Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 14


Kết luận


Phát triển đu lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học đã được triển khai tương đối tốt trong những năm gần đây ở vườn quốc gia Ba Vì. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập, mức sống của người dân cũng được nâng cao, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới thì du lịch sẽ càng có cơ hội phát triển. Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong chuỗi các khu du lịch phía tây thủ đô Hà Nội cũng sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển du lịch sinh thái. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong những năm vừa qua sẽ giúp cho Vườn tổ chức tốt hơn việc phát triển du lịch và bảo tồn tromg những năm tới.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Ba Vì chưa phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Các hoạt động du lịch sinh thái

đã có những ảnh hưởng không tốt nhất định đến việc bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn. Vẫn còn những hành vi xâm hại đa dạng sinh học của người dân vùng đệm và của khách du lịch. Những nguyên nhân chính là nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn da dang sinh học còn hạn chế, thu nhập của người dân các xã vùng đệm còn thấp, có những bất cập trong quản lý như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Vườn với các xã vùng

đệm và các doanh nghiệp làm du lịch.

Để phát triển du lịch sinh thái nhưng không làm ảnh hưởng đến bảo tồn

đa dạng sinh học, cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp có mối liên hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ nhau nên phải thực hiện một cách đồng bộ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Kiến nghị


Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 14

Vườn quốc gia Ba Vì cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu và đào tạo chuyên gia khoa học công nghệ cho nhưng năm tới. Triển khai các đề tài nghiên cứu hướng vào phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững và nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học.

Kế hoạch nghiên cứu khoa học của vườn quốc gia Ba Vì phải mang tính toàn diện và tính thực tiễn cao, áp dụng có hiệu quả vào thực tế. Kế hoạch này

được xây dựng trên cơ sở kế thừa các sản phẩm của các công trình nghiên cứu trước đây đồng thời phải đáp ứng được sự phát triển của Vườn. Các đề tài, các công trình nghiên cứu nên gắn liền với các hoạt động của Vườn.

Vườn quốc gia Ba Vì cần thực hiện chính sách khuyến khích sự tham gia nghiên cứu khoa học của các cán bộ, nhân viên, đồng thời mở rộng sự hợp tác với các: nhà khoa học, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của Vườn. Cần xúc tiến xây dựng tập san giới thiệu Vườn và đưa các công trình nghiên cứu lên mạng Internet.


Tài liệu tham khảo


1. Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường (2002), Chương trình nâng cao nhận thức Đa dạng sinh học giai đoạn 2001- 2010. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội (2005).

2. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (1997), QĐ 1707/NN - TCCB (QĐ ngày 18/18/1997) của bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy vườn quốc gia Ba Vì.

3. Bộ Tài nguyên Môi trường, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2005).

4. Công ty du lịch Ao Vua (2005): Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2000

đến 2005

5. Công ty du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên (2005): Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2000 đến 2005.

6. Công ty du lịch Suối Mơ (2005): Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2000

đến 2005

7. Lê Trần Chấn và ngk (1993): “Thảm thực vật Hà Tây và đặc trưng cơ bản hệ thực vật Ba Vì”, Tạp chí Môi trường Tài nguyên Hà Tây, tr.60 - 63

8. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Đức Kháng, Vườn quốc gia Ba Vì, những nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội. Nhà xuất bản Nông Nghiệp (1998).

9. Phạm Ngọc Đăng, Báo cáo thiết kế quy hoạch tái thiết khu nghỉ vườn quốc gia Ba Vì. Báo cáo dự án quy hoạch vườn quốc gia Ba Vì (1997).

10. Vũ Đình Hiếu (2006), Đa dạng sinh học và Công tác bảo tồn Đa dạng sinh học của Việt Nam. Báo cáo tại hội nghị tổng kết đánh giá sự tham gia của người dân với bảo tồn đa dạng sinh học – Cúc Phương (8/2006).

11. Nguyễn Quốc Huân (2004), Dự án đầu tư Vườn quốc gia Ba Vì.


12. Phùng Tiến Huy (1999), Vấn đề quản lý bền vững rừng đặc dụng Vườn quốc gia Ba Vì. Dự án quản lý bền vững vườn quốc gia Ba Vì.

13. Nguyễn Đức Kháng và Cộng sự (1993), Điều tra tổ thành thực vật rừng núi cao Ba Vì. Báo cáo khoa học vườn quốc gia Ba Vì.

14. Vũ Đăng Khôi (2005), Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận. Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp trường đại học Bách Khoa Hà Nội (2004).

15. Lê Văn Lanh (2001), Du lịch sinh thái.

16. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

17. Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện Ba Vì (2004), Kết quả doanh thu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì. Báo cáo tổng kết năm 2004 của uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì.

18. Đỗ Văn Quang và Đỗ Khắc Thành (2003), Đề án sử dụng môi trường rừng

đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì. Đề án đã được Chính Phủ phê duyệt (2004).

19. Nguyễn Xuân Tân (2002), Giải pháp nâng cao hiệu quả của các loại hình du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì. Báo cáo hội nghị nâng cao năng lực quản lý đa dạng sinh học và phát triển du lịch ở các vườn quốc gia (8/2002).

20. Tổng Cục Du lịch (2004), Tạp chí du lịch Việt Nam. Số tháng 6/2004.

21. Đỗ Khắc Thành (2005), Báo cáo tổng quan Vườn quốc gia Ba Vì.

22. Đỗ Khắc Thành (2001), Tóm tắt về Vườn quốc gia Ba Vì.

23. Thủ tướng Chính phủ (2002), Phê duyệt đề án thí điểm sử dụng môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp tại Vườn quốc gia Ba Vì.


24. Vũ Văn Thịnh (2004), Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì. Dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì (6/2004).

25. Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (2005), Báo cáo kết quả kinh doanh.

26. Uỷ ban nhân dân huyện Ba Vì (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Ba Vì. Dự án phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì (1999).

27. Võ Quý (2004), Bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội (2004).

28. Kreg Lindberg và Donal E. Hawkins (1999), Du lịch sinh thái - hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật (2002)

29. Masahysu Arai, Giáo dục môi trường ở vườn quốc gia Nhật Bản. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin (2000).

30. Tatyana P. Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế. Nhập môn về phát triển bền vững. Nhà xuất bản Văn Hoá - Thông Tin (2005).

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí