Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Việc Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Đối Với Hành Vi Không Tố Giác Tội

cơ sở phân loại các hình thức đồng phạm thành đồng phạm đơn giản, đồng phạm phức tạp.

Chính vì cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nên khi giải quyết các vụ án có đồng phạm, các cơ quan có thẩm quyền luôn luôn phải đặc biệt phân tích, đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của vụ án từ cách phân loại hình thức đồng phạm - để bảo đảm các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự, như công bằng, công minh, trách nhiệm do lỗi …

Ngoài hai hình thức đồng phạm chúng ta vừa phân tích trên, khoa học luật hình sự nước ta còn nhìn nhận hình thức đồng phạm nữa là hình thức đồng phạm đặc biệt phạm tội có tổ chức, và pháp luật thực định của nước ta cũng ghi nhận hình thức đồng phạm này, cụ thể là khoản 3 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985 và khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999.

Nghiên cứu để tìm ra sự thể hiện những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, chúng ta cần làm rõ và phân biệt khái niệm phạm tội có tổ chức với khái niệm các tội phạm cụ thể có sử dụng cụm từ tổ chức quy định trong bộ luật hình năm 1999, sự khác nhau giữa hai khái niệm này được thể hiện bởi năm dấu hiệu sau [7, tr. 172-174]:

Thứ nhất, phạm tội có tổ chức là trường hợp đồng phạm đặc biệt có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, còn đối với các tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức, hành vi tổ chức người khác thực hiện hành vi phạm pháp cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (dấu hiệu định tội).

Thứ hai, một trong những điều kiện bắt buộc của phạm tội có tổ chức là số người tham gia phạm tội phải từ hai người trở lên, trong khi đối với các tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức, không nhất thiết phải có điều kiện này. Chỉ cần một người có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể có sử dụng cụm từ tổ chức là có thể phạm tội này.

Thứ ba, việc xác định trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội có tổ chức phải căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà những người đồng phạm tham gia thực hiện và điều luật quy định chế định đồng phạm trong khi đó việc xác định trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội cụ thể có sử dụng cụm từ tổ chức chỉ cần căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm đó.

Thứ tư, trong trường hợp phạm tội có tổ chức, những người đồng phạm cùng phạm một tội; đối với tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức, thì chỉ người có hành vi tổ chức người khác thực hiện hành vi phạm pháp là phạm tội này.

Thứ năm, trường hợp hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức và giữa những người này có sự cấu kết chặt chẽ với nhau thì những người này đồng phạm tội đó dưới hình thức phạm tội có tổ chức. Việc giải quyết vụ án này tương tự như các vụ án phạm tội có tổ chức khác.

Như vậy, đặc điểm chung, cũng như đặc trưng riêng của hình thức đồng phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm đặc biệt, phản ánh tính chất, cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hình thức đồng phạm này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong một vụ án có đồng phạm, thì cũng có khi tất cả những người đồng phạm tham gia thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, (đó là trường hợp đồng phạm đơn giản). Trên thực tế, trong các vụ án có đồng phạm, mà cụ thể là hình thức đồng phạm phức tạp; phạm tội có tổ chức thì những người đồng phạm cùng cố ý tham gia vào thực hiện tội phạm với vai trò khác nhau. Do vậy, căn cứ vào vai trò của từng người đồng phạm, Luật hình sự Việt Nam hiện hành đã định nghĩa về các loại người đồng phạm tại Khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó có các loại người đồng phạm sau: Người thực hành (1); người tổ chức (2); người xúi giục (3); người giúp sức (4).

Vấn đề trách nhiệm hình sự, trong đó có trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 8

sự tác động của hoạt động truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết tội, chịu áp dụng biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu án tích. Về nguyên tắc, cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự là Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999 và trách nhiệm hình sự được thực hiện theo nguyên tắc "Trách nhiệm do lỗi", và bằng các luận chứng khoa học và hoạt động thực tiễn, luật hình sự Việt Nam chỉ giải quyết, vấn đề trách nhiệm hình sự của thể nhân, tức là việc thực hiện tội phạm của thể nhân. Đó là nguyên tắc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, trong vụ án có đồng phạm, hay nói cách khác khi có nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện một tội phạm, thì giải quyết trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được giải quyết theo các nguyên tắc chung của luật hình sự Việt Nam - đó là các nguyên tắc: Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm trong đồng phạm (1); nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia, thực hiện tội phạm trong đồng phạm (2); nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm (3).

Trên cơ sở phân tích nội dung của các quy phạm về đồng phạm nghi nhận trong luật hình sự thực định của Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy: Sự thể hiện những nội dung bảo vệ các quyền con người ở các quy phạm về đồng phạm như sau:

Một là, việc ghi nhận khái niệm đồng phạm trong luật thực định, với các dấu hiệu pháp lý của nó đã thể hiện sự đáp ứng đối với đòi hỏi của xã hội xét cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Sự đáp ứng các đòi hỏi đó, trước hết là đối với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm để duy trì trật tự xã hội bảo vệ các quyền con người nói chung, muốn thực hiện điều đó thì pháp luật là tối thượng, cứ có tội phạm xảy ra phải được xử lý, không để lọt, cho dù tội phạm đó do một người thực hiện hay do nhiều người thực hiện, cho dù tội phạm có đồng phạm hay không có đồng phạm. Với việc ghi nhận các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm trong luật thực định, vì vậy, nếu thiếu dù chỉ một trong các dấu hiệu đó,

thì nhất định tội phạm đó không có đồng phạm, người thực hiện tội phạm có chăng cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình một cách độc lập như trong trường hợp tội phạm thông thường. Ví dụ: Trong đồng phạm, tính chất lỗi của hành vi phạm tội phải là lỗi cố ý. Nếu nhiều người cùng thực hiện một tội phạm với hình thức lỗi vô ý thì đó không phải là đồng phạm. Nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định những người thực hiện tội phạm đó là đồng phạm, buộc họ ngoài việc phải chịu trách nhiệm cá nhân ra, còn phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm mà họ thực hiện là sự xâm phạm các quyền con người, và ngược lại.

Hai là, việc ghi nhận các hình thức đồng phạm đã thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên tính chất nguy hiểm của tội phạm và mức độ nguy hại xảy ra đối với xã hội hoặc đe dọa xảy ra đối với xã hội, mà các hình thức đồng phạm cũng cơ sở của sự phân định các hình thức đồng phạm, tính chất nguy hiểm của từng hình thức đồng phạm đã được phân tích, đánh giá ở trên.

Ba là, luật hình sự thực định ghi nhận các loại người đồng phạm dựa vào vai trò của từng loại người trong đồng phạm vừa thể hiện rõ sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong vụ án có đồng phạm, vừa thể hiện rõ các nguyên tắc trách nhiệm cá nhân đối với hành vi của mỗi người phạm tội. Mỗi người đồng phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng một tội phạm mà các đồng phạm thực hiện, nhưng người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội vượt quá của người đồng phạm khác.

2.1.4. Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm khi những người ruột thịt hoặc thân thích gần thực hiện đối với nhau

Pháp luật là tối cao, tối thượng; quyền con người là trung tâm, là cái đích vươn tới trong xây dựng đất nước. Vì thế, đấu tranh phòng, chống tội

phạm là để bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền con người. "Mọi hành vi là phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật" [40] - điều đó đã trở thành một nội dung của chính sách hình sự của quốc gia. Xuất phát từ cơ sở pháp lý đó, nên mọi người dân, tổ chức khi phát hiện tội phạm phải có nghĩa vụ báo (tố giác) để người phạm tội được xử lý kịp thời và nghiêm minh. Thông thường, nếu người nào biết có tội phạm xảy ra mà không tố giác có nghĩa là trái với quy định của luật hình sự, tức là đã không thực hiện việc mà trong trường hợp đó pháp luật bắt buộc phải thực hiện, và trong một số trường hợp, sự không thực hiện đó bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, đồng thời với việc tiếp thu và đưa vào pháp luật quốc gia những giá trị của nền pháp lý tiến bộ của nhân loại, chúng ta còn phải kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của nền pháp lý truyền thống của dân tộc. Do vậy, trong các quy phạm về tội phạm của luật hình sự thực định của Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đặc biệt, đó là: Trong những trường hợp luật hình sự quy định hành vi không tố giác tội phạm cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đó là những trường hợp người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật hình sự. Quy định này được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự.

Như vậy, với việc luật hình sự ghi nhận trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự vừa thể hiện sự nhân đạo, vừa thể hiện rõ nét nội dung bảo vệ các quyền con người trong chế định này.

Tóm lại, những vấn đề đã được nghiên cứu tại mục 2.1 này, có thể tóm lược chính như sau: Nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện tại định nghĩa pháp lý về tội phạm là: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu đủ

các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm phản ánh trong định nghĩa pháp lý của tội phạm thì hành vi đó là tội phạm. Người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình thực hiện. Nếu không đủ, (cho dù chỉ thiếu một) dấu hiệu của tội phạm thì dứt khoát hành vi đó không phải tội phạm. người thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Chế định phân tội phạm thành bốn (04) loại tội phạm: Tội phạm ít nghiêm trọng; Tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thể hiện rõ nét nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự - một trong những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.

Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm, với sự phân định rõ ràng có ba (03) giai đoạn thực hiện tội phạm: (giai đoạn chuẩn bị phạm tội (1); Giai đoạn phạm tội chưa đạt (2); Giai đoạn tội phạm hoàn thành (3) thể hiện rõ nét sự phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự trong tội phạm. Nguyên tắc chung, người thực hiện tội phạm ở giai đoạn nào thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự của giai đoạn thực hiện tội phạm đó. Người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình định thực hiện đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Được quyết định hình phạt theo Điều 53 Bộ luật hình sự - áp dụng đối với tội phạm thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội; Người thực hiện tội phạm chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Nhưng được áp dụng hình phạt theo Điều 53 Bộ luật hình sự - đối với tội phạm chưa đạt; Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Chế định đồng phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự thực định của Việt Nam với việc ghi nhận: Đồng phạm phải là tội phạm được thực hiện bởi từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện đã thể hiện rõ nét nguyên tắc trách nhiệm do lỗi. Qua đó, làm cơ sở pháp lý để khẳng định: Cho dù tội phạm

được thực hiện bởi nhiều người, nhưng nếu họ không cùng cố ý tham gia thì đó không phải đồng phạm - vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được xử lý như trường hợp tội phạm bình thường - một nội dung quan trọng của tư tưởng bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Chế định đồng phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự của Việt Nam với sự phận định các hình thức đồng phạm, cũng như phân định người đồng phạm thành các loại người đồng phạm khác nhau (người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức) trên cơ sở vai trò của từng loại người vào việc cùng tham gia thực hiện tội phạm, đã thể hiện rõ sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong tội phạm, cũng như thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm độc lập về hành vi tham gia thực hiện tội phạm trong đồng phạm - một trong những nội dung chính của bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp - hình sự.

Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm giữa những người ruột thịt, thân thích đối với nhau nếu tội phạm không tố giác đó không phải các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo và truyền thống tốt đẹp của dân tộc - một nội dung chủ yếu của tinh thần bảo vệ các quyền con người trong luật hình sự Việt Nam.

2.2. SỰ THỂ HIỆN NỘI DUNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI BẰNG NHỮNG QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM QUY ĐỊNH TRONG PHẦN RIÊNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Nghiên cứu vấn đề bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về

tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự, còn phải nghiên cứu một số nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm quy định tại Phần riêng của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do phạm vi vấn đề cần phải nghiên cứu tại phần này

quá rộng, không thể giải quyết được hết trong đề tài này. Cho nên, người viết chỉ dừng lại ở việc phân tích một số vấn đề mà tác giả cho là cơ bản tại Chương 12 và Chương 13 của Bộ luật hình sự, từ đó để nhận biết những nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện tại hai chương này.

Lý do mà người viết chọn hai Chương này để nghiên cứu là vì: Các quy phạm về tội phạm quy định tại hai Chương này quy định về các tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người, của công dân. Chính vì tính chất đặc biệt này, cho nên nhà làm luật đã xây dựng, ghi nhận 02 Chương này ngay sau Chương quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Cụ thể là: Chương 12 quy định các tội về phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, bao gồm các điều từ Điều 93 đến Điều 122 Bộ luật hình sự. Chương 13 quy định các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, được quy định từ các điều: Từ Điều 123 đến Điều 132 của Bộ luật hình sự.

2.2.1. Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về tội phạm quy định tại Chương 12 Bộ luật hình sự

Để làm rõ một số nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm để tội phạm thể hiện tại Chương 12, chúng ta cần xác định: Khách thể bị các tội phạm xâm phạm quy định tại chương này là quyền sống, quyền được bảo vệ sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Đây là nhóm khách thể đặc biệt được luật hình sự bảo vệ, sự đặc biệt thể hiện ngay trong nội hàm của các nhóm khách thể, có thể tóm lược như sau:

Quyền sống là quyền thiêng liêng, vốn có của mỗi con người từ khi sinh ra, vừa mang tính tự nhiên, vừa mang tính xã hội. Không ai có quyền tước đi quyền sống của người khác, trừ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo thủ tục luật định, đã chứng minh được người nào đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự coi là tội phạm. Đồng thời, tội đó được quy định cụ thể trong Phần riêng của Bộ luật hình sự, trên cơ sở xét các tình tiết trong vụ án, các

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí