Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7

Giai đoạn phạm tội chưa đạt chia thành hai dạng phạm tội chưa đạt khác nhau, đó là: phạm tội chưa đạt hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt hoàn thành là dạng phạm tội chưa đạt mà chủ thể của tội phạm đã thực hiện hết các hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm mà chủ thể cho rằng như thế sẽ đạt được mục đích của mình đặt ra, nhưng tội phạm vẫn chưa hoàn thành ngoài thực tế.

Ví dụ: do thù oán mâu thuẫn, A đã dùng thuốc độc để hạ độc giết B, A đã pha thuốc độc vào đồ uống và để B uống, B đã uống và bị độc A đã đặt B nằm trên giường, thấy B nằm im nên A tưởng B đã chết, rồi A lục tìm lấy đi toàn bộ tài sản có giá trị của B. Nhưng vì thuốc độc đã để quá lâu, giảm độ độc tố, hơn nữa B được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết.

Phạm tội chưa đạt hoàn thành là dạng phạm tội chưa đạt, mà chủ thể của tội phạm chưa thực hiện hết các hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm mà chủ thể đó cho rằng cần thiết để đạt được mục đích và hậu quả mình mong muốn, nguyên nhân của sự chưa thực hiện hết đó là do nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể của tội phạm.

Giai đoạn tội phạm hoàn thành có các đặc điểm riêng sau: Tội phạm hoàn thành có dấu hiệu pháp lý là hành vi phạm tội mà chủ thể thực hiện thỏa mãn hết với các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, còn các dấu hiệu đó là các dấu hiệu nào, thì tùy thuộc vào từng loại cấu thành tội phạm. Chẳng hạn, đối với tội phạm có cấu thành vật chất thì tội phạm hoàn thành khi hậu quả của tội phạm xảy ra. Còn đối với tội phạm có cấu thành hình thức thì tội phạm hoàn thành khi chủ thể thực hiện được hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý và cần phân định rõ sự khác nhau giữa tội phạm hoàn thành với tội phạm kết thúc. Vì: Đây là hai trường hợp gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Giữa chúng, đôi khi có sự trùng lặp về

mặt thời gian xảy ra, cụ thể là: thường thường khi tội phạm hoàn thành cũng là khi tội phạm kết thúc. Ví dụ: A giết B bằng việc cầm súng bắn một phát vào ngực B gây cho cái chết của B ngay tức khắc. Nhưng cũng có khi tội phạm đã hoàn thành mà thực tế chưa kết thúc. Ví dụ: A muốn giết B nên đã cầm dao nhọn phục B rồi bất ngờ lao đến đâm B nhiều nhát dao, trường hợp này tội phạm hoàn thành ngay sau khi A đâm B nhát đầu tiên, sợ B chưa chết hẳn nên A còn đâm B thêm nhiều nhát cho đến khi B chết hẳn, và tội phạm kết thúc ở thời điểm A đâm nhát dao cuối cùng.

Việc xác định trách nhiệm hình sự ở giai đoạn tội phạm hoàn thành được nhà làm luật quy định ngay tại điều luật cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Còn việc xác định rõ thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc là một trong các căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự trong trường hợp tội phạm hoàn thành. Điều đó được thể hiện rõ nhất là trường hợp tội phạm hoàn thành có cấu thành tăng nặng, như cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (một vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung bảo vệ các quyền con người).

Nghiên cứu các quy phạm về các giai đoạn tội phạm trong luật hình sự hiện hành của Việt Nam để làm rõ những nội dung bảo vệ các quyền con người, chúng ta cần nghiên cứu để nhận ra nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện ở các quy phạm về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được luật hình sự hiện hành quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Một là, việc chấm dứt và không thực hiện tội phạm đến cùng chỉ đặt ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Bởi lẽ, nếu là chấm dứt việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành thì khi đó chủ thể đã thực hiện hành vi mà hành vi đó đã có đủ các dấu hiệu phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội, đủ các dấu hiệu phản ánh trong cấu thành tội phạm cụ thể tại phần các tội phạm của Bộ

luật hình sự. Do đó, việc dừng lại không triệt tiêu tính chất nguy hiểm của hành vi.

Bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam - 7

Hai là, việc dừng lại để không tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng của chủ thể phải do nguyên nhân từ chính chủ thể thực hiện tội phạm, chứ không phải do nguyên nhân khác từ bên ngoài, như: do có người khác phát hiện, ngăn cản… Đây là đặc điểm riêng của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Cơ sở của việc miễn trách nhiệm hình sự này là do hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm, mà mặt khách quan là chủ thể chưa thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, hoặc nếu đã bắt đầu thực hiện nhưng hành vi đó chưa đủ các dấu hiệu làm thỏa mãn cấu thành tội phạm được mô tả trong tội phạm cụ thể của phần các tội phạm của đạo luật hình sự. Về mặt chủ quan, chủ thể đã tự nguyện hoàn toàn việc không tiếp tục thực hiện phạm tội. Vì thế tính nguy hiểm của tội phạm mà chủ thể định thực hiện không còn. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội mà chủ thể đó định phạm, chứ không phải đối với tội khác, vì: Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội, hoặc phạm tội chưa đạt và đã đủ các dấu hiệu hay các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì chủ thể đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, nội dung bảo vệ các quyền con người tại quy phạm về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thể hiện ở chỗ: người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.

Như vậy, từ việc làm rõ một số vấn đề cốt lõi về chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm, trong pháp luật hình sự thực định hiện hành của Việt Nam, nhận thấy sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng các quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm có thể tóm gọn như sau:

Một là, việc phân định tội phạm thành các giai đoạn cụ thể mà nó trải qua cũng chính là việc xác định đúng sự kiện thực hiện tội phạm của mỗi giai

đoạn nhất định. Ví dụ: Đối với tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì sự kiện thực hiện tội phạm là việc chủ thể chuẩn bị sắm sửa công cụ, phương tiện, rồi tính toán lập kế hoạch, cũng như tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tội phạm. Đối với tội phạm thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt thì sự kiện thực hiện tội phạm là chủ thể đã bắt đầu thực hiện, hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đến cùng được do nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể tội phạm…

Việc xác định chính xác các sự kiện thực hiện tội phạm như vậy vừa là cơ sở vừa làm tiền đề để các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án định tội danh được chính xác, thậm chí là cơ sở để khẳng định dứt khoát chủ thể có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Hành vi chuẩn bị phạm tội nhưng tội phạm mà chủ thể định thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng thì dứt khoát là chủ thể đó không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đó, và nếu các cơ quan có thẩm quyền buộc người đó phải gánh chịu trách nhiệm hình sự thì đó là sự vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người.

Hai là, việc xác định chính xác các sự kiện thực hiện tội phạm và phân định tội phạm thành các giai đoạn khác nhau, mà mỗi giai đoạn được phản ánh bởi các dấu hiệu khách quan cũng như mặt chủ quan của tội phạm, từ đó làm cơ sở để xác định chính xác mức độ nguy hiểm của tội phạm mà chủ thể thực hiện, giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án tránh việc buộc tội oan người không có tội, hoặc làm xấu hơn tình trạng pháp lý đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Như đã nêu, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thực hiện tội phạm ở giai đoạn tội phạm hoàn thành là lớn hơn so với mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm ở giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành.

Ba là, sự phân định tội phạm ở các giai đoạn khác nhau dựa trên các dấu hiệu và sự kiện thực hiện tội phạm, có sự thống nhất giữa mặt chủ quan

và mặt khách quan của tội phạm, không chỉ làm cơ sở cho sự phân hóa tối đa trách nhiệm hình sự mà còn làm cơ sở cho hoạt động quyết định hình phạt bảo đảm các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận chung - đó là các nguyên tắc nhân đạo, công minh, trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi, tránh sự truy cứu trách nhiệm hình sự hay buộc tội khách quan, chung chung khi chưa xác định được cụ thể tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và mức độ lỗi, cũng như hậu quả nguy hại xảy ra đối với xã hội. Đây là sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người một cách rõ nét của các quy phạm về các giai đoạn thực hiện tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.

Nghiên cứu nội dung bảo vệ các quyền con người, bằng các quy phạm về tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu các chế định trên, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu một chế định liên quan và rất gần với chế định về tội phạm, từ đó làm rõ những nội dung bảo vệ các quyền con người, thể hiện qua chế định này - đó là chế định đồng phạm.

* Sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy phạm về đồng phạm

Tội phạm có thể do một người thực hiện, nhưng cũng có thể do nhiều người cùng thực hiện. Thông thường, trường hợp tội phạm do nhiều người thực thì tính nguy hiểm cho xã hội lớn hơn, tính chất nguy hiểm cho xã hội nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người thực hiện tội phạm thì có đồng phạm, mà để có đồng phạm, đòi hỏi phải có những dấu hiệu pháp lý nhất định, nếu đủ các dấu hiệu mà luật hình sự quy định là đồng phạm thì tội phạm đó có đồng phạm. Đồng phạm được ghi nhận tại Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999.

Để làm rõ những nội dung bảo vệ các quyền con người thể hiện tại các quy phạm về đồng phạm, trước hết chúng ta cần phân tích một số đặc điểm cơ bản về đồng phạm trong luật hình sự hiện hành như sau:

Theo quy định tại Điều 20 viện dẫn trên thì:

Thứ nhất, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm.

Thứ hai, là đồng phạm thì không phải và không thể là tội phạm được thực hiện bằng hình thức lỗi vô ý được, mà phải là lỗi cố ý.

Thứ ba, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có mối quan hệ liên kết với nhau về mặt ý chí trong việc thực hiện tội phạm. Nếu không có dấu hiệu này thì không đủ cơ sở xác định tội phạm đó có đồng phạm.

Thứ tư, giữa hành vi của mỗi người đồng phạm và hậu quả xảy ra của tội phạm phải có mỗi quan hệ nhân quả.

Thứ năm, những người đồng phạm đều nhận thức được rằng: Sự tham gia của mình và của người đồng phạm khác là cùng tham gia phạm tội chung, cùng có mục đích thực hiện tội phạm.

Căn cứ vào vai trò của từng loại người trong vụ án có đồng phạm, pháp luật hình sự chia thành 04 loại người: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Về hình thức đồng phạm, Theo quy định của Điều 20 Bộ luật hình sự thì luật cũng ghi nhận ngoài hình thức đồng phạm thông thường ra, còn có hình thức đồng phạm đặc biệt - đó là phạm tội có tổ chức (khoản 3).

Đồng phạm thông thường, hay còn gọi là đồng phạm giản đơn. Ở dạng này, dấu hiệu thuộc mặt khách quan tuy là cùng cố ý tham gia vào thực hiện tội phạm, nhưng giữa những người đồng phạm, không có sự thông mưu trước, không có sự tổ chức, lập kế hoạch, bàn bạc để thực hiện tội phạm. Thực tiễn cho thấy, ở dạng này, hầu hết các người đồng phạm đều là người thực hành. Ví dụ: A, B, C rủ nhau đi tắm ở suối. Khi ra đến nơi định tắm, 3 người phát hiện chị D đang tắm dưới suối, thấy chỉ có một mình chị D, lại ở nơi vắng vẻ, chỉ có 3 người cùng đi nên cả ba người đến liền nảy sinh ý định giao cấu với chị D, và ngay sau đó cả ba liền kéo chị D vào nơi gần đó rồi lần lượt giao cấu trái với ý muốn của chị D.

Dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong dạng có đồng phạm đơn giản này là sự cấu kết giữa những người đồng phạm là không chặt chẽ, tất cả đều không có ý định và không có sự chuẩn bị để thực hiện tội phạm, mỗi người chỉ biết được các hoạt động của người đồng phạm khác ngay tại thời điểm bắt đầu và trong quá trình thực hiện tội phạm.

Thứ hai, đồng phạm có tổ chức hay còn gọi là đồng phạm phức tạp, (khoản 3), ở dạng đồng phạm này: là hình thức đồng phạm phức tạp có thể được hiểu là hình thức phạm tội có sự thông mưu trước của những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm.

Theo giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì định nghĩa khoa học về đồng phạm phức tạp như sau: "Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục, tổ chức hay giúp sức" [50. tr. 172].

Nghiên cứu nội hàm của dạng đồng phạm này, chúng ta có thể nhận thấy các dấu hiệu pháp lý của hình thức đồng phạm phức tạp như sau:

Dấu hiệu về mặt khách quan, khác với hình thức đồng phạm giản đơn ở hình thức này các chủ thể của tội phạm có sự cấu kết chặt chẽ về mối quan hệ, những người này có sự thông mưu trước khi thực hiện hành vi phạm tội, có sự phân công vai trò của từng người (hay nhóm người), như: ai là người chủ mưu, tổ chức, ai là người thực hành, ai là người giúp sức… họ lập kế hoạch trước để làm sao thực hiện tội phạm được hoàn thành.

Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm, xét về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, chúng ta phải khẳng định rằng: hình thức lỗi trong đồng phạm luôn là lỗi cố ý, và trong đồng phạm phức tạp thì sự cố ý cùng thực hiện tội phạm thể hiện chặt chẽ hơn đối với hình thức đồng phạm giản đơn, về lý trí, mỗi người đồng phạm thấy sự tham gia của mình vào việc thực hiện tội phạm là có vai trò đáng kể và trực tiếp, quyết định trực tiếp vào việc thực hiện tội phạm có hoàn thành hay không.

Ngoài hai dấu hiệu pháp lý trên, về cơ sở lý luận và thực tiễn cho chúng ta thấy rằng: Sự khác nhau giữa đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp còn thể hiện ở dấu hiệu sau: ở hình thức đồng phạm giản đơn, tất cả những người đồng phạm đều tham gia thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành, còn đối với hình thức đồng phạm phức tạp thì người giữ vai trò là người thực hành chỉ là một hoặc một số người, chứ không phải tất cả. Bởi lẽ, như chúng ta đã phân tích đây là hình thức đồng phạm mà giữa những người đồng phạm có sự bàn bạc, lập kế hoạch, phân công vai trò trong việc thực hiện tội phạm, nên chắc chắn phải có người tổ chức, người cầm đầu, ngoài ra là người thực hành, người giúp sức.

Trên cơ sở nghiên cứu, so sánh hai hình thức đồng phạm (đồng phạm thông thường và đồng phạm là phạm tội có tổ chức) với tiêu chí là phương thức tổ chức, cách thức và cơ chế thực hiện tội phạm thì hình thức đồng phạm là phạm tội có tổ chức có tính chất nguy hiểm cho xã hội lớn hơn hình thức đồng phạm thông thường.

Tuy nhiên, xét từ góc độ của mức độ tính nguy hiểm cho xã hội, chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí với quan điểm của TS. Trần Quang Tiệp khi cho rằng: "Xét từ góc độ của mức độ tính nguy hiểm cho xã hội, chúng ta không thể kết luận đồng phạm phức tạp có mức độ tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn đồng phạm giản đơn và ngược lại" [44, tr. 138]. Để minh họa xác đáng cho nhận định này, tác giả đưa ra ví dụ như sau:

Bản án số 183/HSPT của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bố tên Thân Văn Ch, Thân Văn Nh, Thân Văn B, Thân Văn T đồng phạm tội giết người đến với vai trò người đồng thực hành. Nếu so sánh với vụ án giết người này (một nạn nhân bị chết, hai nạn nhân bị thương nặng) với vụ án giết người bằng hình thức đồng phạm phức tạp (tên Đặng Trần H giúp sức cho tên Bùi Tấn A giết một người, làm bị thương hai người) thì khó có thể xác định hình thức đồng phạm nào nguy hiểm hơn nếu chỉ xét từ góc độ của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022