LUẬN VĂN:
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm tới lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực bảo hiểm xã hội nói riêng. Các chính sách bảo hiểm xã hội luôn được đổi mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của người lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá - 2
- Khái Niệm Phân Cấp Quản Lý Thu, Chi Bảo Hiểm Xã Hội
- Nội Dung Phân Cấp Quản Lý Thu, Chi Bảo Hiểm Xã Hội Ở Địa Phương
Xem toàn bộ 76 trang tài liệu này.
Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là một cơ quan thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Thanh Hoá là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cơ bản, quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá còn có những vấn đề cần quan tâm. Bảo hiểm xã hội cấp huyện được phân cấp quản lý mạnh song họ lại không được cung cấp đầy đủ các điều kiện để thực hiện sự phân cấp đó. Chẳng hạn, biên chế cán bộ, công chức bảo hiểm xã hội còn thiếu, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật còn khó khăn....
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Có thể gom các công trình đó theo hai nhóm sau:
Nhóm đề tài nghiên cứu ở tầm Quốc gia:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh: "Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam" năm 2005.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Thái: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay" năm 2005.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý: "Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh ở Việt Nam" năm 2006.
Nhóm đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Thanh Hoá
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám: "Hoàn thiện quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2004
- Đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang Hiệu: "Thực trạng và giải pháp quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" năm 1999 và "Nghiên cứu mô hình thu chi bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" năm 2000.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội, nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về bảo hiểm xã hội cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Văn Sinh nghiên cứu về vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Thái nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xã hội. Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Quốc Tuý nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Hai đề tài cấp ngành của tác giả Đỗ Quang Hiệu nghiên cứu ở góc độ quản lý chi trả các chế độ dài hạn và nghiên cứu mô hình thu, chi bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tám nghiên cứu về vấn đề quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1995-2003. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng và thực thi theo Điều lệ do Chính phủ ban hành, chưa được bổ sung, sửa đổi theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác quản lý thu chi BHXH trong thời kỳ mới cũng chưa được giải quyết trong các công trình nói trên. Mặt khác, phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội là vấn đề mới mẻ, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp quản lý trong hệ thống Bảo hiểm xã hội. Song, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù vậy, các công trình đó vẫn là những tài liệu tham khảo rất có giá trị trong nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội. Đánh giá thực trạng vấn đề này tại tỉnh Thanh
Hoá. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Để thực hiện mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá. Về thời gian, luận văn nghiên cứu phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở Thanh Hoá trong thời kỳ từ năm 1995 đến nay, trong đó, trọng tâm nghiên cứu trong giai đoạn 2003 - 2007. Các số liệu cập nhật đến năm 2007.
- Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, luận văn còn chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp; phương pháp hệ thống, so sánh, điều tra, thống kê trên cơ sở các số liệu tổng hợp, báo cáo, điều tra về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý và phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội.
- Làm rõ nội dung phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh.
- Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội ở tỉnh Thanh Hoá, chỉ rõ các kết quả, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng đó.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội trong thời gian tới, trong đó, có đề xuất thực hiện phân cấp quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội tới cấp xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thanh Hoá.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 95 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn được kết cấu thành 03 chương, 07 tiết.
Chương 1
những vấn đề cơ bản
về quản lý và phân cấp quản lý bảo hiểm xã hội
1.1. Quản lý bảo hiểm xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý bảo hiểm xã hội.
Trước hết nói về khái niệm bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 đã xác định: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH" [33, tr.10].
Như vậy, BHXH là một hình thức bảo vệ người lao động trên cơ sở sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước để trợ cấp vật chất cho người đóng BHXH, trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập, hoặc chết theo quy định của pháp luật. Do vậy, bảo hiểm xã hội có những đặc trưng cơ bản, đó là:
Thứ nhất, BHXH là sự bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động.
Thứ hai, các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, già yếu, chết. Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Họ cần phải có nguồn thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của BHXH.
Thứ ba, người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp BHXH phải có nghĩa vụ đóng BHXH. Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà họ quản lý, thuê mướn, sử dụng. Sự đóng góp đó gọi là sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Nó hình thành nên một quỹ tài chính gọi là quỹ BHXH. Quỹ này dùng để chi trả các trợ cấp khi có phát sinh các nhu cầu về hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ tư, các hoạt động về BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật. Các chế độ BHXH cũng do luật định. Nhà nước bảo trợ các hoạt động của BHXH.
BHXH là hình thức bảo hiểm được thực hiện ở tất cả các quốc gia và Nhà nước ở tất cả các quốc gia đều tham gia quản lý BHXH. Vậy quản lý BHXH là gì?
Quản lý BHXH có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trên cơ sở vận dụng khái niệm quản lý nói chung vào lĩnh vực BHXH, chúng ta có thể xác định khái niệm quản lý BHXH như sau: Quản lý BHXH là sự tác động của cơ quan quản lý tới hoạt động BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu xác định trong từng thời kỳ.
Cơ quan quản lý (chủ thể quản lý) của quản lý BHXH là cơ quan BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương. Theo Nghị định số 19/CP, ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH Việt Nam, cơ quan quản lý BHXH ở cấp Trung ương là BHXH Việt Nam. ở địa phương, cơ quan quản lý BHXH có BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH huyện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. ở cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan quản lý BHXH mà chỉ có Ban đại diện chi trả do cơ quan quản lý BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố ký hợp đồng uỷ quyền quản lý kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Đối tượng quản lý BHXH là hoạt động BHXH, là các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Đó là những người sử dụng lao động và bản thân người lao động.
Mục tiêu quản lý BHXH là nhằm bảo vệ người lao động tránh hiểm họa của công việc, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển của cả xã hội.
Cơ chế quản lý BHXH là các quy định về tổ chức thu, chi BHXH, quy định về kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách BHXH.
* Phân biệt một số khái niệm.
Quản lý nhà nước về BHXH là sự tác động của cơ quan Nhà nước tới lĩnh vực BHXH nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ nhất định.
Quản lý BHXH và quản lý nhà nước về BHXH được phân biệt ở năm điểm sau:
Thứ nhất, khác với chủ thể quản lý BHXH, chủ thể quản lý nhà nước về BHXH gồm rất nhiều cơ quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động TB&XH, các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực BHXH, UBND cấp tỉnh, huyện. Chủ thể quản lý BHXH là cơ quan BHXH. ở Trung ương, BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ; sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động TB&XH và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, sự giám sát của tổ chức công đoàn. ở địa phương, cơ quan quản lý BHXH chịu sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc của BHXH Việt Nam và sự quản lý nhà nước của UBND các cấp (tỉnh, huyện).
Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước về BHXH là lĩnh vực BHXH, còn đối tượng quản lý BHXH là hoạt động BHXH, là những người tham gia và thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH. Như vậy, có thể thấy rằng đối tượng quản lý nhà nước về BHXH có phạm vi rộng hơn nhiều so với đối tượng quản lý BHXH. Đối tượng quản lý BHXH và cơ quan BHXH cũng thuộc đối tượng quản lý nhà nước về BHXH.
Thứ ba, mục tiêu quản lý nhà nước về BHXH là tạo dựng một cơ sở pháp lý vững chắc, tạo lập sự công bằng, bình đẳng để mọi người lao động trong các thành phần kinh tế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ BHXH, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an toàn xã hội và ổn định chính trị. Mục tiêu quản lý BHXH là xây dựng và hình thành nguồn quỹ BHXH ổn định, vững chắc trên cơ sở đóng góp của các bên tham gia BHXH, đầu tư tăng trưởng phát triển quỹ BHXH; chi trả kịp thời trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng BHXH và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ tư, cơ chế quản lý nhà nước về BHXH gồm các luật liên quan tới BHXH, chiến lược, kế hoạch, chế độ chính sách BHXH. Cơ chế quản lý BHXH là các quy định về tổ chức thu, chi BHXH, quy định về kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi BHXH.
Thứ năm, nội dung quản lý nhà nước về BHXH gồm bảy nội dung chính:
i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
ii) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
iii) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;