Sự Thể Hiện Nội Dung Bảo Vệ Các Quyền Con Người Bằng Những Quy Phạm Về Các Giai Đoạn Thực Hiện Tội Phạm Và Đồng Phạm

người đó phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm cụ thể, tương ứng được quy định tại Phần riêng của Bộ luật hình sự; Hành vi đó phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm. Từ những đặc điểm trên, cho thấy: Tính chất lỗi trong luật hình sự có mối quan hệ qua lại, không thể tách rời đối với chủ thể của tội phạm, cũng như với tội phạm, mà điển hình là mối quan hệ nhân - quả. Trong đó, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thì dẫn đến hậu quả là hành vi được coi là có tính chất lỗi.

Trong mối quan hệ với tội phạm, tính chất lỗi là một dấu hiệu không thể thiếu (điều kiện cần) để xác định hành vi cụ thể có phải là tội phạm không. Mối quan hệ đó được thể hiện rõ ở một trong hai chiều tích cực hoặc tiêu cực đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, và đang trong tình trạng bị " nghi ngờ " là tội phạm, hai chiều đó là:

Một là, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện một cách có lỗi, tức là lỗi của chủ thể thực hiện, thì hành vi đó sẽ chấm dứt tình trạng bị "nghi ngờ" là tội phạm, và chính thức đó là tội phạm. Thời điểm chấm dứt tình trạng bị " nghi ngờ ", để chính thức là tội phạm kể từ thời điểm người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được hành vi đó được thực hiện "có tính chất lỗi". Đây là chiều tiêu cực đối với chủ thể thực hiện tội phạm. Ví dụ: A không biết bơi, đang bị nguy hiểm đến tính mạng do ngã xuống chỗ nước sâu, B là người có mặt tại hiện trường, B biết bơi và có khả năng và điều kiện để cứu sống A, nhưng B đã không cứu A bằng cách không hành động gì. B nghĩ rằng mình không đẩy A hoặc không xúi A nhảy xuống chỗ nước sâu nên mình không có tội. Sau khi cơ quan tiến hành điều tra đã đủ chứng cứ chứng minh là tại thời điểm A bị đe dọa nguy hiểm đến tính mạng, sau đó dẫn đến chết người, B hoàn toàn có khả năng và điều kiện để cứu sống A, nhưng B không cứu nên B bị khởi tố về tội "tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm tính mạng" theo quy

định tại Điều 102 Bộ luật hình sự. Như vậy, hành vi không cứu giúp người (bằng hình thức không hành động) của B trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp.

Hai là, Chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và đang trong tình trạng bị "nghi ngờ" là tội phạm, tuy nhiên, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng đã chứng minh được rằng: Hành vi được thực hiện trên thực tế, nhưng chủ thể thực hiện hành vi hoàn toàn không có lỗi nên không có tội phạm xảy ra, chủ thể thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Thời điểm, hành vi nguy hiểm cho xã hội được tuyên bố không phải tội phạm là thời điểm cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh được là chủ thể thực hiện hành vi đó không có lỗi.

Một vấn đề quan trọng nữa là, để thấy rõ được ý nghĩa và vai trò của tính chất lỗi trong mối quan hệ với tội phạm, chúng ta cần xác định: đâu là các mặt hoạt động của tính chất lỗi, hay nói cách khác "tính chất lỗi" thể hiện như thế nào? bằng hình thức nào? Bởi lẽ, theo lý luận của chủ nghĩa Mác, "ý thức là một đặc tính của bộ não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người" [2], Như vậy, ý thức là một phạm trù triết học, tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, nên nó cũng tồn tại bằng hình thức nhất định. Mà "tính chất lỗi" là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm trong tình trạng, người đó có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự. Do vậy, nó thuộc phạm trù "ý thức" nên cũng tồn tại dưới hình thức nhất định.

Từ góc độ tiếp cận vấn đề này, và từ việc nghiên cứu chế định lỗi trong luật hình sự hiện hành của nước ta, được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Bộ luật hình sự cho thấy: Lỗi trong luật hình sự có hai trường hợp, đó là: Hình thức lỗi cố ý và hình thức lỗi vô ý.

Đối với hình thức lỗi cố ý, tuy luật không trực tiếp định nghĩa thế nào là lỗi cố ý trực tiếp và thế nào là lỗi cố ý gián tiếp. Nhưng nghiên cứu Điều 9

Bộ luật hình sự, cho thấy: có 2 trường hợp thể hiện của hình thức lỗi cố ý, đó là: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Hai hình thức lỗi này, xét về quan hệ lý trí của chủ thể với những đặc điểm khách quan của hành vi, trong đó có hậu quả là dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm vật chất, thì ở cả hai hình thức lỗi cố ý chủ thể đều nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và, đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho hành vi gây ra. Điều khác nhau giữa hai hình thức lỗi cố ý này là ở ý chí của chủ thể với các đặc điểm khách quan của hành vi. Nếu ở hình thức cố ý trực tiếp thì chủ thể mong muốn hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra, thì ở hình thức lỗi cố ý gián tiếp chủ thể của tội phạm tuy không mong muốn hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra, nhưng cứ mặc kệ nó xảy ra (cho dù có xảy ra hoặc không xảy ra, thì chủ thể không quan tâm). Do vậy, ở hình thức lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể biết trước được hậu quả của hành vi bị coi là tội phạm sẽ xảy ra (hoặc có thể xảy ra), còn đối với hình thức lỗi cố ý gián tiếp thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể nhận thấy rằng hậu quả có thể xảy ra (chứ không biết được sự tất nhiên, hoặc chắc chắn xảy ra).

Đối với hình thức lỗi vô ý: Luật cũng không định nghĩa cụ thể hai khái niệm của hai dạng của hình thức lỗi vô ý, đó là: vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Tuy nhiên, nghiên cứu nội dung Điều 10 Bộ luật hình sự, thì: hình thức lỗi vô ý được chia thành hai dạng - đó là lỗi vô ý do quá tự tin, và lỗi vô ý do cẩu thả. Theo đó, chúng ta có thể hiểu như sau: lỗi vô ý do quá tự tin là Chủ thể khi thực hiện việc phạm tội, biết trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi nguy hiểm đó vì cho rằng hậu quả nguy hại cho xã hội sẽ không xảy ra, mà nếu xảy ra thì mình vẫn ngăn chặn được. Đặc điểm của hình thức lỗi này là: người thực hiện tội phạm không nhận thức được một cách sâu sắc, bản chất, các đặc điểm cơ bản, cũng như quy luật diễn ra và cơ chế hoạt động của hành vi phạm tội của mình, do vậy không nhận thức được những đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm của hành vi của mình khi quyết định thực hiện hành vi đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Tiếp theo, lỗi vô ý do cẩu thả có thể được hiểu là chủ thể thực hiện việc phạm tội không biết trước rằng: hậu quả nguy hại cho xã hội của hành vi nguy hiểm mà mình thực hiện có thể xảy ra, mặc dù nghĩa vụ là phải thấy trước khi thực hiện hành vi đó.

Đặc điểm của hình thức lỗi này là: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm trong tình trạng người đó có khả năng và có điều kiện để nhận thức và lựa chọn cách thức thực hiện hành vi của mình một cách phù hợp đối với chuẩn mực chung của xã hội, của pháp luật. Do đặc điểm này là cơ sở sự khác nhau giữa trường hợp có lỗi và trường hợp không có lỗi. Hay nói cách khác - đó là ranh giới giữa trường hợp có lỗi với trường hợp không có lỗi. Bởi vì: Nếu ở trường hợp có lỗi thì ngay trước khi thực hiện hành vi và quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, chủ thể thực hiện hành vi hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi của mình một cách phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Ngược lại, ở trường hợp không có lỗi, chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm không có điều kiện, để lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi của mình một cách phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội. Ví dụ: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp có sự kiện bất ngờ. Hoặc thực hiện hành vi tự vệ do bị tấn công bất ngờ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp và ngay tức khắc đến tính mạng của mình, nên đã chống trả, phòng vệ chính đáng, nhưng đã gây ra cái chết cho người có hành vi tấn công mình.

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 6

Cũng chính do hai đặc điểm của hai hình thức lỗi vô ý nêu trên, cho nên, hầu hết các tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý được luật hình sự quy định có mức hình phạt mà chủ thể phải gánh chịu nhẹ hơn các tội phạm được thực hiện bởi hình thức lỗi cố ý.

Qua việc phân tích, làm rõ các vấn đề cơ bản của chế định lỗi trong luật hình sự thực định của nước ta dựa trên cơ sở các luận chứng khoa học đã

được thừa nhận, chúng ta có thể nhận thấy nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện ở chế định lỗi trong luật hình sự thể hiện chủ yếu như sau:

Một là, Không thể và không bao giờ được buộc tội ai, hoặc tuyên một ai đó có tội - nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án không chứng minh được người đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Có nghĩa rằng: Tính chất lỗi - là một đặc điểm của tội phạm, dấu hiệu để phân biệt hành vi nào là tội phạm với hành vi nào không phải tội phạm.

Hai là, chế định lỗi trong luật hình sự cho thấy rằng: Lỗi không chỉ là đối tượng phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, để làm cơ sở để khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, hành vi nào không phải tội phạm, mà còn làm cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự, bảo đảm tối đa quyền con người. Bởi lẽ, bằng sự ghi nhận các hình thức lỗi tại Điều 9 và Điều 10 Bộ luật hình sự đã chỉ ra rằng: Không phải cứ ai đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hội bị luật hình sự cấm được mô tả tương ứng trong một cấu thành tội phạm nào đó trong Phần riêng của Bộ luật hình sự đều chịu một mức hình phạt như nhau, mà còn phải căn cứ vào tính chất lỗi của hành vi mà chủ thể thực hiện và, căn cứ vào hình thức lỗi cụ thể. Chẳng hạn, việc quy định hai hình thức lỗi (lỗi cố ý và lỗi vô ý) của luật hình sự của nước ta thì: Nếu người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Có nghĩa rằng: nếu chủ thể của tội phạm thuộc trường hợp trong độ tuổi nêu trên thực hiện tội phạm là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do lỗi vô ý thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bà là, xuất phát từ tính chất, đặc điểm, mức độ nguy hiểm của hành vi được thực hiện do hai hình thức lỗi khác nhau (lỗi cố ý và lỗi vô ý), mà trong hai trường hợp thực hiện tội phạm thì trường hợp tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý luôn có tính chất nguy hiểm hơn, hậu quả nguy hại xảy ra, hoặc đe dọa xảy ra luôn lớn so với tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Vì vậy, luật

hình sự đã phân chia thành hai hình thức lỗi - Đây là cơ sở để phân hóa trách nhiệm hình sự, cũng như làm cơ sở và điều kiện của trách nhiệm hình sự - một nội dung cơ bản bảo vệ quyền con người trong luật hình sự.

Bốn là, nội dung bảo vệ các quyền con người ở chế định lỗi trong luật hình sự thực định của nước ta còn thể hiện rõ nét nguyên tắc: Trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi - một nguyên tắc của pháp luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền - khác hẳn với pháp luật hình sự của các kiểu nhà nước khác như: Nhà nước phong kiến; Nhà nước quân chủ tập quyền … nhà nước mà ở đó luôn có sự buộc tội tùy tiện con người, buộc tội cả khi chưa xác định, chưa chứng minh được "tính chất lỗi" của hành vi, hay nói cách khác là chưa chứng minh được lỗi của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

2.1.3. Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm

* Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm (Điều 17 - Điều 19)

Việc thực hiện tội phạm là một hoạt động của con người cụ thể, do vậy, nó được diễn ra trong một thời gian nhất định và theo những quy luật nhất định, để lại những dấu vết nhất định ở thế giới khách quan. Có nghĩa là, có thời gian bắt đầu cụ thể, có thời gian kết thúc, có tội phạm xảy ra trong một thời gian ngắn, kết thúc ngay sau khi bắt đầu, nhưng cũng có những tội phạm xảy ra trong một thời gian dài: có thể 1 tiếng đồng hồ; 01 ngày; 01 tháng; thậm chí một năm đến nhiều năm… Trong thực tế, tội phạm được thực hiện được gọi là hoàn thành là khi chủ thể thực hiện đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm cụ thể nêu trong các cấu thành tội phạm tương ứng tại Phần các tội phạm của Bộ luật. Khi đó, thường là chủ thể đã đạt được mục đích của mình và thỏa mãn động cơ mới chấm dứt. Nhưng, cũng có những tội phạm không được thực hiện đến cùng so với ý định của chủ thể do nguyên nhân nào đó (nằm ngoài sự tính toán của chủ thể). Có những tội phạm đã được thực hiện, chưa kết thúc thì hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra, nhưng cũng có tội

phạm đã kết thúc, nhưng hậu quả nguy hại lại chưa xảy ra. Vậy, vấn đề trách nhiệm hình sự trong những trường hợp này giải quyết như thế nào?

Để xác định và giải quyết vấn đề này, chỉ có thể chia tội phạm thành các giai đoạn khác nhau, hay nói cách khác, để xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm, cần phải xác định, đánh giá xem chủ thể đó đã thực hiện tội phạm gì? Và ở giai đoạn nào của tội phạm. Từ đó, mới phân hóa tối đa được trách nhiệm hình sự, và chỉ có phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự thì vấn đề bảo vệ các quyền con người mới được bảo đảm. Chính vì vậy, luật hình sự Việt Nam, tại các Điều từ Điều 17 đến Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999 đã phân chia tội phạm thành ba giai đoạn, đó là: 1) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội; 2) Giai đoạn phạm tội chưa đạt; 3) Tội phạm hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình tiến triển của việc thực hiện nó (tội phạm) và cơ sở để phân ra quá trình tiến triển (diễn ra) đó tương ứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Để chỉ ra những nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện ở các quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm, chúng ta có thể điểm qua một số đặc điểm của từng giai đoạn thực hiện tội phạm như sau:

Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, thực tế tội phạm chưa được thực hiện, hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm chưa diễn ra, và chưa đủ dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm mô tả trong cấu thành tội phạm trong phần riêng của Bộ luật hình sự. Chính vì vậy, hậu quả nguy hại cho xã hội chưa xảy ra. Do đó, đây là cơ sở về lý luận của nhà làm luật chỉ đặt vấn đề và ghi nhận trong luật thực định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với các tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Lý do của việc chỉ đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thể hiện như sau: 1) Mặc dù ở giai đoạn này hậu quả của tội phạm chưa xảy ra, và hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật

hình sự cấm chưa được thực hiện, nhưng, các hoạt động như: chuẩn bị công cụ, phương tiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi, bàn bạc, lập kế hoạch… để thực hiện tội phạm tội phạm luật hình sự quy định là tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, thì các hoạt động chuẩn bị đó thực tế đã chứa đựng sự nguy hiểm cho xã hội, hoặc đe dọa gây ra những sự nguy hiểm nhất định cho xã hội và, nếu không có sự xuất hiện nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể diễn ra thì tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra. 2) Do chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, như: "nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt,…" mà tội phạm được thực hiện bằng các thủ đoạn và tính chất côn đồ, xảo quyệt, lưu manh, tái phạm nguy hiểm thì thường là gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Cho nên, trách nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội chỉ đặt ra đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là phù hợp.

Ở giai đoạn phạm tội chưa đạt: có các đặc điểm sau:

Đặc điểm thứ nhất, chủ thể của tội phạm đã cố ý thực hiện tội phạm, đã tác động trực tiếp đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Đặc điểm thứ hai, hành vi phạm tội đã được thực hiện, đang diễn ra, nhưng không thực hiện được đến cùng.

Đặc điểm thứ ba, nguyên nhân của tội phạm chưa hoàn thành là do ngoài ý muốn của chủ thể của tội phạm.

Như vậy, sự khác biệt giữa giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt ở chỗ: ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội mà chủ thể định thực hiện chưa diễn ra. Còn đối với phạm tội chưa đạt thì hành vi đó đã diễn ra, nhưng không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể.

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí