Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 1


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp & PTNT


Trường đại học lâm nghiệp

----------------


Nguyễn Đức Hậu


Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển

Du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì Và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Chuyên ngành Lâm Học

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 1

Mã số: 60.62.60


Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp

Bộ giáo dục và đào tạo Bộ nông nghiệp & PTNT


Trường đại học lâm nghiệp

----------------


Nguyễn Đức Hậu


Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển

Du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì Và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường


Chuyên ngành Lâm Học

Mã số: 60.62.60


Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp


Người hướng dẫn: TS. Lê Anh Vũ


Lời cảm ơn


Trong thời gian thực hiện bản luận văn tốt nghiệp thạc sỹ này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, nhà quản lý, các bạn

đồng nghiệp và đặc biệt là thầy giáo tiến sỹ Lê Anh Vũ. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo tiến sỹ Lê Anh Vũ người

đã hướng dẫn và giúp tôi ngay từ buổi đầu khi hình thành ý tưởng, xây dựng

đề cương cho đến khi hoàn thành bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn tập thể ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp. Cán bộ lãnh đạo, các thầy cô trong khoa đào tạo sau đại học Trường

Đại học Lâm Nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường cũng như góp ý xây dựng luận văn của tôi.

Tôi xin chân thành cám ơn ông Đỗ Khắc Thành giám đốc vườn quốc gia Ba Vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn: Hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Trung tâm Vườn Quốc Gia và ông Lê Văn Lanh (Tổng thư ký hội).

Tôi xin cám ơn uỷ ban nhân dân các huyện: Kỳ Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình), Ba Vì (Hà Tây). Và uỷ ban nhân dân các xã thuộc vùng đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.

Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể cán bộ, công nhân viên vườn quốc gia Ba Vì và đặc biệt là: Thạc sỹ Nguyễn Văn Diện (hạt trưởng hạt kiểm lâm Vườn Quốc Gia Ba Vì), thạc sỹ Trần Minh Tuấn (trưởng phòng Khoa học - Kỹ thuật Vườn Quốc Gia Ba Vì), thạc sỹ Vũ Đăng Khôi (trưởng phòng Kế hoạch

- Tài chính Vườn Quốc Gia Ba Vì) đã đóng góp và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này của mình.


Cuối cùng tôi xin được một lần nữa gửi lời cám ơn tới tất cả các cơ quan, trường, viện nghiên cứu, uỷ ban nhân dân các huyện, xã, các nhà quản lý, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp đã chân thành giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Tây, ngày 18 tháng 9 năm 2006

Tác giả


Nguyễn Đức Hậu


mở đầu


Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, cách thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây. Bên cạnh những giá trị nhiều mặt về bảo tồn thiên nhiên thì vườn quốc gia Ba Vì còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế do nơi đây có bầu không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp với núi Ba Vì hùng vĩ nổi tiếng từ lâu đời, sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái và nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở đây. Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch Hà Tây, cũng như sự phát triển của du lịch Xứ Đoài nói riêng, đặc biệt là du lịch xung quanh vườn quốc gia Ba Vì và khu vực vùng đệm với các bản sắc văn hoá của các dân tộc Dao, Mường .v.v…

Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch đang phát sinh những tác động xấu

ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của Vườn và khu vực vùng đệm trong bối cảnh của kinh tế thị trường. Nếu vấn đề không được quan tâm đúng mức thì có thể gây ra những hậu quả khó lường. Nó sẽ tác động đến việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ, và sự phát triển bền vững của Vườn cũng như vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì. Khi tài nguyên đa dạng sinh học bị suy giảm, cảnh quan môi trường bị thay đổi thì nguy cơ giảm sút khách du lịch đến tham quan là

điều khó tránh khỏi. Một vấn đề bức xúc đặt ra là làm thế nào vừa giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì trong nền kinh tế thị trường.

Nhằm góp phần luận giải vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trườnglàm luận văn thạc sĩ của mình.


Chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Từ lâu, đa dạng sinh học là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Các nhà khoa học trong nước đã dành nhiều công sức nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vùng miền trên phạm vi cả nước. Từ đầu những năm 1990, hai nhà nghiên cứu Đặng Huy Huỳnh và Phạm Trọng nh đã nghiên cứu hệ động vật thuộc các đảo ven bờ Việt Nam. Từ đó,

đưa ra những giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở các đảo ven bờ biển nước ta. Năm 1994, Phan Nguyên Hồng đã nghiên cứu thành công hệ sinh thái rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu của ông đã được công bố trong cuốn sách: “Chuyên khảo biển Việt Nam”.

Hà Tây nói chung và Vườn quốc gia Ba Vì nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhiều lĩnh vực như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc biệt là đa dạng sinh học. Năm 1993, một nhóm các tác giả: Lê Trần Trấn, Nguyễn Hữu Tử, Trần Văn Thuỵ đã tiến hành nghiên cứu thảm thực vật Hà Tây và đặc trưng cơ bản hệ thực vật Ba Vì. Các tác giả đã đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật Ba Vì, từ đó cho rằng cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học trên vùng núi này. Ngoài ra còn có một số tá giả khác cũng nghiên cứu về vườn quốc gia Ba Vì. Trong số đó có bài: Vườn quốc gia Ba Vì, những nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội của hai tác giả Nguyễn Văn Chương và Nguyễn Đức Kháng. Đáng chú ý là có nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã tập trung nghiên cứu cây thuốc ở Ba Vì như: Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Thế Trung, Chu Quốc Trường, Nguyễn Văn Liêm, Trần Thế Tăng, Nguyễn Thu Hiền, Đỗ Thị Thu Hà...

Ngoài ra, một số tác giả đã nghiên cứu các hoạt động kinh tế, xã hội của đồng bào các dân tộc thiẻu số ở Ba Vì. Điển hình là nghiên cứu của Vũ


Văn Thịnh về: Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì, và Một số giải pháp xây dựng bản làng sinh thái vùng dân tộc từ một số mô hình bản sinh thái đồng bào dân tộc Dao, Ba Vì, Hà Tây của giáo sư Nguyễn Văn Chương…

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa thì du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Du lịch đã có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nó đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Trong bối cảnh hội kinh tế quốc tế và khu vực, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, nhu cầu đi du lịch, tham quan, nghỉ ngơi của người dân trong nước cũng tăng. Du lịch phát triển theo hướng đa dạng hoá trên cơ sở khai thác tiềm năng về cảnh quan môi trường và giá trị của nền văn hoá lâu đời của dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Du lịch sinh thái cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại hình du lịch này. Phó giáo sư Phạm Trung Lương đã viết cuốn sách “Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” đưa ra những khái niệm cơ bản và phân tích tình hình và xu hướng phát triển của du lịch sinh thái. Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về một loại hình du lịch còn tương đối mới mẻ, có quan hệ chặt chẽ đến vấn đề bảo tồn da dạng sinh học ở nước ta. Năm 2002, Nguyễn Xuân Tân đã tiến hành công trình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả các loại hình du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì.

Nhìn chung, tuy đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về vườn quốc gia Ba Vì từ nhiều góc độ khác nhau và đã làm rõ được nhiều vấn đề khoa học, nhất là về hệ thực vật, đa dạng sinh học nhưng còn thiếu những công trình nghiên cứu sự phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa bảo tồn được đa dạng sinh học vừa phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì.


Sơ đồ Vườn quốc gia Ba Vì



n

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí