Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 2


tế xã hội tài chính, thu nhập, tiền lương v v... Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong...

Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể. Chẳng hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là tuổi đời và giới tính, của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định. Do đó, có những nước quy định: nam 65 tuổi và nữ 55 tuổi sẽ được nghỉ hưu. Nhưng cũng có những nước quy định: nam 65 tuổi và nữ 60 tuổi... Hoặc khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải tính đến các yếu tố như: điều kiện môi trường lao động, bảo hộ lao động,... Các yếu tố này thường có quan hệ và tác động qua lại với nhau và ít nhiều ảnh hưởng đến điều kiện BHXH của từng chế độ và toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH.

Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp BHXH nói chung phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí BHXH của người lao động trên cơ sở tương ứng giữa đóng và hưởng. Đồng thời mức trợ cấp còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán chung của từng quỹ tài chính BHXH; mức sống chung của các tầng lớp dân cư và người lao động. Nhưng về nguyên tắc, mức trợ cấp này không cao hơn mức tiền lương hoặc tiền công khi người lao động đang làm việc và nó chỉ bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền công hay tiền lương. ở các nước kinh tế phát triển do mức lương cao nên tỷ lệ này thường thấp và ngược lại ở những nước đang phát triển do mức lương còn thấp nên phải áp dụng một tỷ lệ khá cao. Ví dụ, ở Pháp mức trợ cấp hưu trí chỉ bằng 50% mức lương cao nhất (với điều kiện đóng BHXH đủ 37,5 năm), ốm đau được hưởng trợ cấp bằng 50% tiền lương, thời gian nghỉ ốm


được hưởng trợ cấp không quá 12 tháng. Sinh con được hưởng trợ cấp BHXH bằng 90% tiền lương trong vòng 16 tuần... Còn ở Philipin, mức trợ cấp hưu trí từ 42% đến 102%, tuỳ thuộc từng nhóm lương khác nhau, ốm đau được hưởng 65%, sinh con được nghỉ 45 ngày và được hưởng trợ cấp bằng 100% tiền lương...

Tuy vậy, việc các nước quy định trợ cấp BHXH bằng tỷ lệ phần trăm so với tiền lương hay tiền công thường dẫn đến bội chi quỹ BHXH. Vì vậy, một số nước đã phải tìm cách khắc phục như: trả ngay 1 lần khi nghỉ hưu, hoặc suốt đời đóng theo tỷ lệ phần trăm của một mức thu nhập quy định và hưởng cũng theo tỷ lệ phần trăm của mức quy định.

Ngoài việc chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng cho chi phí quản lý như: Tiền lương cho những người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác... Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi. Mục đích đầu tư quỹ BHXH là nhằm bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ. Quá trình đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo nguyên tắc: an toàn, có lợi nhuận, có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội.

Từ những quan niệm, các cách hiểu và các cách tiếp cận khác nhau ở các nước và các thời kỳ nhất định, vì vậy cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. ở Việt Nam, trong sách “Giáo trình bảo hiểm” của trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản thống kê xuất bản năm 2005, khái niệm chung nhất về bảo hiểm được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp 1 khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba” [45, tr.13].

Định nghĩa trên mang tính chung nhất của bảo hiểm, nó chỉ rõ việc người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

tham gia bảo hiểm chuyển rủi ro cho người bảo hiểm (thường là một tổ chức


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 2

kinh doanh) thông qua việc nộp một khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia bảo hiểm gặp khó khăn dẫn đến tổn thất, cơ quan bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm đăng ký với tổ chức bảo hiểm.

Hoạt động bảo hiểm thực chất là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Điều này thể hiện trong việc hình thành quỹ bảo hiểm từ sự đóng phí của người tham gia bảo hiểm. Khi người tham gia bảo hiểm gặp biến cố theo hợp đồng sẽ được quỹ bảo hiểm đền bù theo thoả thuận. Như vậy, phần thu nhập của nhiều người sẽ được chuyển cho một người, điều này thể hiện tính nhân văn. Quá trình phân phối lại thu nhập trong bảo hiểm được thực hiện.

Sự phân phối trong bảo hiểm là sự phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối một số tiền bằng nhau. Chỉ có một số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro theo hợp đồng bảo hiểm mới nhận được sự phân phối, cũng có nghĩa phân phối trong bảo hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối. Tuy nhiên, trong các loại hình bảo hiểm, đặc điểm này cũng thể hiện khác nhau. Cụ thể, với đa số các loại hình BHTM, sự phân phối không mang tính bồi hoàn thể hiện rõ. Ví dụ: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản. bảo hiểm sức khoẻ… phần đông người mua bảo hiểm không được phân phối vì không gặp biến cố, chỉ có một số ít người được đền bù. Trong một số dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đang thực hiện như bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm Đại học, bảo hiểm khi kết hôn (do hãng bảo hiểm quốc tế Prudential thực hiện) hoặc bảo hiểm hưu trí trong BHXH, tính chất bồi hoàn trong phân phối thể hiện khá rõ. Trong các hình thức bảo hiểm này,


những người tham gia bảo hiểm hầu hết được bảo hiểm khi đạt đến các điều

kiện do hai bên thoả thuận.

Qua sự phân tích trên ta thấy, hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc "số đông bù số ít" thể hiện trong qúa trình lập quỹ dự trữ bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường. Nguyên tắc này còn thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủi ro của mỗi thành viên.

Trong hoạt động kinh tế - xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển được trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, con người không chỉ lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho con người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già đến khả năng lao động hay khả năng tự phục vụ bị suy giảm… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong một nội bộ cộng đồng; đi vay, đi mượn hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà nước… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.


Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu cần thiết khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra trong một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của nhà nước, mặt khác buộc các giới chủ và giới thợ phải đóng một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của các chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.

Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động,


mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội.

BHXH là một bộ phận quan trọng cấu thành chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước; BHXH rất cần cho tất cả mọi giai tầng trong xã hội, bất luận là người giàu hay nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Xã hội nào có hệ thống BHXH phát triển mạnh bao nhiêu thì xã hội đó càng phát triển và ổn định bấy nhiêu, làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi, tích cực sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Trên tinh thần ấy, theo từ điển bách khoa Việt Nam “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.

ở nước ta, trước thời ký đổi mới, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 Chính phủ đã ban hành sắc lệnh về các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho công nhân viên chức nhà nước đó là: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định chế độ trợ cấp cho công nhân; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 do Hồ Chủ Tịch ký, quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ công nhân viên chức.

Tiếp theo là Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ về Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức, Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Hội đồng


chính phủ về điều lệ đãi ngộ đối với quân nhân. Đây là văn bản đầu tiên và quan trọng nhất về BHXH ở nước ta trong thời kỳ này, các văn bản đã quy định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Quy định các chế độ BHXH gồm 6 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong BHXH. Các chế độ BHXH được thiết lập dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động, nhằm khuyến khích mọi người tích cực làm việc đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Mức trợ cấp BHXH được căn cứ vào thời gian công tác, tuổi đời, vào điều kiện làm việc, vào tình trạng suy giảm khả năng lao động. Mức trợ cấp BHXH gắn chặt với tiền lương và nguyên tắc phải thấp hơn mức tiền lương khi làm việc. Về tổ chức và quản lý thì Bộ Lao động thương binh và Xã hội quản lý 3 chế độ mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản thực hiện 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.

Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng bộ trưởng về các chế độ BHXH được sửa chữa có tính đến các chính sách ưu đãi đối với những người tham gia trong hai cuộc kháng chiến và những công nhân viên chức làm việc tại những nơi xa xôi, khó khăn gian khổ và hải đảo. Nghị định số 236/HĐBT bổ sung quy đổi thời gian công tác theo hệ số. Quyết định số 133/HĐBT ngày 01 tháng 11 năm 1985 của Hội đồng bộ trưởng là nâng tỷ lệ trợ cấp hưu trí lên cao nhất bằng 95% tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu.

Chính sách BHXH trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế như: Đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH mới chỉ được thực hiện đối với công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang, chính sách BHXH còn đan xen với nhiều chính sách khác như chính sách ưu đãi xã hội, chính sách dân


số, chính sách cán bộ... nguồn tài chính BHXH phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Nhà nước, quan hệ tài chính Bảo hiểm xã hội chưa được coi trọng như thu, chi BHXH. Mặc dù vậy, chính sách BHXH trong thời kỳ này đã cụ thể hoá đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước thời kỳ này.

Trong điều 140 của Bộ luât lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Nhà nước quy định về chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm gặp rủi ro hoặc các khó khăn. Chế độ BHXH là cụ thể hoá những quy định chính sách xã hội của nhà nước, quy định của các hình thức bảo đảm, những điều kiện về vật chất và tinh thần cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ khi gặp trường hợp bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Nhà nước ta coi BHXH là một chính sách quan trọng xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Từ ngày thành lập BHXH, ngày 26 tháng 1 năm 1995 Chính phủ ban hành điều lệ BHXH kèm theo nghị định 12/CP đối với người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế và BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Điều lệ BHXH bao gồm 5 chế độ cụ thể như sau:

- Chế độ ốm đau.

- Chế độ thai sản.

- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- Chế độ hưu trí.

- Chế độ tử tuất.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí