Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 1







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 1

Luận văn

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh

Bình hiện nay













Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong những nội dung của hệ thống tài chính Nhà nước nhằm góp phần thực hiện ổn định kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống người lao động. Cùng với các nội dung nhiệm vụ và chính sách kinh tế Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hiểm xã hội (BHXH).

Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động bảo hiểm nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng đã có bước phát triển khá, tăng nguồn thu quỹ BHXH hàng năm để sử dụng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời BHXH góp phần đảm bảo chi cho các đối tượng được hưởng

chính sách, không ngừng nâng cao đời sống, ổn định kinh tế - xã hội.

Những năm qua cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các thành phần kinh tế trong nước phát triển cả về số lượng và chất lượng, công tác BHXH càng có cơ hội tạo địa bàn hoạt động, tăng nguồn thu, mở rộng đối tượng thu không những trong khu vực kinh tế Nhà nước mà lan tỏa sang các thành phần kinh tế khác. Nhận thức của nhân dân về bảo hiểm và BHXH ngày càng cao, ý thức chấp hành ngày càng tốt, hoạt động BHXH ngày càng phát triển.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Bước vào thời kỳ đổi mới, để phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật lao động và Điều lệ BHXH nhằm thống nhất thực hiện BHXH trong phạm vi toàn quốc đối với mọi người lao động. Từ tháng 7 năm 1995, quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và độc lập với ngân sách nhà nước. Hướng phát triển sẽ trở thành nguồn tài chính chủ yếu bảo đảm cho các nhu cầu hoạt


động và chi trả cho các đối tượng của BHXH trong tương lai. Khác với các loại hình bảo hiểm khác, quỹ BHXH được Nhà nước bảo trợ để bảo đảm ổn định và tăng trưởng quỹ.

Ninh Bình là một tỉnh được tái lập từ năm 1992, công tác BHXH được đặc biệt quan tâm. Từ đó đến nay hoạt động thu - chi, đảm bảo chính sách cho đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng trưởng khá. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới, BHXH chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt từ khi có quyết định 20/TTg/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc sát nhập Bảo hiểm Y tế vào BHXH, mặc dù đối tượng phát triển ngày một tăng nhưng nhiều vấn đề phát sinh bên cạnh đó gây bức xúc trong đời sống xã hội.

Để có đánh giá khách quan, khoa học về BHXH nói chung và BHXH ở tỉnh Ninh Bình, vấn đề “Bảo hiểm xó hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nayđược chọn làm đề tài nghiên cứu của Luận văn. Nhằm góp phần sáng tỏ hơn về mặt lý luận, đánh giá khách quan khoa học về bảo hiểm Ninh Bình hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả đối với loại hình này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về BHXH nhằm phân tích những ưu điểm và hạn chế của chính sách, chế độ và đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH đã được nhiều cơ quan, các bộ ngành BHXH thực hiện, cụ thể:

- Đỗ Văn Sinh: “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005. Luận án đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Bảo hiểm Việt Nam.

- Đặng Ngọc Liên: “ Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004. Luận văn nghiên cứu BHXH dưới góc độ quản lý nguồn thu trên địa bàn Hà Nội, thời gian 1997 - 2004 và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm.


- Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến: “góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay”, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc gia, năm 1996. Tác giả đề xuất những giải pháp góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo hiểm ở nước ta hiện nay.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo nghị định 01/2003/NĐ - CP”. Các tác giả đã đề xuất lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

- Phạm Duy Đỉnh: Nghiên cứu “Dịch vụ BHXH Hà Nội”. Luận văn thạc

sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006.

Luận văn nêu rõ dịch vụ BHXH là một loại hình dịch vụ đặc thù. Những thành công phát triển dịch vụ BHXH của Hà Nội và đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ trong giai đoạn đến 2010.

- Trần Quang Lâm: “Bảo hiểm Y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận văn nêu BHXH Việt Nam, chương trình phát triển ngành BHXH Việt Nam đến 2010. Chương trình đề cập mục tiêu, quy hoạch và phương hướng phát triển ngành BHXH Việt Nam trên cơ sở phân tích dự báo xu hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.

Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đánh giá những vấn đề BHXH đang đặt ra như quản lý, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Đề xuất các giải pháp chi trả bảo hiểm đúng đối tượng, thời gian. Cũng như biện pháp hành chính, chế tài đối với những đối tượng trốn tránh trách nhiệm BHXH. Tuy nhiên, vấn đề BHXH ở tỉnh Ninh Bình hiện nay chưa có đề tài trùng lắp.


Với đề tài luận văn này, mong muốn từ thực tiễn việc thực hiện công tác BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm vừa qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác BHXH đối với người lao động trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích nghiên cứu:

- Hệ thống và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận về BHXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách BHXH trong thời gian qua.

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển BHXH ở Ninh Bình giai đoạn

hiện nay đến 2015

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về BHXH, các chế độ chính sách BHXH đang thực hiện ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phân tích thực trạng của BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chỉ rõ các thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp thiết thực, có khả thi nâng cao hiệu quả kinh tế

xã hội của BHXH tỉnh Ninh Bình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu BHXH ở Ninh Bình thể hiện trong việc thực hiện

các quy định của pháp luật về BHXH trên địa bàn các mặt công tác chủ yếu:

- Thu BHXH.

- Chi trả các chế độ BHXH.

- Công tác giải quyết chế độ chính sách.

- Công tác quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH.

- Công tác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH.


Các nội dung trên được nghiên cứu trong điều kiện phát triển kinh tế

nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay, đặc biệt các số liệu

từ năm 2003 khi có sát nhập bảo hiểm y tế.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta đã đề ra trong các kỳ Đại hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới kể từ Đại hội VI đến nay về các lĩnh vực kinh tế, tài chính, xã hội.

Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu tổng kết đánh giá thực trạng, kết hợp lý luận với thực tiễn, thông qua việc phân tích, so sánh các số liệu thống kê để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu của luận văn.

6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Làm rõ thêm các khái niệm, phạm trù về bản chất, vai trò, vị trí của BHXH trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa BHXH với các loại hình bảo hiểm khác.

- Khẳng định sự cần thiết, vai trò và giải pháp cụ thể của việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các thành phần kinh tế trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH theo xu hướng phát triển và hội nhập. Các quan điểm chỉ đạo của tnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tnh về việc thực hiện BHXH ở Ninh Bình.

- Luận văn là công trình nghiên cứu khá toàn diện về BHXH tại Ninh Bình sau hơn 10 năm thực hiện chính sách BHXH mới trong cơ chế thị trường. Đặc biệt từ khi sát nhập bảo hiểm y tế vào BHXH. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác BHXH trên địa bàn tnh.


- Đây là đề tài nghiên cứu việc thực hiện một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ở tnh Ninh Bình nhìn dưới góc độ BHXH là một bộ phận của hệ thống tài chính phục vụ người lao động trong các thành phần kinh tế. Có thể làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy môn Kinh tế chính trị.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 3 chương, 7 tiết.

Chương 1

Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


1.1. Bảo hiểm xã hội và những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội

1.1.1. Bảo hiểm xã hội, vị trí, vai trò của bảo hiểm xã hội

1.1.1.1. Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều rủi ro xảy ra, gây nên tổn thất về người và của. Mặc dù con người đã luôn chú ý phòng tránh nhưng những rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do thiên nhiên gây ra, do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, do sự biến động và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ…

Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả của chúng gây ra. Ví dụ như phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra; tự bảo hiểm (tự bỏ ra nguồn tài chính nhất định để bù đắp những thiệt hại xảy ra với mình trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh); mua bảo hiểm (đóng một số tiền nhất định cho người quản lý bảo hiểm và người quản lý bảo


hiểm sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro). Bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.

BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), Phổ là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH bằng luật định.

Đồng thời tổ chức này cũng khuyến nghị quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Theo Công ước số 102, ngày 04 tháng 6 năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, trong đó quy định 9 chế độ về trợ cấp sau đây:

1. Chăm sóc y tế

2. Trợ cấp ốm đau

3. Trợ cấp thất nghiệp

4. Trợ cấp tuổi già

5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

6. Trợ cấp gia đình

7. Trợ cấp sinh đẻ

8. Trợ cấp khi tàn phế

9. Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng) [14, tr.286].

Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí