Thương Mại Điện Tử Giúp Doanh Nghiệp Nâng Cao Khả Năng Cạnh


cửa hàng ảo đã ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và cơ cấu lực lượng lao động của doanh nghiệp. Hơn nữa số lượng lao động lại ngày càng được yêu cầu cao về chất lượng để có thể tiếp cận, sử dụng và khai thác hết các ưu thể của Thương mại điện tử. Chẳng hạn như cửa hàng ảo bán lẻ sách Amazon.com có 614 nhân viên với doanh thu 148 triệu đô la một năm, trong khi hãng Barnes & Noble, một hãng bán lẻ sách qua cửa hàng thực thì có tới

27.200 nhân viên với doanh thu 2,8 tỉ đô la7. Rõ ràng ta có thể so sánh được

sự hiệu quả trong công việc kinh doanh nói chung và sử dụng nhân sự nói riêng: chỉ số doanh thu trên mỗi nhân viên của Amazon.com là 267.000 USD/người và của Barnes & Noble là 103.000 USD/người. Một ví dụ khác về hiệu quả trong kinh doanh trên mạng Internet là trường hợp của hai công ty NECX và CompUSA, hai công ty bán lẻ máy tính cá nhân trên thị trường Hoa Kì. Vào năm 1996, CompUSA có 106 cửa hàng với doanh thu trung bình 38,4 triệu USD và có 103 nhân viên mà chủ yếu là nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng và công nhân của kho hàng. Trong khi đó NECX đạt được doanh thu 50 triệu USD thông qua Website của mình vào năm 1997, nhưng chỉ với 38 nhân viên mà phân nửa làm các công việc kĩ thuật như quản lí Website (webmaster), quản trị hệ điều hành Unix,nhân viên trợ giúp bán hàng, 4 nhân viên tư vấn EDI và 12 lập trình viên8.

FedEx (Federal Express) còn cho biết hệ thống phục vụ khách hàng qua mạng của họ đã tiết kiệm được 20.000 lao động mới hàng năm (tương đương khoảng 14% tổng số nhân viên của hãng). Hãng Cisco cũng cho biết nhờ vào trang Web Thương mại điện tử của hãng mà hàng năm


7 How Safe is the Net?”, Business Week, 22 June 1998.

8 Form 10-K, US Securities and Exchange Commission, http://www.sec.gov/archives/edgar, 22 April 1998.


Cisco đã không phải tuyển mộ thêm 1000 nhân viên mới vào các vị trí bán hàng hoặc yểm trợ bán hàng ( vốn đã lên tới 4500 nhân viên bán hàng và marketing trong tổng số 11000 nhân viên).

1.3 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh

tranh

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, những rào cản về thương mại đang dần được rỡ bỏ. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Hơn nữa, chúng ta đang dần bước vào nền kinh tế tri thức nên các hàng hoá có hàm lượng kĩ thuật cao đang ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã có nhiều biến đổi. Cạnh tranh về giá cả ngày càng dần trở thành một xu hướng lỗi thời mà đổi lại dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi lại trở thành các yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh. Từ trước đây, các dịch vụ này thường bao gồm các hoạt động cử đại diện tới gặp khách hàng, thiết lập trung tâm điện thoại chăm sóc khách hàng, phát hành các tài liệu bổ sung hay các chương trình phần mềm. Đối với nhiều hãng chi phí cho những hoạt động này là khá lớn và chiếm trên 10% tổng chi phí hoạt động. Qua đó, ta thấy để nâng cao sức mạnh cạnh tranh thông qua hai loại dịch vụ này, doanh nghiệp đã phải cố gắng như thế nào. Gìơ đây, Thương mại điện tử đã thay đổi tất cả, các hoạt động của hai dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi đã được chuyển phần lớn lên mạng Internet. Do đó, khách hàng có thể tiếp cận với các dịch vụ này liên tục không bị giới hạn về không gian và thời gian và doanh nghiệp có thể gửi và nhận các thông tin phản hồi nhanh chóng và chi tiết từ khách hàng .Đồng thời, với trình độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các Websites luôn được cải tiến về dung lượng, nội dung, giao diện và tốc độ đường truyền, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng luôn được đảm bảo hoàn hảo và chuyên nghiệp.. Hơn


nữa, doanh nghiệp còn tiết kiệm được chi phí so với phương thức chăm sóc

khách hàng truyền thống.

Bảng 9. Tiết kiệm từ việc chuyển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng lên mạng Internet của Cisco System (Đơn vị: triệu USD)

Chi phí cho công tác xuất bản

270

Chi phí phân phối các chương trình phần mềm

130

Hỗ trợ kĩ thuật qua điện thoại

125

Tổng cộng

525

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 4

Nguồn: Meeker, 1999.

Tiết kiệm được chi phí nghĩa là doanh nghiệp đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trước các đối thủ khác. Hơn nữa, Thương mại điện tử đã mở ra một thế giới mới cho hàng loạt các hoạt động tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp như e-marketing, e-brochure…

2. Đối với người tiêu dùng

Thương mại điện tử đã dần thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng, vì giờ đây người tiêu dùng đã có thể tiếp cận với đầy đủ các thông tin về sản phẩm mà họ có nhu cầu, hơn nữa sự lựa chọn của người tiêu dùng bây giờ mở rộng tới toàn bộ các nhà cung cấp trên thế giới. Thương mại điện tử đã thực sự nâng người tiêu dùng lên thành những “Thượng đế”.

2.1 Thương mại điện tử đã giúp người tiêu dùng luôn được thông tin đầy đủ về sản phẩm.

Hầu hết các doanh nghiệp thiết lập trang Web để bán hàng qua mạng đều tạo catalogue về các chi tiết từng sản phẩm: quy cách, chất liệu, giá cả và những điều kiện mua hàng khác. Khách hàng có thể ngay lập tức có những thắc mắc hoặc bình luận qua mục “Contact us” hoặc “FAQs”


(Frequently Asked Questions) để có thể tìm hiểu thêm về các sản phẩm mình quan tâm.

Hơn nữa, thông qua các công cụ tìm kiếm trên mạng như Google, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về nhiều sản phẩm cùng loại mà mình qua tâm. Qua đó, họ có thể so sánh và lựa chọn được sản phẩm cũng như nhà cung cấp thích hợp nhất.

2.2 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có được các sản phẩm rẻ hơn và chất lượng cao hơn

Rõ ràng thông qua mạng Internet người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như giá cả tốt nhất. Đặc biệt là các sản phẩm cũng như những dịch vụ có thể được cung cấp trực tiếp qua mạng Internet như dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking), đấu giá qua mạng(online auction), dịch vụ giải trí như download fim, ca nhạc… hoặc các sản phẩm phần mềm, dịch vụ hội nghị qua Internet, điện thoại Internet…Như đã nêu ở phần 1.1.3 người viết đã đưa ra Biểu đồ 7 chi phí của việc thanh toán qua mạng là thấp nhất so với các phương thức khác. Hơn nữa, các dịch vụ này ngày càng rẻ đi khi mà số người sử dụng tăng , cũng như tốc độ đường truyền được cải thiện. Nhờ Thương mại điện tử, người mua có thể trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp và do vậy cắt giảm chi phí trung gian. Thương mại điện tử đồng thời góp phần làm cho sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp trở nên gay gắt hơn góp phần làm giảm giá hàng hoá nói chung. Có thể nói, Thương mại điện tử đã thực sự đứng về người tiêu dùng.

2.3 Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể tiến hành các giao dịch thuận tiện hơn nhiều lần so với trước.

Nếu như trước đây, việc đặt hàng, thanh toán, mua hàng …đều phải

tiến hành vào thời điểm và địa điểm mà nhất định thì giờ đây người tiêu


dùng có thể đặt hàng, mua hàng và thanh toán ở bất kì thời điểm nào cũng như từ bất kì địa điểm nào. Các giao dịch truyền thống như đặt hàng, yêu cầu bảo hành… giờ đây đều được tiến hành qua mạng Internet. Chỉ với một cú click vào chuột người tiêu dùng có thể tự mình tiến hành giao dịch và loại bỏ hoàn toàn những chi phí cũng như thời gian lãng phí chờ đợi khi sử dụng các phương thức giao dịch truyền thống.

3.Đối với toàn bộ nền kinh tế

3.1 Thương mại điện tử góp phần làm thay đổi thị trường

Thương mại điện tử làm thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh: chức năng trung gian truyền thống sẽ được thay thế; các sản phẩm và thị trường mới sẽ được phát triển; các mối quan hệ mới giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở gần cũng như xa sẽ được tạo lập và ngày càng mật thiết hơn. Tổ chức công việc sẽ thay đổi: những kênh phổ biến kiến thức mới và hoạt động tương tác của con người ở những nơi làm việc sẽ được mở ra, đòi hỏi phải có khả năng thích ứng và sự linh hoạt trong công việc, chức năng và kỹ năng của người lao động cần phải có định nghĩa lại.

3.2 Thương mại điện tử đóng vai trò là chất xúc tác

Thương mại điện tử góp phần thúc đẩy và phổ biến ngày càng rộng rãi những thay đổi đang được tiến hành của nền kinh tế, như việc cải cách các quy định; thiết lập những liên kết điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế và làm xuất hiện nhu cầu mới về lao động có thay nghề cao. Cũng như vậy, nhờ có Thương mại điện tử , nhiều xu hướng thuộc các lĩnh vực cũng đang được tiến hành như ngân hàng điện tử, đặt chỗ du lịch trực tuyến, marketing tới từng khách hàng (one to one marketing)…

3.2 Thương mại điện tử tác động tới các hoạt động tương tác


Thương mại điện tử trên Internet làm tăng mạnh mẽ các hoạt động tương tác trong nền kinh tế. Những liên kết này hiện đang được mở rộng tới cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ gia đình và trải rộng trên khắp thế giới. Việc truy cập cũng sẽ có những bước chuyển lớn từ việc sử dụng những máy tính ca nhân với chi phic cao tới những loại thiết bị chi phí thấp hơn và dễ sử dụng như Tivi, điện thoại cũng như nhiều loại thiết bị khác sẽ được phát minh trong tương lai. Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, con người có thể thông tin liên lạc và thực hiện các giao dịch kinh doanh ở mọi lúc và mọi nơi. Chính điều này là một ảnh hưởng sâu rộng làm xói mọn ranh giới giữa các khu vực kinh tế cung như giới hạn địa lý giữa các quốc gia.

3.4 Thương mại điện tử góp phần tạo ra tính mở

Tính mở là một nguyên lí bao gồm cả cơ sở kỹ thuật và cơ sở triết học của việc mở rộng Thương mại điện tử. Internet được chấp nhận rộng rãi đã làm nền tảng cho các hoạt đoọng kinh doanh chính bởi tính không độc quyền các tiêu chuẩn, bởi tính chất mở cũng như được sự hỗ trợ của một ngành công nghiệp lớn đang phát triển. Sức mạnh kinh tế của ngành công nghiệp này được bắt nguồn từ việc kết nối một mạng máy tính lớn, và đảm bảo rằng những tiêu chuẩn mới ra đời vấn duy trì được tính mở của nó. Quan trọng hơn là tính mở này nổi lên như một chiến lược, cùng sự thành công của nhiều dự án Thương mại điện tử cho phép các đối tác kinh doanh và người tiêu dùng thực hiện những truy cập chưa từng có tới các công việc nội bộ, tới cơ sở dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp và của từng các nhân. Điều này làm dịch chuyển vai trò của người tiêu dùng, làm tăng tính liên quan (gắn kết họ chặt chẽ hơn) như là đối tác của doanh nghiệp trong quá trình thiết kế và hình thành nên những sản phẩm mới. Tuy nhiên, đứng về phía người tiêu dùng – những công dân – sự kỳ vọng về tính mở cũng tạo ra những biến đổi hoặc tích cực ( như tăng sự rõ ràng, minh bạch, tăng tính


cạnh tranh) hoặc tiêu cực (khả năng xâm phạm tới quyền lợi cá nhân) trong

nền kinh tế và trong xã hội.

3.3 Thương mại điện tử tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức

Trước hết, Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, khai phá dữ liệu và phát hiện tri thức, do vậy, tạo điều kiện sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau một thập kỉ nữa, nước đang phát triển có thể bị hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước chưa công nghiệp hoá. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sớm chuyển sang kinh tế tri thức thì một nước đang phát triển có thể taọ được một bước nhảy vọt tiến kịp các nước đi trước với thời gian ngắn hơn. Đây chính là một vấn đề mà Việt Nam, một nước đang phát triển, cần phải nghiên cứu và áp dụng.


III. Xu hướng phát triển của Thương mại điện tử

Nền kinh tế trực tuyến thế giới, qua thương mại điện tử, tiếp tục làm biến đổi các ngành công nghiệp và thương mại. Internet ảnh hưởng ngày càng sâu sắc tới cách thức hoạt động của ngành thương nghiệp, các công ty và người tiêu dùng tương tác với nhau như thế nào trong thế kỷ XXI. Internet đã thay đổi các mô hình kinh doanh, tuy vậy vẫn chưa có mô hình nào chiếm ưu thế.

Internet đưa vào hai yếu tố tư duy kinh doanh: nó có thể biến đổi các mối quan hệ với khách hàng, và có thể đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống.

Biến đổi các mối quan hệ với khách hàng: theo truyền thống, một khách hàng có ít điểm tiếp xúc với doanh nghiệp. Internet cho phép xây dựng


lại hoàn toàn từ bên ngoài mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, chuyển doanh nghiệp từ chỗ đặt trọng tâm nội bộ sang đặt trọng tâm vào khách hàng.

Đổi chỗ các nguồn giá trị kinh doanh truyền thống: Internet chuyển tư duy củadoanh nghiệp từ chỗ quan hệ với các đồ vật sang quan hệ trước hết với thông tin. Kinh tế theo quy mô ( economies of scale) chuyển sang kinh tế theo khả năng ( economies of the scope). Phân phối sẽ trở thành một cơ hội hơn là một hạn chế. Hiệu ứng của nó sẽ là một sự đảo lộn nền tảng cạnh tranh.

Những yếu tố trên đòi hỏi xem xét lại một cách cơ bản chiến lược kinh doanh dựa trên sự đánh giá đúng mức sức mạnh của mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp và những ý tưởng mới về nguồn giá trị.

Thực tiễn giao dịch đã chứng minh chính khách hàng chứ không phải doanh nghiệp, là người quyết định số phận của thương mại trên Internet. Nếu như Internet có hiệu quả đối với khách hàng, doanh nghiệp cần tìm các cách thức phân phối giá trị với nó. Trong quá trình này, có những doanh nghiệp mới thành lập đạt được thành công, nhưng cũng có doanh nghiệp thất bại.

Hiện nay, Internet được coi là lĩnh vực kinh doanh mới mẻ và nhiều hứa hẹn, khích lệ các hãng tìm kiếm các chiến lược mới có khả năng hoạt động trong một môi trường kinh tế và công nghệ luôn thay đổi. Những người muốn thành công trong thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với ba đặc trưng, đó là tính phổ biến, tính tương tác và tốc độ.

Mọi nơi trên Internet đều có thể tiếp cận được với người sử dụng, để có nó, cần một cơ sở không hạn chế và bình đẳng - đó là tính phổ biến. Người sử dụng có thể đi đến mọi địa điểm trên Internet, và không có lý do công nghệ nào khiến người sử dụng phải bắt đầu từ một nơi hay một website

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023