bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 2


Chương III: Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại

điện tử

Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử là một loại hình Bảo hiểm còn rất mới và đang được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp đối với từng loại khách hàng trên toàn cầu. Do thời gian hạn hẹp, kiến thức chưa sâu và thiếu về chuyên môn thực tế, tác giả chỉ mong khoá luận là một bước đầu nghiên cứu về Bảo hiểm rủi ro trong Thương mại điện tử cũng như cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quát về loại hình Bảo hiểm đặc thù này. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung từ quý độc giả để có thể có những nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.


Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 Đinh Hải


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ


I.Thương mại điện tử là gì?

1.Lịch sử hình thành và phát triển của Thương mại điện tử

Sự hình thành và phát triển của Thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Mạng máy tính đầu tiên được ra đời tại nước Mĩ vào năm 1969 với chức năng là mạng trao đổi thông tin dự khuyết của Bộ quốc phòng (Ministry of Defence). Mạng thông tin này có tên là ARPANET (Advanced Research Projects Agency Network). Cho tới năm 1972 đã có tới khoảng 40 Websites kết nối vào ARPANET và vào năm 1980 một mạng máy tính có tên CSNET (Computer Science Research Network) cũng kết nối vào ARPANET, đó chính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu ngày nay.

Tuy nhiên, vào những năm 1960 việc trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) và thư điện tử (E-mail) đã được các doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (Intranet) của mình. Cũng bắt đầu từ thời kì này, các dịch vụ tài chính đã dần được tự động hoá, chẳng hạn như quá trình xử lí séc ra đời vào những năm 1960 và sau đó là sự ra đời của phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử. Tiếp theo đó là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động vào những năm 1980 mà tiêu biểu là Máy rút tiền tự động-ATMs (Automated Teller Machines) và Máy bán hàng tự động (Point-of-Sale Machines). Hiện nay các khái niệm về tiền điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, chứng từ điện tử …đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Bước sang thập kỉ 90 của thế kỉ trước, sự phát triển bùng nổ của

ngành Công nghệ thông tin nhất là việc máy tính cá nhân được sử dụng một


cách phổ biến rộng rãi cả ở nơi làm việc và ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã khai thác những tiến bộ của ngành công nghệ thông tin để tạo ra các dịch vụ mới dựa trên việc sử dụng máy tính cá nhân. Các tổ chức tài chính luôn nghiên cứu cải tiến sao cho các giao dịch được thực hiện thuận tiện và với một chi phí thấp và rút ngắn thời gian giao dịch. Nhờ có sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ Thương mại điện tử và các công nghệ cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển của Thương mại điện tử. Sự phát triển của mạng Internet, cụ thể là số lượng tăng vọt của số lượng máy chủ, đã góp phần làm động lực cho sự tăng trưởng của Thương mại điện tử. (Biểu đồ 1)

2.Khái niệm Thương mại điện tử

Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh trên mạng Internet như: Thương mại điện tử (Electronic commerce hay e-commerce hay e-business); Thương mại trực tuyến (Online trade hay Cyber Trade); Thương mại không giấy tờ (Paperless commerce); Thương mại Internet (Internet trade); Thương mại số hoá (Digital commerce).

Tuy nhiên, thuật ngữ Thương mại điện tử (Electronic commerce) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất và được các tổ chức kinh tế công nhận trong các tài liệu nghiên cứu của họ.

Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế-UNCITRAL (đã được Liên hợp quốc thông qua) cũng không đưa ra định nghĩa cụ thể về Thương mại điện tử mà chỉ quy định phạm vi áp dụng của luật. Cụ thể Luật này quy định cụm từ Thương mại trong Thương mại điện tử như sau: “Thuật ngữ thương mại - commerce cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh ra từ


mọi quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối;đại diện hoặc đại lí thương mại; uỷ thác(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình;tư vấn;kỹ thuật công trình(engineering);đầu tư;cấp vốn;ngân hàng;bảo hiểm;thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng;liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”1

Tuy thuật ngữ Thương mại điện tử đã được thống nhất sử dụng nhưng

vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ và thống nhất về Thương mại điện tử. Với mục đích đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các hàng hoá hữu hình, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa Thương mại điện tử là: “…hoạt động sản xuất, quảng cáo, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm thông qua các mạng viễn thông”. Đối với tổ chức tài chính Merill Lynch với ý thức đề cao vai trò của các hoạt động dịch vụ thì đã đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: “…Các giao dịch này có thể bao gồm hoạt động buôn bán điện tử các hàng hoá hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp; các hoạt động thanh toán tài chính; các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động và chuyển tiền điện tử; việc phát hành và xử lí các loại thẻ tài chính; các hóa đơn thanh toán và đề nghị thanh toán; cung cấp dịch vụ du lịch cùng các dịch vụ thông tin khác”2


1Bộ thương mại: Thương mại điện tử, NXB Thống kê. Hà Nội, 1999. 2PriceWaterhouse Cooper: E-Business technology forecast, PriceWaterhouse Coopers Technology Center, California 1999.


Bên cạnh đó, nhiều quan điểm còn cho rằng Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều nghĩa tuỳ vào góc độ nghiên cứu. Chẳng hạn như theo R.Kalakota và A.Winston, Thương mại điện tử còn có thể hiểu theo các khía cạnh được mô tả ở Bảng 2.3

Bảng 2. Khái niệm Thương mại điện tử từ các góc độ


Góc độ

Mô tả

Công nghệ thông tin

Thương mại điện tử là việc cung cấp, phân phối thông tin, các sản phẩm/dịch vụ, các phương tiện thanh toán qua đường dây điện thoại, các mạng

truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác.

Kinh doanh

Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ (chủ

yếu là công nghệ thông tin) để tự động hoá các giao

dịch kinh doanh và các kênh thông tin kinh doanh.

Dịch vụ

Thương mại điện tử là công cụ để các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý cắt giảm các chi phí dịch , đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch

vụ và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Trực tuyến

Thương mại điện tử cung cấp khả năng tiến hành các hoạt động mua, bán hàng hoá, trao đổi thông tin trực

tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ trực tuyến khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 2


Cuối cùng người viết xin được tổng hợp và đưa ra một định nghĩa về Thương mại điện tử như sau:



3 Ravi Kalakota, Andrew B.Whinston: Electronic commerce:A manager’s guide, Addison Wesley Publisher.


Thương mại điện tử là việc ứng dụng các công nghệ thông tin để tiến hành các giao dịch mua-bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính có sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông chung.

Tuy Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều các khác nhau nhưng tất cả các khái niệm đều nêu bật bản chất chung của Thương mại điện tử như sau:

Giao dịch Thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mại truyền thống, dù vậy nhiều công việc và quá trình giao dịch Thương mại điện tử có liên quan đến thương mại truyền thống. Khác với các giao dịch thương mại truyền thống được tiến hành trên giấy, qua điện thoại, qua những người môi giới hoặc người đưa tin, bằng các phương tiện giao thông, các giao dịch Thương mại điện tử được tiến hành trên các mạng điện tử.

Để tiến hành các giao dịch Thương mại điện tử, cần có một chương trình máy tính được cài đặt tại ít nhất một điểm cuối của giao dịch hoặc quan hệ thương mại. Tại điểm chuối khác có thể là một chương trình máy tính, một người sử dụng một chương trình máy tính hay sử dụng một kỹ thuật truy cập mạng máy tính nào đó.

Giao dịch Thương mại điện tử được xây dựng trên có sở những ưu điểm và cấu trúc của thương mại truyền thống cùng với sự linh hoạt, mềm dẻo của các mạng điện tử, cho phép loại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lí khi thực hiện các giao dịch. Ví dụ, các hệ thống máy tính trên Internet có thể được thiết lập để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần; các đơn đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng có thể được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và bất kì lúc nào.


Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại. Các giao dịch này không chỉ tập trung vào việc mua-bán hàng hoá và dịch vụ để trực tiếp tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp, mà bao gồm nhiều giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận như khích thích, gợi mở nhu cầu đố với các hàng hoá và dịch vụ, hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo diều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh…(Hình 3)

Tìm kiếm Thắc mắc

Đơn đặt hàng tiêu chuẩn

Trực tuyến: Hàng hoá vô hình, thông tin.

Giao hàng:Hàng hoá hữu hình

Truy cập

Qúa trình bán hàng tiếp theo

Khách hàng

Quảng cáo

trực tyến

Đơn đặt hàng trực tuyến

Phân phối

Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng điện tử

Sơ đồ 3: Chu trình Thương mại điện tử

Thương mại điện tử phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ thông tin, định nghĩa về Thương mại điện tử không thể là duy nhất mà sẽ phải cập nhật theo sự ra đời của các công nghệ mới. Hơn nữa, với


các công nghệ hiện nay, chúng ta chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết

những khả năng mà nó đem lại.



THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


CÁC TỔ CHỨC

Chính phủ Người sản xuất Người phân phối Người bán hàng Khách hàng

CÁC MẠNG MÁY TÍNH

Mạng của doanh

nghiệp

Mạng Internet Các mạng thương mại tài chính

CÁC QUÁ TRÌNH

Marketing Bán hàng Thanh toán Thực hiện Hỗ trợ


Hình 4. Các hợp phần của Thương mại điện tử


3.Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử

Trước hết ta cần phải hiểu giao dịch trong Thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hoá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023