Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12

lượng, trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ vững vàng, trách nhiệm cao trong việc bảo vệ pháp chế cũng như bảo vệ các quyền con người, bao gồm các quyền thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự.

3) Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và những cán bộ khác trực tiếp làm công tác bảo vệ pháp luật và xét xử có trình độ cao, chuyên môn sâu, rộng, nghiệp vụ nhuần nhuyễn, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng để đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới.

4) Không ngừng đổi mới trên cơ sở phù hợp với pháp luật thực để nâng cao chất lượng của phiên tòa, đặc biệt đổi mới và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, mọi tình tiết quan trọng trong vụ án phải được phân tích đánh giá một cách khách quan toàn diện. Quyền tranh tụng và thời gian tranh tụng phải được bảo đảm đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và đúng theo nội dung của cải cách tư pháp.

5) Phải có sự phối hợp và thống nhất giữa các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết vụ án, những quy phạm của pháp luật phải được các cơ quan áp dụng một cách thống nhất, tránh có các cách hiểu và áp dụng khác nhau về cùng một quy phạm, một điều, khoản để giải quyết vụ án, một cách công minh, đúng pháp luật.

6) Đẩy mạnh và thường xuyên thực hiện tốt công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân về kiến thức pháp luật, và ý thức pháp luật, trong đó có các quy phạm về tội phạm.

7) Thực hiện tốt cơ sở, trang thiết bị cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại có khả năng ứng dụng cao để phục vụ tốt cho công tác giải quyết vụ án được chính xác, đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội.

8) Xây dựng cơ chế phù hợp, an toàn cho hoạt động khiếu nại, tố cáo của người dân khi họ phát hiện có sự xâm phạm đến các quyền con người,

trong đó có sự xâm phạm các quyền con người liên quan đến việc áp dụng các quy phạm về tội phạm.

9) Quan tâm thỏa đáng, và thực hiện cơ chế khuyến khích về cả tinh thần và vật chất đối với những người trực tiếp làm công tác bảo vệ pháp luật và xét xử.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận tại Chương 1, sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm tại Phần chung Bộ luật hình sự và, tại Chương 12; Chương 13 của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Đồng thời, bằng sự lựa chọn và nghiên cứu theo tỷ lệ xác suất ngẫu nhiên một số bản án đã có hiệu lực pháp luật, thuộc 02 cấp xét xử của tòa án trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và, một số bản án đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án các cấp trong nước, do lựa chọn ngẫu nhiên được trích dẫn trong cuốn sách "Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam" của Tiến sĩ Trần Quang Tiệp - Bộ Công an, Nxb Tư pháp, xuất bản năm 2007, người viết đã có cơ sở đưa ra mộ số nhận xét, đánh giá chung về những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, người viết đã đưa ra một vài kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy phạm về tội phạm tại Phần chung của Bộ luật hình sự theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người, để đáp ứng phần nào những đòi hỏi về hoàn thiện các quy phạm về tội phạm nói riêng và, với pháp luật hình sự nước ta nói chung.

Để có tính đồng bộ, toàn diện, hướng tới nâng cao hiệu quả về bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, ngoài việc đưa ra kiến nghị hoàn thiện một số quy phạm về tội phạm, người viết còn đưa ra kiến nghị về đổi mới một số chế định khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ở mức độ khác nhau, đến bảo vệ các quyền con người. Trong đó, có một số chế định thuộc phạm vi, nhiệm vụ của cải cách tư

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 12

pháp mà Đảng, Nhà nước ta đã đề ra và đang tiến hành. Trong những nội dung cải cách đó, người viết đặc biệt cho rằng: Cần thiết phải đẩy mạng cải cách về các chế định: Chế định về cơ quan tư pháp, bao gồm tổ chức, hoạt động, xác định các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đối với nhau và, mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với tổ chức, cơ quan nhà nước thuộc hai nhánh quyền lực còn lại (quyền lập pháp và hành pháp), đồng thời xác định vai trò trách nhiệm chính của mỗi cơ quan tư pháp khi giải quyết các vụ án; Chế định về mô hình xét xử, cần đẩy mạnh cải cách theo hướng coi hoạt động tranh tụng tại phiên tòa giữ vai trò chủ yếu, quan trọng nhất. Chế định về cải cách cán bộ, công chức, người làm công tác thực tiễn khi điều tra, truy tố, xét xử trong các cơ quan tiến hành tố tụng, như: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán. Bên cạnh đó, là cải cách nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, những người tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can, bị cáo, quy định sự tham gia của luật sư vào quá trình giải quyết vụ án hình sự là bắt buộc, và ở tất cả các giai đoạn - bao gồm từ giai đoạn điều tra sơ lược (trước khi có quyết định khởi tố bị can).

KẾT LUẬN


Bảo vệ các quyền con người là nội dung xuyên suốt hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam. Trong đó, Bộ luật hình sự - với vai trò là luật nội dung trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các quy phạm về tội phạm bao gồm các quy phạm về định nghĩa pháp lý về tội phạm; các quy phạm về lỗi; quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm; quy phạm về đồng phạm; quy phạm về phi tội phạm hóa đối với hành vi không tố giác tội phạm do những người ruột thịt, thân thích gần thực hiện đối với nhau; quy phạm là khung cơ bản của đạo luật, do vậy cần phải thể hiện đầy đủ, rõ nét các nội dung bảo vệ các quyền con người.

Từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu lực đã mang trong nó các nội dung bảo vệ các quyền con người rất cụ thể và rõ nét. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên nó còn nhiều hạn chế cần được khắc phục, trong đó có các quy phạm về tội phạm. Những hạn chế của Bộ luật hình sự không chỉ thể hiện ở sự một số quy định không còn phù hợp với tình hình mới xã hội, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quyền con người. Để đáp ứng với đòi hỏi của tình hình mới của xã hội, Bộ luật hình sự năm 1999 đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng và thể hiện sự hoàn thiện lớn về pháp luật hình sự, đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình mới, là công cụ hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ các quyền con người. Sự phù hợp và đáp ứng đó thể hiện ở nhiều bình diện khác nhau, bao gồm: bình diện khoa học, cơ sở lý luận, thực tiễn của nền pháp lý hình sự.

Định nghĩa pháp lý về tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 8 là căn cứ pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án xác định hành vi nào là tội

phạm, hành vi nào không phải là tội phạm, nói cách khác, định nghĩa pháp lý về tội phạm là căn cứ cho việc khẳng định: Có tội phạm và không có tội phạm xảy ra, chứ không thể có khả năng thứ ba. Điều đó có ý nghĩa: 1) Không bỏ lọt tội phạm; 2) Không làm oan người không có tội.

Quy phạm về phân loại tội phạm (khoản 2, khoản 3 Bộ luật hình sự năm 1999) đã phân tội phạm thành bốn loại tội phạm (so với Bộ luật hình sự năm 1985 là hai loại) đã thể hiện rõ sự phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Các quy phạm về lỗi (quy định tại Điều 9, Điều 10) - với việc phân định các hình thức lỗi khác nhau (lỗi cố ý và lỗi vô ý); quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm (Điều 17 - Điều 19) với việc phân định tội phạm được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau; chế định đồng phạm (Điều 20) với sự ghi nhận các hình thức đồng phạm (đồng phạm giản đơn và phạm tội có tổ chức) và các loại người đồng phạm khác nhau dựa trên căn cứ vai trò của từng loại người tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999), với cơ sở lý luận là tính nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đã không còn từ thời điểm người chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt tự mình chấm dứt, tự ngưng (tự đình chỉ) việc phạm tội, nên hậu quả nguy hại cho xã hội không còn nên chủ thể được miễn trách nhiệm hình sự - đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự. Với việc ghi nhận chế định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo cũng như tinh thần bảo vệ các quyền con người của pháp luật hình sự và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đó, cho thấy các quy phạm về tội phạm của luật hình sự Việt Nam hiện hành đã bảo đảm cơ bản cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ các quyền con người.

Mặc dù đã đạt được những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, thực tiễn cho thấy: Một số nơi, một số cơ quan, một số cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết các vụ án hình sự, trong đó là một số Điều tra viên; Kiểm sát viên; Thẩm phán do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng áp dụng không chính xác các quy phạm về tội phạm, một là do cố tình vì những động cơ khác nhau, hoặc là do có sự nhận thức non kém về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc do các nguyên nhân khác dẫn đến xử lý không chính xác các vấn đề trong giải quyết vụ án, làm oan người không có tội, xâm phạm các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự ở các mức độ khác nhau.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nghiên cứu những mặt đã đạt được trong việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam, nhận thấy một số những hạn chế, những tồn tại xét trên cả phương diện lập pháp, lý luận và thực tiễn có tác động tiêu cực, hoặc ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm. Từ đó, đã ra những đề xuất chủ yếu để thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm như trên.

Đây là đề tài vẫn còn mới, đồng thời vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm không chỉ là yêu cầu, là nhiệm vụ của pháp luật hình sự Việt Nam và của quốc tế, là một trong tám (08) phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả của hệ thống hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, ở tầm vĩ mô hơn, từ đó mới đưa ra được các phương hướng, giải pháp tối ưu hơn, hiệu quả hơn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ các quyền con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên), Đỗ Khắc Hưởng (2010), Bình luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật hình sự năm 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục (1983), Triết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Cảm (Chủ biên), Phạm Mạnh Hùng; Trịnh Tiến Việt (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

8. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Lê Văn Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (11), tr. 12-18.

10. Lê Văn Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (12), tr. 7-13.

11. Lê Văn Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (13), tr. 8-16.

12. Lê Văn Cảm (2006), "Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự", Tòa án nhân dân, (14), tr. 4-12.

13. Lê Văn Cảm (2008), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, (Sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Lê Văn Cảm (2010), "Bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự - ý nghĩa của việc nghiên cứu", Khoa học, (Luật học), (26), tr. 147-154.

15. Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng, tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxbv Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Chí (2007), "Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự", Khoa học, (Kinh tế - Luật), (23), tr. 64-80.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách công tác tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (dành cho sinh viên và học viên sau đại học) (2008), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Hòa (2010), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí