Sự Cần Thiết Của Việc Hoàn Thiện Các Quy Phạm Về Tội Phạm Trong Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Theo Hướng Tăng Cường Bảo Vệ Quyền Con Người

bán lấy tiền tiêu. Trong vụ án này, T và V không hề có sự hẹn trước, hoặc không bàn bàn trước, và hành vi của mỗi người không có mối quan hệ nhân quả với tội phạm mà cả hai thực hiện (cắt chặt gỗ trái phép). Cả hai ý thức được rằng: Hành vi của mình không ảnh hưởng đến tội phạm mà người kia thực hiện. Việc cả hai "cùng" thực hiện hành vi cắt gỗ nghiến là do ngẫu nhiên của hai người. Có nghĩa là hai người cùng vô ý trong việc "cùng" thực hiện một tội phạm, do đó, theo tác giả giữa hai người này không phải là đồng phạm trong vụ án này như Tòa đã quy kết. Do vậy, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về tội phạm mà mỗi người thực hiện, chứ không phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm mà họ đã thực hiện.

Hai là, do chưa có cách hiểu đúng bản chất và vai trò của các loại người trong vụ án có đồng phạm, nên một số vụ án, Tòa án có sự đánh đồng người xúi giục với người chủ mưu. Bởi lẽ, như đã phân tích ở phần trước, đôi khi người xúi giục cũng là người chủ mưu, đồng thời là người tổ chức. Nhưng, không phải trong mọi trường hợp. Có trường hợp, người xúi giục và người chủ mưu hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: Tại bản án số 25/2013/HSST của Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh BK xét xử các bị cáo Sằm Văn H, Đặng Phụ Tr và các bị cáo khác. Trước đó, Tr đến nhà H chơi, H có nói với Tr là H muốn làm nhà, nhưng chưa có gỗ, vậy nếu Tr gọi được ngươi đi cưa gỗ và mang về cho H thì H sẽ trả công cho

1.000.000 đ (một triệu đồng). Sau đó, Tr đã về rủ một số người trong thôn đi cắt trộm gỗ quý trái phép, rồi mang về cho H. Khi Tr và những người khác đi chặt gỗ thì H không đi, mà ở nhà nấu cơm cho Tr và những người kia về ăn. Khi xét xử, Tr và H bị tòa tuyên là người chủ mưu. Trong vụ án này, theo quan điểm của tác giả thì H không phải là người chủ mưu, mà là người xúi giục.

Theo kết quả nghiên cứu 500 vụ án, trong đó có 181 vụ có đồng phạm, TS. Trần Quang Tiệp, đã đưa ra nhận xét về một số vấn nhưng còn tồn tại, mà trong hoạt động thực tiễn xét xử hay mắc phải khi giải quyết các vụ án có

đồng phạm, mà chúng tôi cũng đồng ý với những nhận xét và những quan điểm này như sau:

Thứ nhất, "một số Tòa án đã có nhầm lẫn khi áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt được quy định trong điều luật cụ thể về tội phạm với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với những người đồng phạm" [44, tr. 218].

Thứ hai, thực tiễn xét xử cho thấy: trong một số vụ án, Tòa án thường bỏ qua không làm rõ người nào chủ động rủ rê, lôi kéo, cho nên không xác định được người xúi giục để phân hóa trách nhiệm hình sự.

Tại bản án số 520/HSST của Tòa án nhân dân thành phố H.N xét xử Đỗ Nhật Q và Phạm Anh T phạm tội cướp tài sản của công dân, chỉ đi đến kết luận: "Khi thực hiện hành vi cướp giật giữa chúng có sự bàn bạc. Sau khi cướp được tài sản cùng ăn chia chung" và tuyên án Q cũng như T 12 tháng tù" [44, tr. 104-105].

Thứ ba, thực tiễn xét xử cho thấy, thực tế xảy ra một số trường hợp có hành vi xúi giục, nhưng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ví dụ: Tại nhà Phạm Văn Th có các tên A, B, C đến chơi. Th xui A, B, C vào nhà ông L lấp trộm tiền và quạt điện (nhà L cách nhà Th khoảng 5m), A, B, C đồng ý. Sáng hôm sau, để gây cảm tình với L là người đã cho mình thuê nhà với giá rẻ, Th đã báo trước cho ông L biết có bạn định vào nhà ông lấy trộm. Ông L tổ chức phục kích và đã bắt quả tang 3 tên A,B,C khi chúng lẻn vào nhà ông trộm cắp. Tòa án nhân dân TX CP, tỉnh QN đã lúng túng trong vấn đề định tội với Th [44, tr. 105-106].

Thứ tư, "nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, một số Tòa án chưa nhận thức được bản chất pháp lý của khái niệm người giúp sức trong đồng phạm nên nhầm lẫn người thực hành với người giúp sức" [44, tr. 118].

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 10

Thứ năm, "Một số Tòa án không nhận thức được bản chất pháp lý của khái niệm đồng phạm, khái niệm người giúp sức trong đồng phạm nên dẫn đến định tội sai" [44, tr. 119].

2.3.2. Những nhận xét, đánh giá

Từ thực tiễn áp dụng các quy phạm về tội phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự, và Chương 12; Chương 13 (Phần riêng) Bộ luật hình sự cho thấy: Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để giải quyết các vụ án hình sự, do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến một số vụ án, một số giai đoạn tố tụng, ở một số nơi có sự nhận định, đánh giá, đối chiếu giữa các tình tiết của vụ án chưa được toàn diện, chưa được khách quan, đặc biệt là khi đối chiếu với các quy phạm về tội phạm, dẫn đến việc giải quyết các vấn đề trong vụ án không chính xác.

Sự không chính xác thể hiện không chỉ ở giai đoạn khởi tố, điều tra, mà còn ở các giai đoạn sau đó - truy tố; xét xử.

Sự thiếu chính xác không chỉ thể hiện ở việc nhận định, đánh giá các tình tiết có trong từng vụ án mà còn thể hiện khi áp dụng các quy phạm về tội phạm trong việc khẳng định là có tội phạm xảy ra hay không? Vẫn có hiện tượng chưa chứng minh được tội phạm đã xảy ra nhưng đã kết tội một cách tùy tiện.

Ngoài ra, thực tiễn cho thấy: việc xác định các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và nhận định, đánh giá chúng chưa chính xác dẫn đến việc xác định tội phạm được thực hiện ở giai đoạn nào.

Trong một số vụ án đã được xét xử và có hiệu lực pháp luật có sự nhận định chưa đúng về vấn đề có đồng phạm hay không có đồng phạm, cũng như vai trò của từng loại người đồng phạm, dẫn đến việc xác định sai những loại người đồng phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong Phần chung và 02 Chương (Chương 12 và Chương 13) trong Phần riêng của Bộ luật hình sự Việt Nam, có thể được khái quát như sau:

Nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện ở định nghĩa pháp lý về tội phạm: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ trở thành tội phạm - nếu

hành vi đó có đủ các dấu hiệu của tội phạm phản ánh trong định nghĩa pháp lý của tội phạm. Người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình thực hiện.

Chế định phân loại tội phạm thành bốn (04) loại tội phạm: Tội phạm ít nghiêm trọng; Tội phạm nghiêm trọng; Tội phạm rất nghiêm trọng; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự - một trong những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.

Chế định lỗi là một chế định cơ bản, vô cùng quan trọng, thể hiện rõ nguyên tắc "trách nhiệm do lỗi" - một nguyên tắc tiến bộ, nhân đạo trong luật hình sự của Việt Nam, cũng như của thế giới. Đưa ra cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho sự khẳng định: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, nhưng được thực hiện một cách không có lỗi thì dứt khoát hành vi đó không phải tội phạm. Đồng thời, với sự ghi nhận hai hình thức lỗi (lỗi cố ý và lỗi vô ý), đã thể hiện rõ sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - một nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm - với sự phân định có ba giai đoạn tội phạm trải qua: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội; Giai đoạn phạm tội chưa đạt; Giai đoạn tội phạm hoàn thành. Sự phân định này nhà làm luật nhằm để phân hóa trách nhiệm hình sự trong tội phạm. Là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

Một là, người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà mình định thực hiện, đối với tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Quyết định hình phạt trong trường hợp này được áp dụng theo Điều 53 Bộ luật hình sự.

Hai là, người thực hiện tội phạm chưa đạt chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Nhưng, được áp dụng để quyết định hình phạt theo Điều 53 Bộ luật hình sự.

Ba là, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Chế định đồng phạm trong luật hình sự hiện hành của Việt Nam với việc ghi nhận: Đồng phạm phải là tội phạm được thực hiện bởi từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện tội phạm - thể hiện rõ nét nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc "trách nhiệm do lỗi" trong luật hình sự. Đồng thời, làm cơ sở pháp lý để khẳng định: Cho dù tội phạm được thực hiện bởi nhiều người, nhưng nếu họ không cùng cố ý trong việc thực hiện một tội phạm, thì những người này không phải là đồng phạm. Giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong trường hợp này được xử lý như trường hợp tội phạm bình thường. Vì thế, đây là một nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Cùng với nội dung trên, chế định đồng phạm trong luật hình sự của Việt Nam với sự ghi nhận các hình thức đồng phạm, bao gồm: Đồng phạm thông thường và đồng phạm có tổ chức, cũng như ghi nhận các loại người đồng phạm khác nhau, gồm: Người tổ chức; Người thực hành; Người xúi giục; Người giúp sức, trên cơ sở vai trò tham gia của từng loại người vào việc cùng thực hiện tội phạm - đã thể hiện rõ cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự. Đồng thời, thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm độc lập về hành vi phạm tội trong đồng phạm. Do đó, đây cũng là một trong những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm giữa những người ruột thịt, thân thích đối với nhau, nếu hành vi không tố giác đó không phải là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự, đã thể hiện nguyên tắc nhân đạo và truyền thống tốt đẹp của dân tộc - là một trong những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Bằng việc tội phạm hóa các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (quy định tại Chương 12 - Phần riêng của

Bộ luật hình sự) và xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân (quy định tại Chương 13 - Phần riêng Bộ luật hình sự), thành những tội phạm cụ thể tại các điều luật tương ứng của 02 Chương này, đã thể hiện sâu sắc nội dung bảo vệ các quyền con người, quyền công dân - với ý nghĩa là những quyền cơ bản của con người và của công dân.

Nội dung bảo vệ các quyền con người, quyền công dân tại 02 Chương (Chương 12 và Chương 13) thuộc Phần riêng của Bộ luật hình sự, còn thể hiện ở chỗ: Nhà làm luật đã cụ thể hóa các tình tiết: tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; tình tiết định định tội; các tình tiết định khung; Cụ thể hóa "hình thức lỗi" của từng tội phạm khác nhau.Đồng thời, quy định cụ thể từng khách thể, nhóm khách thể khác nhau bị tội phạm xâm phạm. Từ đó, làm cơ sở trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự, dựa trên các nguyên tắc nhân đạo, tiến bộ của luật hình sự - một trong những nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm.

Thực tiễn áp dụng các quy phạm về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cũng trong công cuộc xây dựng nhà nước thời đại mới mà chúng ta đang tiến hành, trước những yêu cầu và những thử thách mới, chúng ta cần phải đẩy mạnh cải cách trên nhiều lĩnh vực, trong đó, cải cách hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng. Đối với luật hình sự, trong số các quy phạm về tội phạm, một số quy phạm đã bộc lộ những tồn tại nhất định, ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ các quyền con người (như đã nêu ở mục trên). Do đó, một số quy phạm đó cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đây cũng là lý do để người viết tiếp tục đề cập ở nội dung Chương 3 sau đây.

Chương 3

HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM

TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG

TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI


3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC QUY PHẠM VỀ TỘI PHẠM TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng

những quy phạm về tội phạm trong chương 1; sự thể hiện nội dung thể hiện bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam và, thực tiễn áp dụng cho thấy, việc hoàn thiện các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người là cần thiết thể hiện dưới các mặt sau đây.

3.1.1. Về mặt lập pháp hình sự

Là công cụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, pháp luật hình sự phải phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc xây dựng và thực hiện luật pháp quốc gia, chúng ta còn phải thực hiện các văn bản luật pháp quốc tế mà chúng ta đã tham gia. Việc rà soát, tổng kết để tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, trong đó có các quy phạm về tội phạm là một nhiệm vụ mang tính lý luận và lập pháp hình sự. Đặc biệt, trong đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế, hoặc các tội phạm mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hoặc vấn đề tội phạm hóa và phi tội phạm hóa; tội phạm có tổ chức…

Thực hiện những nội dung đó, năm 2011 Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh xây dựng luật, pháp

lệnh năm 2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 433/NQ-UBTVQH13 ngày 03 tháng 12 năm 2011 về việc thành lập Ban soạn thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) quy định: "Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến khái niệm và phân loại tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự, nguồn của luật hình sự, các giai đoạn thực hiện tội phạm, các chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức..." [52].

Tiếp theo, ngày 10 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999. Việc tổng kết thi hành Bộ luật hình sự nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ về phương diện thực tiễn, từ đó chỉ ra những vấn đề tồn tại, hoặc đã không còn phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung, làm cơ sở đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo, đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới - thời đại đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc biệt, để đáp ứng những yêu cầu trong thời đại mới, ở lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 vừa qua, lần đầu tiên vấn đề quyền con người đã được quy định cụ thể và quy định trong một Chương riêng trong đạo luật gốc của quốc gia (chương 2).

3.1.2. Về mặt chính trị - pháp lý

Để đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện những yêu cầu trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, trong đó có nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, nêu rõ: "Hoàn thiện pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm …phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm. Hoàn thiện chính sách hình sự bảo đảm yêu cầu đề cao hiệu quả phòng ngừa…" [18].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022