Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 20


- Bưu điện Trung tâm Thành phố: (1) Bố trí người thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch khi vào tham quan; (2) Có bảng thông tin giới thiệu khái quát về giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật; (3) Bổ sung bảng chỉ dẫn khách du lịch tới công trình vệ sinh.

- Căn cứ Rừng Sác: (1) Nên giảm giá vé vào cổng tham quan và giá dịch vụ vận chuyển bằng ca nô; (2) Nâng cấp, cải tạo lối đi, ghế nghỉ chân, công trình vệ sinh; (3) Phục dựng thêm các mô hình thời chiến trong Khu căn cứ; (4) Tăng cường bảo vệ tài sản cá nhân cho du khách (ở lối vào, khỉ hay giật đồ của khách du lịch).

- Chợ Bến Thành: (1) Đa dạng hóa các sản phẩm nghề truyền thống được sản xuất trong nước; (2) Quan tâm nhiều hơn vấn đề vệ sinh trên sàn chợ tại các khu vực ẩm thực; (3) Bổ sung hệ thống thông khí trên nóc chợ.

- Chợ Lớn: (1) Bố trí lực lượng trật tự viên hướng dẫn khách du lịch từ Bến xe Chợ Lớn qua đường Tháp Mười; (2) Lối đi lại trong Chợ nên bố trí rộng rãi hơn; (3) Cải thiện vệ sinh tại khu vực ăn uống (sàn chợ ẩm thấp, nhất là vào mùa mưa, khi cống thoát nước tại đường Phạm Văn Khỏe quá tải); (4) Bố trí nơi để các thùng thu gom rác biệt lập với tượng Quách Đàm. Hiện nay (2017), Chợ Lớn đã ngưng hoạt động để tu bổ và gia cố. Hy vọng sau khi hoàn thành, một số đề nghị vừa nêu sẽ được triển khai, khắc phục.

- Công viên 23 tháng 9 (kiến nghị đối với Ban tổ chức Ngày hội Du lịch TPHCM): (1) Tăng cường nhà vệ sinh lưu động; (2) Mở lối đi bên đường Phạm Ngũ Lão để khách du lịch tiện ra đường chính (thay vì phải đi lòng vòng); (3) Giảm âm thanh tại các khu vực giới thiệu doanh nghiệp du lịch; (4) Bổ sung chốt hướng dẫn khách du lịch.

- CVVH Đầm Sen: (1) Giảm giá vé trong các khu vui chơi giải trí; (2) Bố trí các điểm giải đáp thông tin cho khách du lịch vào các ngày lễ, sự kiện đặc biệt; (3) Sắp xếp các gian hàng theo chủ đề ẩm thực, hạn chế bố trí các gian hàng có đồ nướng ở đầu gió vì tạo khói gây khó chịu cho khách du lịch; (4) Bổ sung công trình vệ sinh; (5) Bổ sung các trò chơi giải trí; (6) Đa dạng hóa chủ đề món ăn truyền thống và hình thức trình bày.

- CVVH Suối Tiên: (1) Có chính sách giảm giá vé đối với những khách du


lịch đi theo nhóm; (2) Vào các dịp lễ và sự kiện đặc biệt, nên điều chỉnh giá dịch vụ ăn uống cho phù hợp với số đông người lao động là công nhân từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,... đến tham quan; (3) Bổ sung công trình vệ sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

- Dinh Độc Lập: (1) Nên mở cửa tham quan vào giữa trưa; (2) Tại các cổng phụ, nên có bảng chỉ dẫn hướng di chuyển gần nhất tới cổng chính để mua vé (nhiều khách du lịch phải đi lòng vòng vì không rõ hướng di chuyển gần nhất); (3) Bố trí thêm quầy bán vé vào cổng tham quan (hoặc triển khai máy bán vé tự động);

(4) Bổ sung hệ thống thông khí trong đường hầm; (5) Công bố thời gian giữa các lần thuyết minh và khu vực thuyết minh tập thể để khách du lịch tiện sắp xếp thời gian tới nghe; (6) Có chính sách miễn giảm giá vé cho học sinh và sinh viên.

Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 20

- Đường hoa xuân Nguyễn Huệ: (1) Bổ sung thêm ghế ngồi; (2) Quy hoạch lại bãi giữ xe; (3) Chú trọng khâu trang trí, bổ sung thêm cảnh trí nông thôn; (3) Bổ sung các chương trình nghệ thuật truyền thống vào lễ hội (múa rối nước, đờn ca tài tử, tò he,…); (4) Bổ sung một số gian hàng ẩm thực truyền thống.

- Khu DTLS Địa đạo Củ Chi: (1) Cung cấp thông tin về khoảng cách trong các bảng chỉ dẫn hướng di chuyển tới điểm du lịch; (2) Có chính sách miễn giảm giá vé vào cổng tham quan đối với học sinh, sinh viên và cựu chiến binh; (3) Bố trí bãi đỗ xe máy gần điểm du lịch; (4) Bổ sung ghế nghỉ chân trên các lối đi chính; (5) Bổ sung công trình vệ sinh/nhà vệ sinh di động vào các ngày lễ lớn.

- Lăng Ông Thuỷ Tướng: (1) Bố trí HDV du lịch tại điểm; (2) Cải tạo hệ thống thông khí trong Lăng; (3) Nâng cấp, bổ sung nhà vệ sinh. Ngoài ra, trong các ngày diễn ra Lễ hội Nghinh Ông, nên bổ sung nhà vệ sinh di động tại khu vực công viên ven biển và tại Bến đò Cơ Khí.

- Thảo Cầm Viên Sài Gòn: (1) Bổ sung bảng hướng dẫn lối đi (và thông tin về khoảng cách di chuyển); (2) Cung cấp tờ rơi về sơ đồ công viên cho khách du lịch;

(3) Thống nhất về giá dịch vụ niêm yết trên bảng báo giá và giá dịch vụ thực tế; (4) Đa dạng hóa chủ đề trưng bày, bổ sung các loài động thực vật lạ, quý hiếm.

- TTTM Vincom Đồng Khởi: (1) Bổ sung bảng chỉ dẫn hướng di chuyển từ hầm giữ xe lên khu vực kinh doanh và ngược lại; (2) Bổ sung các gian hàng ẩm thực truyền thống; (3) Bổ sung ghế nghỉ chân gần cầu thang lên xuống.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Các nội dung chính đã được thực hiện trong chương này gồm:

- Xác định cơ sở khoa học cho việc định hướng và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý TNDLNV tại TPHCM, gồm: (1) Quy hoạch phát triển KT-XH của Vùng Đông Nam Bộ và TPHCM; (2) Quy hoạch phát triển ngành du lịch của cả nước, Vùng Đông Nam Bộ và TPHCM; (3) Nghị quyết của Bộ chính trị về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; (4) Thực trạng phát triển ngành du lịch TPHCM; (5) Kết quả đánh giá thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM.

- Xác định các định hướng khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM, gồm: (1) Định hướng khai thác kết hợp bảo tồn nguồn tài nguyên; (2) Định hướng phát triển SPDL; (3) Định hướng khai thác TNDLNV theo điểm; (4) Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn theo tuyến; (5) Định hướng khai thác TNDLNV theo khu vực địa lý.

- Để khai thác hợp lý nguồn TNDLNV ở TPHCM, cần tập trung vào các giải pháp về: (1) Bảo tồn nguồn tài nguyên; (2) Nâng cao tính hấp dẫn của nội dung tham quan; (3) Nâng cao khả năng tiếp cận của khách du lịch; (4) Hoàn thiện CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; (5) Liên kết, hợp tác trong khai thác nguồn tài nguyên.

- Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần có sự tham gia của các bên liên quan, gồm: Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; UBND TPHCM; Sở Du lịch TPHCM và các Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện; Hiệp hội Du lịch TPHCM và các hội nghề nghiệp; Doanh nghiệp du lịch; Nhà nghiên cứu du lịch; BQL và cá nhân sở hữu điểm TNDLNV.


PHẦN KẾT LUẬN‌


1. Kết quả đạt được

Trong khuôn khổ giới hạn nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

- TNDLNV là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra và lưu giữ trong quá trình tồn tại. Chúng có sức hấp dẫn nhất định đối với khách du lịch (và là yếu tố chính thu hút khách du lịch đến tham quan), đang được khai thác hoặc có thể được khai thác phục vụ mục đích du lịch. TNDLNV chứa đựng nhiều giá trị du lịch. Trong đó, 08 giá trị cơ bản gồm giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị khoa học và giáo dục, giá trị vui chơi - giải trí, giá trị tâm linh, giá trị sử dụng, giá trị kết nối, giá trị cảnh quan. Nguồn TNDLNV có một số đặc điểm tiêu biểu như tập trung ở các điểm quần cư, mang tính nhận thức nhiều hơn tính giải trí và nghỉ dưỡng, dễ hư hại và thay đổi theo thời gian song có thể nhanh chóng tái tạo và phục hồi, ít chịu tác động của tính mùa vụ.

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khai thác TNDLNV. Mức độ và sự ảnh hưởng từng nhân tố đến việc khai thác TNDLNV phụ thuộc vào loại TNDLNV và địa bàn nghiên cứu. Ở TPHCM, nhóm nhân tố về vị trí địa lý đặc điểm tự nhiên là tiền đề cơ bản cho sự hình thành và khai thác nguồn tài nguyên. Nhóm nhân tố đặc điểm KT-XH trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên. Nhóm nhân tố đặc điểm nguồn TNDL ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của nội dung tham quan, quy mô khai thác, tính liên kết giữa các điểm tài nguyên,...

- Có thể phân TNDLNV thành 06 loại chính, gồm: Di sản, DTLSVH; Công trình nhân tạo; Lễ hội; Sự kiện đặc biệt; Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống; Ẩm thực truyền thống. Trong từng loại, có các điểm TNDLNV chưa được khai thác và đang được khai thác phục vụ du lịch. TPHCM có đầy đủ các loại TNDLNV để PTDL.

- Xét một cách tổng quát, TPHCM có lợi thế so với các tỉnh trong Vùng Đông Nam Bộ về TNDLNV. Đặc biệt là hệ thống các DTLS, công trình nhân tạo, lễ hội, sự kiện đặc biệt, ẩm thực truyền thống, một số loại hình nghệ thuật truyền thống.


Tuy nhiên, có sự khác nhau về thực trạng khai thác giữa các loại. Trong đó, đang được tập trung khai thác là TNDLNV liên quan đến DTLSVH (đặc biệt là hệ thống DTLS và di tích kiến trúc nghệ thuật), công trình nhân tạo (đặc biệt là hệ thống bảo tàng, CVVH và TTTM), sự kiện đặc biệt, ẩm thực truyền thống. Các giá trị du lịch đang được tập trung khai thác tương ứng là giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị vui chơi giải trí và giá trị sử dụng. Các điểm TNDLNV đang được khai thác tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm Thành phố với mức độ liên kết cao.

- Dựa vào đặc thù của địa bàn nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu, luận án bước đầu xác lập 08 tiêu chí và 17 chỉ tiêu đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM. Việc đánh giá được thực hiện theo hướng tiếp cận từ dưới lên (từ cộng đồng lên), với sự tham gia đánh giá của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch. Các tiêu chí đánh giá gồm: (1) Tính hấp dẫn; (2) Khả năng tiếp cận; (3) Thời gian khai thác; (4) Sức chứa khách; (5) Tính an toàn;

(6) CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; (7) Nhân viên phục vụ tại điểm du lịch;

(8) Ý thức cộng đồng địa phương tại điểm du lịch. Kết quả đánh giá đã xác định được 04 trong 05 mức độ khai thác các điểm du lịch văn hóa ở TPHCM gồm không hợp lý, bình thường/trung bình, khá hợp lý, rất hợp lý (không có mức độ khai thác rất không hợp lý). Mức độ khai thác hợp lý trong các tiêu chí và chỉ tiêu có sự khác nhau theo cảm nhận của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch. Kết quả kiểm định Chi-Square cho thấy, có mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách du lịch với 14 chỉ tiêu đánh giá cũng như có mối liên hệ giữa sự hài lòng với dự định quay lại điểm du lịch. Nhiều chỉ tiêu trong kết quả kiểm định có mối tương quan chặt chẽ với sự hài lòng của khách du lịch (có hệ số Phi cao).

- Trong khai thác nguồn TNDLNV, cần lưu ý các định hướng về: (1) Khai thác kết hợp bảo tồn nguồn tài nguyên; (2) Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá SPDL; (3) Khai thác TNDLNV theo tuyến; (4) Khai thác TNDLNV theo điểm; (5) Khai thác TNDLNV theo khu vực địa lý.

- Để khai thác hợp lý nguồn TNDLNV ở TPHCM, cần tập trung vào các giải pháp: (1) Bảo tồn nguồn tài nguyên; (2) Nâng cao tính hấp dẫn của nội dung tham


quan; (3) Nâng cao khả năng tiếp cận của khách du lịch; (4) Hoàn thiện CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; (5) Liên kết, hợp tác trong khai thác nguồn tài nguyên.

- Để thực hiện tốt các giải pháp trên, cần có sự tham gia của các bên liên quan. Do vậy, luận án đã có những kiến nghị đối với: Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; UBND TPHCM; Sở Du lịch TPHCM và các Sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện; Hiệp hội Du lịch TPHCM và các hội nghề nghiệp; Doanh nghiệp du lịch; Nhà nghiên cứu du lịch; BQL và cá nhân sở hữu điểm TNDLNV.

2. Hạn chế của luận án

- Việc đánh giá thực trạng khai thác TNDLNV theo hướng tiếp cận từ dưới lên trong luận án này không phải là tối ưu nhất, mà cần kết hợp một cách hài hoài với hướng tiếp cận từ trên xuống.

- Phương pháp lấy mẫu phi xác suất đã phần nào làm giảm tính đại diện của mẫu tổng thể. Hạn chế này được khắc phục một phần nhờ sự kết hợp với phương pháp chọn mẫu phán đoán.

- Trong một số chỉ tiêu, số lượng khách du lịch có ý kiến không đồng ý chiếm tỉ lệ cao (do không sử dụng dịch vụ nên không đưa ra ý kiến đánh giá). Điều này đã làm giảm mức độ tương quan của một số chỉ tiêu với sự hài lòng của khách du lịch, như giá vé vào cổng chấp nhận được, yêu cầu được đáp ứng nhanh chóng, nhân viên am hiểu lĩnh vực phụ trách, đồ ăn thức uống hợp vệ sinh.

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo

- Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về TNDLNV ở TPHCM theo hướng tiếp cận từ trên xuống (từ cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch xuống). Hướng tiếp cận này đã được Đỗ Quốc Thông nghiên cứu từ đầu những năm 2000

[72] song vì hoàn cảnh địa lý có nhiều biến đổi nên cần nghiên cứu lặp lại.

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại điểm TNDLNV đang được khai thác. Ở Phụ lục 09, tác giả đã đề xuất một số tiêu chí và chỉ tiêu chủ yếu cho nội dung đánh giá này dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án.

- Cần có những nghiên cứu sâu hơn về các chỉ tiêu nhằm phản ánh tiêu chí sức chứa khách đối với từng loại TNDLNV. Bởi lẽ, mỗi loại tài nguyên có những đặc trưng về sức chứa riêng.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN‌‌‌


1 Hoàng Trọng Tuân (2013), “Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở TPHCM qua chương trình tham quan của các doanh nghiệp lữ hành”, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, Số 6-7(104-105), tr.70-77, 2013, ISSN 1859-0152.

2 Hoàng Trọng Tuân (2014), “Phân cụm tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch - Trường hợp khu vực Chợ Lớn, TPHCM”, Tạp chí Khoa học Văn Hoá Du lịch, Số 19(73), tr.52-60, 2014, ISSN 1809-3720.

3 Hoàng Trọng Tuân (chủ nhiệm), Lê Thị Kim Thoa, Ngô Hoàng Đại Long, Vũ Thị Hiền, Đoàn Minh Chí (2015), Khai thác các di tích lịch sử - văn hóa ở TPHCM phục vụ phát triển du lịch, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, TPHCM.

4 Hoàng Trọng Tuân (2015), “Hoạt động du lịch ở các điểm di tích lịch sử - văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ sự hài lòng của khách du lịch”, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công Nghệ. Tập 18, tr.98-106, 2015. ISSN 1859- 0128.

5 Hoàng Trọng Tuân (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, 10 (76), tr.87-97, 2015, ISSN 1859-3100.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt

1 Võ Thanh Bằng và cộng sự (2008), Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, TPHCM.

2 Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu Điện, TP. Hà Nội.

3 Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (2016), Báo cáo hoạt động bảo tàng năm 2016, TPHCM.

4 Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017).

5 Bộ VHTT&DL (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP. Hà Nội.

6 Bộ VHTT&DL (2014), Ngôi đền Borobudur bị đe dọa đánh bom, Trang Thông tin tuyên truyền bảo vệ môi trường du lịch, di sản:

http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=62326&sitepageid=82

Ngày truy cập: 05/02/2015.

7 BQL Bảo tàng Lịch sử TPHCM (2015), Giới thiệu, http://baotanglichsuvn.com/gioi-thieu.html, Ngày truy cập: 10/06/2015, TPHCM.

8 Đào Ngọc Cảnh (2003), Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý (GIS), Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sự phạm Hà Nội, TP.Hà Nội.

9 G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard (Đào Đình Bắc dịch) (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, TP. Hà Nội.

10 Chính phủ (2006a), Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn (Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 7 năm 2006), TP. Hà Nội.

11 Chính phủ (2006b), Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (Thông tư số 116/2006/TT-BNN, ngày ngày 18 tháng 12 năm 2006), TP. Hà Nội.

12 Chính Phủ (2010), Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Số 98/2010/NĐ-CP, TP. Hà Nội.

13 Chính Phủ (2011), Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Số 2473/QĐ-TTg, Ngày 30/12/2011, TP. Hà Nội.

14 Chính Phủ (2012), Quyết định Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023