa xét xử, cũng không xác định H mới chỉ thực hiện tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
- Thực tiễn áp dụng các quy phạm về đồng phạm.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy, số lượng vụ án có đồng phạm có tỉ lệ tương đối lớn trong các vụ án hình sự. Theo kết quả nghiên cứu và thống kê của TS. Trần Quang Tiệp - Bộ Công an thực hiện năm 2007, như sau: "Trong 500 vụ án được lựa chọn theo xác suất do Tòa án các cấp xét xử, cho thấy 293 vụ án phạm tội riêng lẻ, 207 vụ án có nhiều người tham gia, trong đó 181 vụ án có đồng phạm (chiếm 36,2%), số người đồng phạm là 638 người " [44, tr. 27].
Qua nghiên cứu một số vụ án có đồng phạm cho thấy: Có một số hạn chế trong việc giải quyết các loại án này, hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:
Một là, một số cơ quan, người tiến hành tố tụng còn nhầm lẫn giữa vụ án có đồng phạm với vụ án có nhiều người tham gia, vì đây là hai trường hợp gần nhau, nhưng không đồng nhất với nhau (như đã phân tích ở chương trước), cho nên có những vụ án không có đồng phạm, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xác định có đồng phạm. Ví dụ: Tại bản án số 19/HSST của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh BK xét xử Lý Kim T và các đồng phạm khác về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. Trước đó, T đã mang cưa lốc vào rừng đặc dụng do Nhà nước quản lý (chủ rừng là Ban quản lý rừng Quốc gia) với mục đích là cưa cắt gỗ nghiến bán lấy tiền, khi vào đến rừng, vô ý gặp Đặng Tài V, khi đó V cũng đang cắt trộm gỗ tại khu vực đó, rồi cả hai cùng dùng cưa lốc cưa cây gỗ nghiến, cắt thành nhiều khúc ngắn,