Chương 2
Mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý phát triển vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận theo phương châm bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Làm rõ thực trạng, những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái, những vấn đề đặt ra đối với du lịch sinh thái trong mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì .
Kiến nghị những giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 1
- Đặc Điểm Xã Hội Của Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm
- Tương Quan Giữa Ba Mục Tiêu Trong Phát Triển Bền Vững
- Những Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu đề tài, luận văn đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn như sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái.
Nêu ra một số kinh nghiệm về bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái tại một số vườn quốc gia trên thế giới.
Phân tích thực trạng bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm, đưa ra kết quả và thách thức.
Xác định những vấn đề về quản lý đặt ra trong quá trình bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm.
Kiến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm cụ nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
2.3.1.Thu thập nguồn thông tin thứ cấp
Thu thập nguồn thông tin thứ cấp là một việc làm quan trọng vì đây là một đề tài khá rộng liên quan đến nhiều vấn đề nghiên cứu. Nguồn thông tin thứ cấp giúp tôi kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. Việc thu thập thông tin được tiến hành tại Hà Nội và khu vực vườn quốc gia Ba Vì cũng như các xã vùng đệm. Tôi đã thu thập thông tin tại Trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, viện khoa học Lâm Nghiệp, viện nghiên cứu phát triển Du Lịch, Sở du lịch Hà Tây, vườn quốc gia Ba Vì, uỷ ban nhân dân các xã vùng đệm, các công ty du lịch trong khu vực nghiên cứu. Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài, sách, tài liệu nước ngoài, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vườn quốc gia Ba Vì và các xã vùng đệm, báo cáo tổng kết cuối năm của các xã.Các tài liệu này được phân loại, hệ thống hoá sử dụng để phân tích những vấn đề có liên quan.
2.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được tiến hành dưới hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin chính (PRA).
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế gồm các câu hỏi đóng, và câu hỏi mở. Những ý kiến trả lời được ghi đầy đủ, chính xác, trung thực nhằm đảm bảo tính khách quan. Công việc điều tra được tiến hành đối với người dân các xã Yên Bài, Tản Lĩnh, Vân Hoà, Ba Trại., Ba Vì, Khánh Thượng. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng ở tất cả các xã điều tra. Tại mỗi xã, chọn 4 thôn ngẫu nhiên, sau đó mỗi thôn chọn 30 người tham gia trả lời phiếu. Tại mỗi thôn, người dân được tập huấn về mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra,
được hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi trong phiếu. Phiếu được phát cho người dân, sau đó được thu về xử lý.
Phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được áp dụng đối với những người cung cấp thông tin chính bao gồm các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo xã và người dân, cán bộ công nhân viên vườn quốc gia Ba Vì, các công ty du lịch Khoang Xanh, Suối Tiên, Ao Vua, Hồ tiên sa, Suối Mơ, Bình Minh, Thác Đa. Một bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc được soạn sẵn để các những người được phỏng vấn trả lời. Người được phỏng vấn có thể trao đổi, mạn đàm với người phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến giải pháp, chính sách. Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 - 1 giờ rưỡi. Các cuộc phỏng vấn được diễn ra một cách thoải mái, cởi mở thu được nhiều thông tin.
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng để thu thập thông tin từ những nhóm khác nhau, trong đó chúng tôi đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như sơ đồ venn, phân tích SWOT, phân loại giàu nghèo. Chúng tôi đã tiến hành các cuộc thảo luận nhóm tập trung với sự giúp đỡ của cán bộ địa phương. Người dân được thông báo tới họp tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã. Các nhóm được hình thành, mỗi nhóm tập trung từ 10 - 12 người, bao gồm phụ nữ, nam giới là cán bộ xã, cán bộ thôn, người dân, người Kinh, người Dao, người Mường. Câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu được viết trên giấy Ao và mọi người thảo luận. Một người được nhóm cử ra có nhiệm vụ ghi chép ý kiến thảo kuận của nhóm. Có tất cả 12 nhóm tham gia thảo luận với tổng số 134 người.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để sử lý, phân tích tài liệu như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu trên máy vi tính bằng phầm mềm SPSS.
2.4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 4 chương;
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng núi Ba Vì và khung lý thuyết nghiên cứu.
Chương 4. Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Ba Vì…
Chương 3
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
vùng núi Ba Vì và khung lý thuyết nghiên cứu
3.1. Đặc Điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Trước năm 1977, việc quản lý vùng núi Ba Vì và vùng phụ cận do Lâm trường quốc doanh Ba Vì, lâm trường Thanh Niên Hà Nội, Ban quản lý khu rừng cấm Ba Vì, trung tâm giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp, xí nghiệp cây thuốc Canh Ki Na, khu di tích K9, các xã Vân Hoà, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng quản lý và khai thác. Điều đó đã gây khó khăn cho việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, vào thời điểm đó đổi mới quản lý và khai thác vùng núi Ba Vì theo hướng tập trung về một đầu mối là một nhu cầu khách quan.
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1991, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) ban hành quyết định số 17/CT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật thành lập “Rừng Cấm Quốc Gia Ba Vì” và sau đó ngày 18/12/1991, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành Quyết định số 407/CT về việc đổi tên “Rừng Cấm Quốc Gia Ba Vì” thành “Vườn Quốc Gia Ba Vì”. Đến ngày 12/5/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 510/QĐ-TTg về việc: "Mở rộng Vườn Quốc Gia Ba Vì" với diện tích tăng thêm 4.646 ha, và đến nay tổng diện tích của vườn quốc gia Ba Vì là 11.079,5 ha.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình và huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội 60 km theo
đường Quốc lộ 11A và 87. Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh của huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài của tỉnh Hà Tây và các xã Đông Xuân, Tiến Xuân của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp các xã
Minh Quang, Khánh Thượng của tỉnh Hà Tây và xã Phú Minh của tỉnh Hoà Bình [11].
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa vùng đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông Đà và sông Hồng 30km về phía Nam.
Trong vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1.000m như: đỉnh Vua: 1.296m, đỉnh Tản Viên: 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa: 1.131m,
đỉnh Viên Nam: 1.081 m và một số đỉnh núi thấp hơn như đỉnh Hang Hùm: 776m, đỉnh Gia Dê: 714m.
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông - Tây từ Suối ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9km. Dải dòng thứ 2 chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn qua đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11 km, sau đó dải này chạy tiếp sang Viên Nam tới dốc Kẽm (Hoà Bình).
Ba Vì là một vùng núi có dộ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ xuống sông
Đà, dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 25o, càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 35o, và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi [11].
3.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực núi Ba Vì chịu ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, chịu tác
động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại khí hậu nhiệt đới ẩm với một mùa Đông lạnh và khô, từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô.
Địa hình cao đón gió từ nhiều phía nên lượng mưa khá phong phú nhưng phân bố không đều trong khu vực. Với đặc điểm trên, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng, là khu du lịch tổng hợp giàu tiềm năng mà chưa được khai thác
đúng mức [14].
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình trong năm của vùng núi Ba Vì là 23oC. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa các mùa có sự chênh lệch. Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ là 16oC và tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ là 28oC. Vùng núi Ba Vì có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm, nhiệt độ trung bình trong mùa nóng là (26OC),, ngày nóng nhất trong mùa lên tới 28OC.
Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong mùa lạnh là 18OC, nhiệt độ thấp nhất là 6.5oC [11].
Độ ẩm
Ba Vì có mùa nóng ẩm và mùa lạnh khô. Mùa nóng ẩm bắt đầu khoảng từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 11. Mùa lạnh khô từ giữa tháng 11 cho đến giữa tháng 3 năm sau. Từ độ cao 400m dường như không có mùa khô vì lượng bốc hơi luôn thấp hơn lượng mưa. Căn cứ vào cấp phân loại chế độ ẩm nhiệt, ngưòi ta xếp Ba Vì vào loại hơn ẩm đến ẩm [11].
Chế độ mưa
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, phân bố không đều giữa các khu vực và các tháng trong năm. Tại vùng núi cao và sườn phía đông mưa rất nhiều với lượng mưa 2.587,6 mm/năm. Trong khi đó, vùng xung quanh chân núi có lượng mưa vừa phải: 1.731,4 mm/năm. Lượng mưa ở sườn phía đông nhiều hơn lượng mưa ở sườn phía tây. Số ngày mưa tại chân núi Ba Vì tương
đối nhiều từ 130 - 150 ngày/năm, tại cốt 400m, số ngày mưa từ 169 - 201 ngày/năm, bình quân là 189 ngày/năm.
Trong năm có một thời kỳ mưa nhiều và một thời kỳ ít mưa. Trong mùa mưa lượng mưa hàng tháng có thể lên trên 1.000 mm và kéo dài 6 tháng liên tục, từ tháng 5 cho đến tháng 10 tại chân núi, và 8 tháng từ tháng 3 cho đến tháng 10 từ cốt 400 trở lên. Mưa lớn từ 300 - 400 mm/tháng tập trung trong các tháng 6, 7, 8 ở vùng chân núi và trong các tháng 6, 7, 8, 9 tại cốt 400 m.
Thời kỳ ít mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở vùng chân núi và từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau ở cốt 400 m [11].
Thủy văn
Sông Đà chảy dọc phía tây núi Ba Vì, mực nước sông năm cao nhất dưới 20m và năm thấp nhất là 7,7m (1971) so với mực nước biển. Ngoài sông
Đà, trong vùng còn có một số dòng suối nhỏ, có độ dốc tương đối lớn. Mùa mưa lượng nước lớn, chảy xiết phá hỏng nhiều phai đập, các trạm thủy điện nhỏ, ngược lại mùa khô nước rất ít lòng suối khô cạn. Trong vùng có 8 hồ nhân tạo là các hồ: Đồng Mô Ngải Sơn, Hoóc Cua, Suối Hai, Xuân Khanh, Đá Chông, Minh Quang, Chẹ và hồ Phú Minh [14].
ảnh 1: Chụp tại khu trung tâm cốt 400 Vườn quốc gia Ba Vì (Tác giả)
3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng
Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp thuộc vườn quốc gia Ba Vì quản lý là 11.079,5 ha, trong đó: diện tích có rừng là 7.095,9 ha, chiếm 64% diện tích của vườn, bao gồm rừng tự nhiên là 3.181,1 ha, chiếm 44,8% diện tích có rừng và diện tích rừng trồng các loại là 3.914,8ha, chiếm 55,2% diện tích có rừng. Diện tích đất không có rừng là 3.983,6 ha, chiếm 35,9% diện tích của Vườn. Các chỉ số trên cho thấy, vườn quốc gia Ba Vì có tỷ lệ rừng lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 44,8% diện tích đất có rừng. Đáng chú ý là vườn quốc gia Ba Vì có khoảng gần 1.000 ha rừng nguyên sinh, ít bị tác động của con người [14]. Đây nguồn tài nguyên sinh học và du lịch vô cùng quý giá.
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Vườn quốc gia Ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì có những chức năng, nhiệm vụ sau đây:
Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, các đặc sản rừng, các di tích văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên trong diện tích được quản lý.
Phát triển rừng trên cơ sở trồng rừng mới, phục hồi rừng và thực hiện các dự án nông lâm nghiệp để phát triển vùng đệm, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân nơi gần rừng. Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý thức bảo vệ rừng và giữ gìn cảnh quan môi trường.
Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích phục vụ, bảo tồn thiên nhiên và môi sinh.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ, chuyển giao kỹ thuật, giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp.
Tổ chức tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
Như vậy, vườn quốc gia Ba Vì ngoài nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên, môi sinh, phát triển rừng, nghiên cứu thực nghiệm khoa học và tuyên truyền giáo