tin với bên ngoài nhằm đảm bảo lợi ích của cổ đông thiểu số. Trên cơ sở đó, đối với Việt Nam, tác giả quan điểm trong trường hợp sửa đổi mô hình đại diện theo hướng trao quyền đại diện cho người quản lý trong doanh nghiệp, cơ chế kiểm soát người đại diện cũng cần có sự sửa đổi bổ sung tâp trung vào hai vấn đề chính: hoạt động của BKS và minh bạch thông tin trong hoạt động của người đại diện.
Thứ nhất, vai trò kiểm soát của BKS và KSV trong doanh nghiệp phải được bổ sung quyền đại diện trong một số trường hợp đặc biệt. Cụ thể là sửa đổi, bổ sung Điều 105, Điều 170 LDN năm 2020 về quyền, nghĩa vụ của BKS trong loại hình doanh nghiệp CT TNHH, CTCP hai nội dung:
“- Ban Kiểm soát có quyền đại diện cho công ty xác lập giao dịch thuê đơn vị tư vấn chuyên môn trong danh sách được đề xuất bởi HĐTV/ĐHĐCĐ nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát hồ sơ tài chính nội bộ công ty. Khi bỏ phiếu thông qua quyết định của BKS, thành viên BKS có lợi ích liên quan không được phép bỏ phiếu.
- Ban Kiểm soát có quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền khởi kiện người đại diện trước Tòa án về hành vi vi phạm nghĩa vụ.”
Kiến nghị trên được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng BKS khi hoạt động phải chịu ảnh hưởng từ người ĐDTPL có thẩm quyền thay mặt doanh nghiệp ký kết hợp đồng. Mặt khác, theo quy định tại khoản 8 Điều 170 LDN năm 2020, khi phát hiện có thành viên HĐQT, TGĐ hoặc Giám đốc vi phạm nghĩa vụ thì BKS phải thông báo bằng văn bản cho HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Việc trao quyền khởi kiện sẽ là chế tài áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm nhưng người quản lý vẫn không chấm dứt. Việc trao quyền khởi kiện cho BKS được tác giả đề xuất như là giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan (người lao động, nhà đầu tư, các chủ nợ, cộng đồng người tiêu dùng) của công ty bởi thông thường, các cổ đông sẽ chỉ khởi kiện trong trường hợp lợi ích tài sản của họ bị xâm phạm. Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan sẽ được đảm bảo. Việc có thành viên BKS là một đại diện trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo
hiểm trong các CTCP đại chúng sẽ đóng vai trò tích cực trong kiểm soát người đại diện.
Thứ hai, cần bổ sung quy định về trách nhiệm công khai tổ chức và hoạt động của các công ty bao gồm: phân định thẩm quyền đại diện trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện, thông tin doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp. Quy định LDN năm 2020 mới chỉ tập trung vào trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được tổ chức các loại hình công ty, CTCP đại chúng, Quỹ đầu tư, Quỹ chứng khoán mà chưa chưa quan tâm đến các hành vi vi phạm nguyên tắc minh bạch trong các CTCP, Công ty TNHH, CTHD. Bằng chứng cho lập luận này được thể hiện trong Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều hướng dẫn LDN năm 2020 chỉ đề cập đến nội dung và trách nhiệm công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước.
h. Trách nhiệm pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL được xem xét ở cả 3 dạng trách nhiệm: trách nhiệm hành chính, tráchi nhệm dân sự và trách nhiệm hình sự.
Nhằm thúc đẩy người đại diện cũng như doanh nghiệp phải tôn trọng pháp luật, tác giả đề xuất Nghị định hướng dẫn LDN năm 2020 quy định có sự công khai thông tin về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người đại diện và doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực vi phạm pháp luật thuế, vi phạm pháp Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và Luật bảo vệ người tiêu dùng, việc công bố Quyết định xử phạt hành chính có giá trị bởi việc công bố ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với các đối tác, ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Diện Của Doanh Nghiệp
- Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 21
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 23
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 24
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 25
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Đối với trách nhiệm dân sự của người ĐDTPL, việc truy cứu trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp khi họ có hành vi vi phạm với người thứ ba trên thực tế rất khó khăn. Do việc xác lập, thực hiện giao dịch được người đại diện xác lập dưới danh nghĩa của doanh nghiệp, do đó, khi có thiệt hại xảy ra với bên thứ ba, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi hoàn được thực hiện sau đó giữa người đại diện với doanh nghiệp. Hành vi truy đòi này chỉ khả thi khi doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình có Ban quản trị hữu hiệu với cơ chế giám sát có hiệu quả (CTCP và công ty TNHH hai thành
viên trở lên). Đối với các loại hình khác như Công ty TNHH một thành viên hay CTHD có người ĐDTPL chiếm tỷ lệ % lớn trong vốn góp hoặc có sự ưu đãi trong việc bỏ phiếu quyết định trong HĐQT/HĐTV, bất cập này là có tồn tại. Về giải pháp lâu dài, các nhà lập pháp nên xem xét việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho người đại diện cho doanh nghiệp. Giải pháp này đã được các nước như Anh, Mỹ thực hiện để đảm bảo doanh nghiệp không bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của người đại diện.
Luật quy định chưa đầy đủ về cách thức xử lý đối với người ĐDTPL có hành vi vi phạm. Nội dung Khoản 8 Điều 160 LDN năm 2014 được kế thừa tại Khoản 8 Điều 170 LDN năm 2020 quy định trường hợp BKS phát hiện sai phạm của người quản lý công ty thì phải thông báo ngay bằng văn bản với HĐQT, yêu cầu người đó chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Luật không quy định các chế tài áp dụng khi HĐQT không có biện pháp xử lý. Luật Doanh nghiệp hiện nay không quy định BKS có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp kiện người ĐDTPL ra Tòa nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp. Do đó, cần gợi ý trong Điều lệ mẫu về các trường hợp vi phạm và chế tài áp dụng bao gồm: chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, từ chức hoặc miễn nhiệm vị trí người ĐDTPL.
4.3. Giải pháp cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2020 mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Thực hiện pháp luật tốt cần đảm bảo các yếu tố như nhận thức pháp luật, huớng dẫn thực hiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.
a. Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật doanh nghiệp trong đó có các quy định về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Nhận thức về người ĐDTPL của doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: hiểu biết về quy định của pháp luật, thái độ đối với pháp luật và khả năng áp dụng pháp luật về vấn đề này. Đối với các chủ thể tham gia vào quan hệ đại diện, từ cá nhân người ĐDTPL, doanh nghiệp, luật sư, trợ lý pháp lý của doanh nghiệp.
Người ĐDTPL là một trong những người quản lý và điều hành công ty. Do đó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo công ty trong đó có người đại diện. Kiến thức pháp luật liên quan đến thẩm quyền, nghĩa vụ của người đại diện cũng như kiến thức về quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Nhờ nâng cao nhận thức, người ĐDTPL có thể ý thức rò hơn vị trí, vai trò của mình, có hành động phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và các bên có liên quan.
Một trong các chủ thể rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường là đội ngũ trợ lý pháp lý doanh nghiệp và những luật sư tư vấn cho doanh nghiệp. Trong các quyết định của doanh nghiệp cũng như hợp đồng được xác lập với đối tác, sự đảm bảo về mặt pháp lý rất quan trọng song nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức tốt điều này. Các giao dịch xác lập đúng thẩm quyền, quyền và lợi ích của người thứ ba trong giao dịch cần được tư vấn Trong đó, rất cần tư vấn pháp lý của luật sư về hình thành, vận hành mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả phù hợp với đặc trưng riêng của từng công ty. Khi cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác lập với sự phân định quyền hạn, cơ chế giám sát với chế tài đảm bảo phù hợp sẽ có kết quả chung: doanh nghiệp hoạt động tốt trong đó có sự đóng góp của người ĐDTPL.
Từ sự phân tích trên, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nên tổ chức các khóa học, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp, mở rộng các hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, bồi dướng kiến thức và kỹ năng của người đại diện trong công ty.
b. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả thuận lợi cho hoạt động của người đại diện và các bên liên quan trong thiết kế, xây dựng Điều lệ doanh nghiệp
Lựa chọn và xây dựng một mô hình quản trị doanh nghiệp hiệu quả bao gồm phân tầng cơ quan nắm giữ quyền lực trong doanh nghiệp với cơ chế phân chia quyền lợi và trách nhiệm phù hợp, có sự minh bạch thông tin và logic, khoa học trong quy chế hoạt động và quản lý trong doanh nghiệp. Tự bản thân các doanh nghiệp phải xác định mô hình đó chứ không thể dùng mẫu chung thống nhất. Trong đó, cần lưu ý việc thực hiện quyền đại diện là yếu tố quan
trọng bởi đây là đại diện của doanh nghiệp với bên ngoài, qua đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Muốn đảm bảo mô hình quản trị doanh nghiệp vận hành tốt, cần nâng cao chất lượng của Điều lệ công ty thông qua việc hướng dẫn ban hành điều lệ mẫu. Điều lệ là sự cụ thể hoá LDN vào từng doanh nghiệp nhất định [6;tr114]. Cho dù “hiến pháp công ty” được xây dựng một cách chính thức theo yêu cầu của luật pháp, hoặc chỉ là tập hợp các quy định không chính thức, thì đây luôn là những nền móng cơ bản của công ty.
Về mục đích, Điều lệ phân định thẩm quyền và mối quan hệ giữa các thành viên/cổ đông với nhau. Về tác dụng, Điều lệ điều chỉnh các hoạt động nội bộ của công ty. Vì doanh nghiệp là tổ chức do luật pháp công nhận nên bản Điều lệ có thể công bố cho người thứ ba biết nhằm thông báo các quy định của công ty. Thông qua nội dung Điều lệ, các bên liên quan nhận biết được sự tồn tại của pháp nhân, loại hình, cơ cấu, người ĐDTPL của pháp nhân. Với ý nghĩa đó, việc quy định cụ thể, chi tiết trong Điều lệ về cách thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiêu chuẩn, phạm vi, thẩm quyền của người đại diện của doanh nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện là cực kỳ cần thiết. Điều đó nhằm nâng cao khả năng áp dụng trong thực tiễn của Điều lệ, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, sự quản lý của Nhà nước và bảo vệ quyền, lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp.
Điều lệ nên quy định về thẩm quyền đại diện, phân định thẩm quyền đại diện rò ràng trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện. Trong điều lệ doanh nghiệp cũng nên hướng dẫn và giải thích rò về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện của doanh nghiệp( cụ thể như giải thích rò về nghĩa vụ cẩn trọng, trung thành với doanh nghiệp với tiêu chí xác định cụ thể), cơ chế kiểm soát và trách nhiệm mà người đại diện phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm pháp luật và Điều lệ công ty. Quy chế quản trị của doanh nghiệp cũng nên xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động của người ĐDTPL làm cơ sở cho việc nhận dạng hành vi vi phạm của người đại diện. Gợi ý về các tiêu chí tại Phụ luc 3 như là hướng dẫn cho doanh nghiệp trong việc thiết lập quản trị doanh
nghiệp. Các tiêu chí đánh giá này được Tổ chức tài chính quốc tế IFC hướng dẫn trong cuốn sách Cẩm nang quản trị công ty hiện đại [44].
Nhà nước cũng nên hướng dẫn cho các doanh nghiệp thông qua việc ban hành các Bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp gồm các quy chế chi tiêu tài chính, quy tắc trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, bộ quy tắc ứng xử dành cho thành viên của doanh nghiệp trong đó có cả đội ngũ lãnh đạo với chế tài khi vi phạm.
Xác lập quy chế hoạt động cho BKS có hiệu quả với thẩm quyền đặc biệt trong đó có quyền ký kết các giao dịch với mục đích phục vụ cho quá trình kiểm tra giám sát doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp BKS hoạt động tốt hơn bởi không phải bất cứ thành viên BKS nào cũng có khả năng trong việc giám sát sổ sách tài chính, hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp.
Một trong các biện pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng cơ chế quản trị hiệu quả trong doanh nghiệp là tạo động lực cho doanh nghiệp qua việc hưởng cơ chế ưu đãi. Ví dụ như, việc các doanh nghiệp thực hiện chế độ kiểm toán đối với báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức mô hình quản trị có sự tham gia quản trị của một số nhà đầu tư từ bên ngoài, người lao động hoặc các thành viên độc lập trong BKS sẽ được hưởng một số ưu đãi về chính sách thuế, phí hay lệ phí. Sự ưu đãi này không cần nhiều nhưng sẽ là động lực thúc đẩy quá trình minh bạch tài chính của doanh nghiệp và hạn chế được hành vi vi phạm của người ĐDTPL.
Cần khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho người lao động thực sự tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Việc phản ảnh thông tin hoạt động của doanh nghiệp định kỳ theo đúng quy định trong Điều lệ công ty sẽ là rào cản đáng kể ngăn cản mọi sự tập trung quyền lực, điều hành doanh nghiệp độc đoán và bất lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp phần lớn mang tính chất “nội bộ gia đình” giải pháp này dường như không hữu hiệu bởi trong nội bộ HĐTV/HĐQT bản chất không có sự phân hóa lợi ích. Do đó, trong trường hợp này nên định hướng cho các công ty “gia đình” thay đổi mô hình quản trị công ty theo hướng có sơ đồ tổ chức doanh nghiệp minh bạch, có bản mô tả công việc một cách rò ràng và có chỉ số đánh giá hiệu quả vị trí công việc đó cũng như tập trung vào việc phân quyền và giao việc.
c. Đảm bảo công khai thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan đến hoạt động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Công khai hóa thông tin nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện, doanh nghiệp, đối tác cũng như Nhà nước, cộng đồng người tiêu dùng là việc nên làm. Việc công khai hóa thông tin này được tiến hành từ hai phía: từ phía Nhà nước cụ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh và từ phía doanh nghiệp.
Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi thành lập mới bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải ghi nhận và công bố công khai thông tin danh tính và thẩm quyền đại diện cụ thể của họ trên hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh. Bên cạnh Điều lệ, doanh nghiệp cần cung cấp văn bản tóm tắt có loại hình doanh nghiệp, danh tính và thẩm quyền đại diện của từng người có công chứng cho cơ quan đăng ký kinh doanh công bố. Điều này sẽ giúp cho đối tác xác định chính xác hơn về thẩm quyền chủ thể đại diện ký hợp đồng. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội cần có quy chế phối hợp chia sẻ thông tin lẫn nhau nhằm mục đích biểu hiện rò nhất tình trạng của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, nên quy định trách nhiệm giải trình của đội ngũ cán bộ quản lý trong đó có người ĐDTPL của doanh nghiệp nhằm có sự công khai hóa thông tin. Trách nhiệm giải trình này không phải chỉ quy định cho cấp có thẩm quyền và cần được quy định phân cấp từ cao xuống thấp theo cơ chế giám sát chéo giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.
Các vấn đề trên sẽ được giải quyết dễ dàng khi Nhà nước yêu cầu quy định bổ sung thêm chức năng và thông tin cung cấp trên Cổng thông tin doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) trực thuộc sự quản lý cuả Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay, chức năng trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh đã có:
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bao gồm các thông tin (tra cứu miễn phí): tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, loại hình pháp lý, ngày bắt đầu thành lập, tên người đại diện pháp luật, Địa chỉ trụ sở chính, Mẫu dấu (nếu có), ngành, nghề kinh doanh; Danh sách các bố cáo điện tử đã đăng.
- Trạng thái xử lý hồ sơ (tra cứu miễn phí): tra cứu thông tin về trạng thái xử lý của một hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cụ thể;
- Thông tin về một doanh nghiệp cụ thể, bao gồm các sản phẩm có thu phí: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thông tin lịch sử doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, Thông tin đăng ký doanh nghiệp mới nhất...
- Báo cáo về vai trò của cá nhân (có thu phí): thông tin danh sách doanh nghiệp mà cá nhân tham gia thành lập, quản lý trong vòng 3 năm gần nhất kèm theo vai trò của cá nhân tại các doanh nghiệp đó;
- Báo cáo danh sách doanh nghiệp: danh sách các doanh nghiệp đáp ứng một số tiêu chí tìm kiếm;
Theo tác giả, cần bổ sung thêm các chức năng trên Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh với các doanh nghiệp uy tín. Cụ thể là:
- Thông tin pháp lý định kỳ về các vấn đề pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm những thay đổi của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và nhắc nhở đối với những nghĩa vụ hành chính có liên quan phải thực hiện của doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật sửa đổi đó.
- Thông báo các hành vi vi phạm pháp luật đối với người ĐDTPL, người quản lý cũng như doanh nghiệp. Các nội dung được chia sẻ bao gồm những cảnh báo chính thức về vi phạm hành chính của doanh nghiệp và người đại diện; thông báo vi phạm pháp luật hình sự của người đại diện; thông báo về đình chỉ hoặc hủy bỏ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; thông báo về việc cấm hoặc truất quyền người đại diện.
Điểm đặc biệt trên cổng thông tin này là cơ chế chia sẻ thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay Tòa án. Hiện nay. Việt Nam chưa có hệ thống công bố thông tin đồng bộ thống nhất về doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý khác nhau. Việc công bố các thông tin này là cần thiết bởi nó sẽ cải thiện hoạt động của thị trường với sự tham gia của các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Việc này sẽ góp phần nhỏ trong việc phòng ngừa trường hợp doanh nghiệp nợ