Thực Trạng Xâm Phạm Và Xử Lý Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Chỉ Dẫn Địa Lý


Hội còn hạn chế. Cơ chế quản lý của Hội chưa được thiết lập một cách thống nhất và phù hợp.

Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu là một trong những ví dụ điển hình về sự tham gia của tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm xuyên suốt trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý là Hiệp hội gạo tám xoan Hải Hậu, với sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số cơ quan chuyên môn, Hiệp hội đã được thành lập tháng 10/2005. Công việc đầu tiên là khôi phục lại các giống lúa tám truyền thống, có chất lượng cao. Tiếp đó, Hiệp hội tiến hành nghiên cứu chất lượng đặc thù của gạo tám xoan, xác định điều kiện địa lý đặc trưng ảnh hưởng đến đặc thù chất lượng, từ đó, khoanh vùng khu vực địa lý. Hiệp hội cũng tiến hành nghiên cứu, xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm bón, thu hoạch và quy trình công nghệ sau thu hoạch. Hiệp hội phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế và tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng quy trình kỹ thuật chuẩn trong canh tác, chế biến gạo tám xoan Hải Hậu. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng xây dựng và vận hành các kênh thương mại cho sản phẩm. Kết quả là, gạo tám xoan "Hải Hậu" có chất lượng đồng nhất khi đưa ra thị trường; giá thành của gạo tám xoan của Hiệp hội được nâng cao rõ rệt (vào thời điểm tháng 3/2007, gạo tám xoan Hải Hậu tiêu thụ theo kênh thương mại của Hiệp hội có giá 15.000 đ/kg trong khi gạo tám xoan không phải của Hiệp hội chỉ là 8.000 đ/kg). Sau khi xây dựng và vận hành ổn định hệ thống quản lý, Hiệp hội đứng ra tiến hành các thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý Hải Hậu tại Cục Sở hữu trí tuệ (Đơn số 6-2006-00004 ngày 8/6/2006) và Tên gọi xuất xứ "Hải Hậu" cho sản phẩm gạo tám xoan đã được đăng bạ theo Quyết định số 385/QĐ-SHTT ngày 31/5/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ [52].

Như vậy nhìn chung vai trò của các Hiệp hội trong việc quản lý, khai thác và sử dụng chỉ dẫn địa lý đến thời điểm này là rất hạn chế.

Bên cạnh sự hạn chế trong việc hình thành các Hiệp hội, thực tiễn quản lý chỉ dẫn địa lý còn cho thấy các cơ quan nhà nước và các Hiệp hội


nơi có chỉ dẫn địa lý được đăng ký không quản lý được việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý này.

Việc quản lý chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc là một trong các ví dụ điển hình thể hiện sự yếu kém của các cơ quan chức năng. Tình trạng nước mắm đóng chai và có nguồn gốc ở các địa phương khác mang tên gọi Phú Quốc khá phổ biến. Theo số liệu thống kê của Sở Thủy sản tỉnh Kiên Giang và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 thì khối lượng nước mắm mang tên gọi Phú Quốc được thống kê như sau: Khối lượng nước mắm đóng chai tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 10 triệu lít (chiếm 46% tổng số lít nước mắm mang tên Phú Quốc), đóng chai tại thị xã Rạch Giá, Kiên Giang là 4,7 triệu lít (chiếm 22%) và chỉ có 6,83 triệu lít nước mắm là được sản xuất và đóng chai hoàn toàn tại Phú Quốc (chiếm 32%). Ngoài ra việc các cơ sở khác sản xuất nước mắm sử dụng tên gọi Phú Quốc cũng không thể kiểm soát được do thiếu nhân lực kiểm tra cũng như các phương tiện máy móc để thực hiện việc phân tích đánh giá đâu là nước mắm có nguồn gốc từ Phú Quốc và đâu là nước mắm từ các nơi khác. Chính vì thế, thời gian vừa qua, việc sử dụng tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc đã bị thả nổi. Tình trạng nước mắm ở Phú Quốc mang chỉ dẫn "Made in Thailand" xuất hiện khá phổ biến ở thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, cơ chế quản lý chỉ dẫn địa lý cũng là một vấn đề lớn khó giải quyết. Làm sao để hài hòa được lợi ích của các chủ thể cùng tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm là bài toán không dễ giải trong bối cảnh hầu hết các chủ thể này là các hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp nhỏ.

3.1.3. Thực trạng xâm phạm và xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng đang là một vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết. Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây đang làm suy giảm danh tiếng, uy tín của các đặc sản.


Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 15

Các vi phạm về chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ là 7 vụ trong năm 2008, trong khi năm 2007 con số vi phạm này là 0 vụ [51]... Bởi vậy, việc áp dụng các chế tài xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý là cần thiết để duy trì chất lượng sản phẩm đặc sản. Ví dụ điển hình của tình trạng xâm phạm quyền này là trường hợp sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc được coi là "một báu vật quốc gia" do được sản xuất từ loại cá cơm (Anchovies) tốt nhất đánh bắt trong vùng, cùng với nguyên liệu thiên nhiên và những phương pháp ủ truyền thống được lưu truyền từ hơn một thế kỷ. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao, vị dịu ngọt, thơm mùi cá cơm sóc tiêu đặc sản và chỉ riêng Phú Quốc mới có. Việc bảo hộ tên gọi xuất xứ cho nước mắm Phú Quốc mở ra một cơ hội mới cho các chủ cơ sở sản xuất và buôn bán nước mắm Phú Quốc. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy đóng chai và phân phối sản phẩm này ra thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý"Phú Quốc" trên thực tế vẫn được thực hiện theo hướng "mạnh ai nấy làm". Người tiêu dùng có thể nhìn thấy trên thị trường hàng trăm loại nước mắm của các doanh nghiệp có địa chỉ ở các vùng khác nhau (có thể không thuộc huyện đảo Phú Quốc) nhưng đều có gắn nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc trên sản phẩm. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Tịnh - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất nước mắm Phú Quốc, có tới 90% nước mắm gắn nhãn hiệu Phú Quốc bán trên thị trường Việt Nam không phải là nước mắm có nguồn gốc từ Phú Quốc [55] (trên thực tế hàng năm huyện đảo Phú Quốc chỉ sản xuất được khoảng 15 triệu lít nước mắm, nhưng trên thị trường có tới khoảng 150 triệu lít nước mắm gắn nhãn hiệu Phú Quốc được bán ra). Điều đó chứng tỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp của các chủ thể chưa được bảo vệ; quyền được sử dụng sản phẩm đúng chất lượng, đúng nguồn gốc của người tiêu dùng chưa được bảo đảm.

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ không còn ý nghĩa nếu chỉ dẫn địa lý không được bảo vệ để chống lại các hành vi chỉ dẫn sai lệch, làm hàng giả và cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật về sở hữu trí tuệ đã quy định các biện pháp xử lý với các chế tài phù hợp nhưng qua thực tiễn xử lý các vụ xâm


phạm quyền sở hữu trí tuệ cho thấy các cơ quan thực thi quyền chưa chủ động trong việc xử lý mà phụ thuộc nhiều vào các cơ quan chuyên môn khác, do đội ngũ cán bộ thực thi quyền chưa có đủ kiến thức chuyên môn để tự mình đánh giá các hành vi xâm phạm. Chỉ cần xử lý sai hoặc không xử lý một hành vi xâm phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo hộ. Mặt khác, việc quản lý chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam chưa được tổ chức tốt. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động chống sản xuất, buôn bán hàng giả về sở hữu trí tuệ nói chung và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý nói riêng.‌


3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam

Yêu cầu chung đối với hệ thống sở hữu trí tuệ các nước đã được đề cập trong Hiệp định TRIPS đó là mỗi quốc gia phải đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hệ thống sở hữu trí tuệ phát huy tác dụng, trong đó, hệ thống sở hữu trí tuệ phải là hệ thống đầy đủ (phải bảo hộ mọi đối tượng sở hữu trí tuệ không loại trừ đối tượng nào đồng thời phải đảm bảo đầy đủ về nội dung, phạm vi và thời gian cho sự bảo hộ đó), mặt khác, hệ thống sở hữu trí tuệ phải đảm bảo tính hiệu quả (các quy phạm pháp luật phải hợp lý, khả thi, quyền sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ thực thụ, mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được pháp luật xử lý). Để đáp ứng yêu cầu này, chúng ta đã đề ra mục tiêu vào năm 2010, hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam phải đạt được mức độ đầy đủ và hiệu quả theo tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt là các tiêu chuẩn ấn định trong Hiệp định TRIPS.

Trên cơ sở phân tích các quy phạm pháp luật hiện hành và đánh giá thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ở nước ta như đã trình bày ở trên, trong phạm vi luận văn của mình, sau đây tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý.


3.2.1. Những vấn đề chung

Thứ nhất, chúng ta cần có một chính sách tổng thể quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Chính sách này phải bao gồm các vấn đề như: quy hoạch rõ các vùng địa danh cũng như các sản phẩm cần được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trước mắt và lâu dài; sự hỗ trợ của nhà nước trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý; quy chế hoạt động và phối hợp của các cơ quan trong quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý; xây dựng mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý phù hợp với điều kiện ở Việt Nam... Việc ban hành chính sách này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước xây dựng được lộ trình, chính sách cụ thể phục vụ việc đăng ký, quản lý chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch...) quy định chi tiết một số vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Do đặc thù là một đối tượng SHCN mới nên những quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đăng ký, quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn là một điều cần thiết nhằm cụ thể hóa các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật Sở hữu trí tuệ. Theo chúng tôi, văn bản hướng dẫn nên ưu tiên tập trung vào các vấn đề mà hiện nay chúng ta đang lúng túng trong quá trình thực thi như: quản lý chỉ dẫn địa lý, quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ chế kiểm soát sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý

3.2.2. Các nội dung cụ thể

3.2.2.1. Các quy định pháp luật về đăng ký chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, về các tài liệu yêu cầu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Luật Sở hữu trí tuệ không quy định đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cần phải có "quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý" do tổ chức tập thể đại diện đăng ký ban hành. Tuy nhiên, để tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này và để phân định trách nhiệm, chi phí đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý, nên bổ sung tài


liệu này là một trong những tài liệu tối thiểu phải có trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Thứ hai, cần ban hành các văn bản hướng dẫn việc nghiên cứu, đánh giá về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như cần nghiên cứu những tính chất, chất lượng nào, cơ quan chuyên môn nào có thẩm quyền thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá này, bằng phương pháp và thiết bị gì, v.v... để người nộp đơn có thể hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý theo yêu cầu, tránh phải tốn kém về thời gian và tài chính để sửa chữa, bổ sung các tài liệu cho hồ sơ đăng ký theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần bổ sung các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, cơ chế phối hợpcủa các tổ chức, cá nhân tiến hành việc phân tích điều kiện địa lý và tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khi thực hiện việc phân tích điều kiện địa lý và tính chất đặc thù của sản phẩm nhằm đảm bảo tính chất khách quan, chính xác của kết quả nghiên cứu.

Thứ tư, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như cơ chế để xử lý đối với các cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi không giải quyết hoặc kéo dài thời hạn xử lý đơn, giải quyết các khiếu nại gây thiệt hại, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, mọi cam kết của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Một trong các yêu cầu đó là việc đảm bảo cho các quy định pháp luật được thực thi hiệu quả, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể (trong đó có cả cơ quan nhà nước). Pháp luật quy định người nộp đơn hoặc những người có liên quan phải thực hiện một công việc nhất định trong thời hạn luật định và hậu quả của việc không thực hiện công việc hoặc hành vi đó sẽ có thể là đơn đăng ký bị từ chối, không được chấp nhận, v.vĐồng thời, pháp luật cũng quy định về các thời hạn để các cơ quan nhà nước có thẩm


quyền xử lý công việc, giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân thủ đúng thời hạn này. Cho đến nay, Cục Sở hữu trí tuệ còn rất nhiều đơn, vụ việc tồn đọng (thậm chí có những vụ việc kéo dài hàng năm mà chưa được giải quyết gây ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân liên quan) nhưng không có chế tài nào để xử lý việc không tuân thủ các thời hạn luật định này của các cơ quan nhà nước. Việc ban hành chế tài xử lý khi chậm giải quyết, xử lý đơn sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Thứ năm, theo quy định tại Điều 95.1.g Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể bị đình chỉ với lý do các yếu tố địa lý quyết định tính chất đặc thù của hàng hóa bị thay đổi làm cho các tính chất đó mất tính đặc thù. Điều này cho thấy việc kiểm tra, giám sát các đặc tính đặc thù của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc kiểm tra, giám sát này không chỉ đơn thuần là đối với chất lượng hàng hóa mà là đối với các tính chất đặc thù được quy định bởi môi trường địa lý. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể tới yêu cầu và thủ tục kiểm tra, giám sát các đặc tính đặc thù của hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý. Do đó, cần bổ sung vào các quy định pháp luật để việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đạt hiệu quả hơn và đảm bảo đúng tính chất của đối tượng sở hữu công nghiệp này.

3.2.2.2. Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý

Thứ nhất, về chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý: hiện nay ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, việc để cơ quan hành chính đứng ra quản lý chỉ dẫn địa lý về lâu dài sẽ có nhiều điểm chưa thật hợp lý. Theo tôi, nên mạnh dạn trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho các Hội, Hiệp hội của những người sản xuất để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho Hội, Hiệp hội ở Việt Nam hiện nay chính là trình độ quản lý và khả năng kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức này còn hạn chế, các điều kiện vật chất chưa được


đảm bảo. Vì vậy, việc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cần có lộ trình và bước đi cụ thể. Trước hết, ở những nơi chưa thành lập được Hội hay Hiệp hội để đứng ra quản lý chỉ dẫn địa lý thì ủy ban nhân dân thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý. Những nơi đã thành lập được Hội, Hiệp hội và hoạt động của Hội, Hiệp hội có hiệu quả thì cần mạnh dạn trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho chủ thể này. Đây là mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý đã rất thành công ở Châu Âu và việc áp dụng mô hình này ở Việt Nam tại thời điểm này là tương đối phù hợp.

Thứ hai, cần bổ sung các quy định về nguyên tắc hoạt động cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý trong hệ thống pháp luật bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên cơ sở nghiên cứu, học hỏi các mô hình của các tổ chức quản lý tập thể tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý của các nước (như Pháp) để áp dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Nên bổ sung cho các tổ chức này thêm các quyền sau: quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý (hoặc giao cho cơ quan kiểm soát); quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý; quyền tiến hành các biện pháp để phát triển uy tín, danh tiếng và giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Việc bổ sung các quyền trên cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý sẽ làm cho hoạt động của tổ chức này có hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, cần quy định việc cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải ban hành bản Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý. Quy chế này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ) phê duyệt bởi đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhất là khi các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này chưa kịp ban hành.

Thứ tư, cần bổ sung hành vi "mua bán" và hành vi "vận chuyển" hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý vào Điều 124 khoản 7 Luật Sở hữu trí tuệ về các hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ để bao quát được tất cả các dạng hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lý trên thực tế.

3.2.2.3. Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022