Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng - 8

tiền tệ (trong đó có tín dụng ngân hàng), bảo vệ vốn và tài sản của Nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế, như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005..., thì những quy định mang tính "ưu ái" dành cho ngân hàng trong Nghị định số 178 không còn phù hợp nữa. Vì vậy, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã có những quy định đề cao nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng và quyền tự chủ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.

Khác với Nghị định số 178, Nghị định số 163 không có những quy định chi tiết và cụ thể khi xử lý tài sản bảo đảm mà chỉ quy định nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch (khoản 3 Điều 58). Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; nếu các bên không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó cũng được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với một số tài sản bảo đảm cụ thể như động sản, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm, bên nhận bảo đảm có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ như: quyền được bán tài sản theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục đấu giá nếu xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường; yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình; xử lý ngay đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn…

Nghị định số 163 tuy không can thiệp sâu vào quan hệ bảo đảm tiền vay giữa ngân hàng với bên bảo đảm, tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng của các bên và cũng đã trao cho các bên nhiều quyền hơn khi tham gia giao dịch bảo đảm, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình cho vay có tài sản bảo đảm, các ngân hàng cần chủ động xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn về bảo đảm tiền vay để áp dụng trong nội bộ ngân hàng mình (có kèm theo bộ hợp đồng bảo đảm mẫu) trên cơ sở cụ thể hóa những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 163 và thông tư hướng dẫn Nghị định số 163. Văn bản hướng dẫn nội bộ của ngân hàng phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng và cần được tổ chức tập huấn sâu, rộng đến các cán bộ liên quan của ngân hàng.

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhân bảo lãnh (Điều 369 Bộ luật Dân sự). Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh là một trong những căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định.

Theo quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, ngoài căn cứ quy định tại Điều 41, còn quy định thêm hai căn cứ nữa, đó là:

- Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được hướng dẫn từ Điều 41 đến Điều 48 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Theo đó, để có thể yêu cầu bên bảo

lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có nghĩa vụ thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo một trong các căn cứ nêu trên. Nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Kể từ thời điểm thông báo cho bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau đây: Quyền yêu câu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền của bên nhận bảo lãnh phải chấm dứt hành vi đó.

Bảo lãnh trong quan hệ vay tiền ở các tổ chức tín dụng - 8

Trong trường hợp phải xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự thì các bên thỏa thuận về tài sản, thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án. Một điều cần lưu ý là, khi ký kết hợp đồng bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận về việc lập giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh theo quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định 163/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Vì vậy trong trường hợp bên bảo lãnh dùng tài sản của mình làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, thì khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh đơn giản hơn nhiều. Bên nhận bảo lãnh không phải cùng với bên bảo lãnh bàn bạc lựa chọn tài sản nào của bên bảo

lãnh để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, mà sẽ sử dụng tài sản đã được thoả hiệnn làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

Tóm lại, với thực trạng pháp luật về bảo lãnh, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo lãnh ngân hàng còn có sự không thống nhất giữa các văn bản trong lĩnh vực ngân hàng với các văn bản pháp luật khác. Chưa xác định rõ bản chất của bảo lãnh ngân hàng sẽ dẫn đến việc xây dựng khái niệm về bảo lãnh và các quy định khác liên quan chưa thống nhất.

- Chưa có những quy định chính xác về đối tượng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng, để từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nghiệp vụ bảo lãnh một cách đa dạng hơn.

- Pháp luật chưa có quy định rõ ràng về thời điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc có những quy định phiến diện khi quy định quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, cũng như chưa cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh.

Chương 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH TRONG QUAN HỆ VAY TIỀN

Ở CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


Hiện nay, ở Việt Nam biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau. Tập trung và cô đọng nhất là các quy định về bảo lãnh trong Bộ luật dân sự năm 2005. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì Bộ luật Dân sự là đạo luật gốc, điều chỉnh chung cho tất cả các ngành luật khác có tính chất là luật tư. Bộ luật đã dành 11 Điều từ Điều 361 đến Điều 371 để quy định về bảo lãnh, trong đó đã đề cập đến tất cả những nội dung cơ bản như khái niệm; hình thức; phạm vi; quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh; quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; quan hệ giữa những người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ...

Để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23 tháng 4 năm 2001; Hướng dẫn về xử lý bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng... Các văn bản này đã hướng dẫn cụ thể hơn một số quy định về biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; quyền của bên nhận bảo lãnh kể từ thời điểm thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh...

Ngoài những quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2005, trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt

động Ngân hàng cũng có quy định về bảo lãnh. Luật Các tổ chức tín dụng đã dành một số điều luật cụ thể để quy định về bảo lãnh, theo quy định tại Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh là một nghiệp vụ cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh. Việc xây dựng quy chế này căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Các tổ chức tín dụng. Văn bản này đã thể hiện tương đối đầy đủ những quy định điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; đồng thời trên cơ sở những quy định này, các tổ chức tín dụng cũng xây dựng cho đơn vị mình quy trình nội bộ thực hiện bảo lãnh. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, đối với hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong trường hợp luật chuyên ngành không có quy định mà mâu thuẫn với quy định trong Bộ luật Dân sự, thì các quy định trong Bộ luật Dân sự sẽ được lựa chọn để áp dụng.

Mặc dù quan hệ bảo lãnh trong lĩnh vực ngân hàng có những nét đặc thù riêng về chủ thể tham gia, về mục đích giao dịch... song các quan hệ này có bản chất từ các quan hệ dân sự. Do vậy, ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật đặc thù trong hoạt động ngân hàng, thì các quan hệ này còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự có liên quan.

Với thực trạng của pháp luật hiện hành quy định về biện pháp bảo lãnh có thể nhận thấy trong mỗi lĩnh vực lại có các quy định riêng về biện pháp bảo lãnh. Điều này đã dẫn tới một hệ quả là các quy định giữa luật chung và luật chuyên ngành còn chồng chéo, thiếu thống nhất và chưa đồng bộ. Mặt khác, luật chung còn thiếu các quy định cần thiết, song luật chuyên ngành cũng chưa khắc phục được những hạn chế này.

Sau đây là một số nội dung cụ thể của thực trạng pháp luật bảo lãnh:

- Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2003 lại quy định quyền sử dụng

đất có thể dùng để bảo lãnh. Rõ ràng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm đối vật, như vậy là không phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2005.

- Bộ luật dân sự quy định, bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Bộ luật Dân sự cũng đã khẳng định bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn theo khoản 1, Điều 366. Như vậy, bên bảo lãnh không có cơ sở để xác định thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp bên được bảo lãnh đang trong quá trình thực hiện hợp đồng đã vi phạm nghĩa vụ mà nghĩa vụ đó chưa đến thời hạn.

- Về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, Điều 367 Bộ luật Dân sự quy định, chỉ khi nào bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì mới có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nhiệm vụ đối với mình... Quy định này tỏ ra không phù hợp trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản và bị tuyên bố phá sản trong khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính. Hoặc trường hợp các bên trong hợp đồng chính không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ. Cần phải khống chế một khoảng thời gian nhất định để người bảo lãnh có quyền yêu cầu đối với người được bảo lãnh mặc dù chưa thực hiện nghĩa vụ.

- Về việc miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản 1 Điều 368 Bộ luật Dân sự quy định, "trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh". Theo quy định tại này, việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh chỉ xảy ra khi bên nhận bảo lãnh cho phép. Như vậy, khi bên nhận bảo lãnh miễn cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên khi đó, nghĩa vụ của bên được

bảo lãnh vẫn chưa được thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh (vì bên bảo lãnh đã không phải thực hiện thay), do đó, bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Như vậy, đã phần nào làm mất đi ý nghĩa của nghĩa vụ bảo lãnh trong quan hệ dân sự.

- Các văn bản điều chỉnh bảo lãnh trong lĩnh vực ngân hàng và các tài liệu nghiệp vụ về bảo lãnh ngân hàng đã không xác định thời hạn để bên nhận bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong đó chỉ đề cập đến việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.

- Theo quy định của các văn bản hiện hành về lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, việc đề nghị bảo lãnh chỉ là quyền của bên được bảo lãnh, trong khi đó trên thực tế khi tham gia ký kết hợp đồng, bằng sự thỏa thuận tại hợp đồng chính bên nhận bảo lãnh cũng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho các nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định về căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên pháp luật hiện nay không có quy định như thế nào là "không có khả năng thực hiện nghĩa vụ": căn cứ vào đâu để xác định là không có khả năng, ai là người có thẩm quyền xác định và thủ tục xác định như thế nào?

- Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm quy định về quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh:

Bên bảo lãnh thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu không thông báo mà bên được bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022