Các Loại Hình Giao Dịch Trong Thương Mại Điện Tử


và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp.

Từ cách hiểu như trên về Thương mại điện tử ta có thể chia giao dịch trong Thương mại điện tử thành ba loại cơ bản nhất: giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C), giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B), giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền (Business to Administration – B2A) và giao dịch giữa người dân với chính quyền (Consumer to Administration – C2A).

DOANH NGHIỆP

B2C

B2A

NGƯỜI TIÊU DÙNG

C2A

CHÍNH QUYỀN

B2C

DOANH NGHIỆP

B2A

Hình 5: Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử


3.1 Giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)

Các doanh nghiệp bán hàng hoá và cả các dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng. Các trang Web tiêu biểu cho loại hình giao dịch này là trang Amazon.com và Ebay.com, hai trang Web bán lẻ hàng hoá đến tận người


tiêu dùng. Giao dịch B2C đang ngày chiếm tỉ trọng lớn hơn trong giá trị giao dịch của Thương mại điện tử, theo dự đoán của Forrester Research (http://www.forrester.com) thì thị trường bán lẻ qua mạng tại Mĩ sẽ tăng từ 38,8 tỉ đôla Mĩ năm 2000 tới 184,5 tỉ đôla Mĩ vào năm 2004. Giao dịch B2C bao gồm nhiều hoạt động như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, marketing một tới một, xử lí đơn đặt hàng, thực hiện đơn đặt hàng, tính thuế...

3.2 Loại hình giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau (B2B)

Loại hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau B2B chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch của Thương mại điện tử. Công ty dự báo FORRESTER.COM đã dự báo giá trị giao dịch B2B sẽ đạt 7,29 nghìn tỉ USD vào năm 2004, trong đó các công ty Mĩ chiếm tới 40%.

Nhiều hoạt động thu hút khách hàng của giao dịch thương mại bán lẻ B2C cũng được áp dụng cho thương mại bán buôn B2B. Vấn đề là người bán phải thu hút được sự chú ý của khách hàng qua trang Web của mình, thúc đẩy người mua với hành động mua hàng và người bán phải gây được cảm tình, chiếm được lòng tin của khách hàng với phong cách chuyên nghiệp cao.

3.3 Loại hình giao dịch giữa Doanh nghiệp với Chính quyền (Business to

Administration – B2A):

Loại hình giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch giữa doanh nghiệp với chính quyền thông qua mạng Internet. Chẳng hạn như ở Hoa Kì những nhu cầu mua hàng hoặc đấu thầu các công trình do chính phủ tài trợ đều được đưa công khai lên mạng Internet và các doanh nghiệp có thể liên hệ hoặc trả lời thông qua mạng Internet. Mặc dù loại hình này vẫn còn đang trong giai đoạn manh nha nhưng trong tương lai nó sẽ còn phát triển mạnh khi mà các mô hình Chính phủ điện tử (E-government) được áp dụng rộng rãi và khi các chính phủ ý thức sâu hơn về Thương mại điện tử. Trong


tương lai mô hình này còn có thể phát triển với các giao dịch như hoàn thuế VAT, nộp thuế doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh, xin cấp giấy phép đầu tư…

3.4 Loại hình giao dịch giữa Người dân với Chính quyền (Consumer to

Administration – C2A)

Loại hình giao dịch này chưa thực sự hình thành. Tuy nhiên dưới tác động từ sự phát triển ngày càng mạnh của hai loại hình B2C và B2A, các chính phủ ngày càng quan tâm hơn tới loại hình giao dịch này với các loại giao dịch như thanh toán các khoản phúc lợi cho người dân, phản hồi kê khai thuế thu nhập cá nhân….


II. Lợi ích của Thương mại điện tử 1.Đối với doanh nghiệp

1.1 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí:

Thương mại điện tử ảnh hưởng tới bốn loại chi phí lớn của doanh

nghiệp trong quá trình sản xuất và tiến hành các giao dịch thương mại.

1.1.1 Giảm chi phí trong khâu tiêu thụ:

Tác động lớn nhất về chi phí khi áp dụng Thương mại điện tử là cho phép doanh nghiệp có thể thay thế hàng loạt các cửa hàng vật lý ( các cửa hàng thực) bằng những cửa hàng ảo trên các trang Web. Các trang Web hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần và có hiệu lực với thị trường toàn cầu ở bất kì một thời điểm nào. Vì vậy doanh nghiệp có thể tiếp xúc với một tập hợp khách hàng rộng lớn mà không cần phải xây dựng các cơ sở vật chất như cửa hàng, đại lí, chi nhánh…Hơn thế, qua đó doanh nghiệp còn có thể cắt giảm chi phí quản lí phát sinh từ các cửa hàng, chi nhánh và cả chi phí kiểm kê hàng hoá. Hơn nữa, việc bán hàng 24h một ngày đang trở thành một ưu thế lớn của hoạt động kinh doanh trên mạng Internet.


Thương mại điện tử còn có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong khâu tiêu thụ thông qua việc giảm các sai sót và tăng tính hiệu quả trong cấu trúc của các đơn đặt hàng. Điển hình là trường hợp của hai công ty General Electronic (GE) và Cisco Systems. Trước khi áp dụng việc đặt hàng qua mạng Internet, cả hai công ty này đều phải sửa lỗi của khoảng 25% các đơn đặt hàng, cụ thể của General Electronic là 1.000.000 đơn đặt hàng. Sau khi cho phép khách hàng đặt hàng qua Websites của mình, hai công ty đã giảm được tỉ lệ các đơn đặt hàng phải sửa lại xuống đáng kể, như Cisco thì tỉ lệ này giờ chỉ còn 2%4tiết kiệm cho công ty khoảng 500 triệu USD, tương đương 9% tổng doanh thu và 17% tổng chi phí hoạt động. Sau đây là bảng thống kê cho thấy việc phân phối qua mạng Internet đã giảm được chi phí so với các phương thức truyền thống.

Bảng 6: Tác động của Thương mại điện tử tới chi phí phân phối5


Mặt hàng


Phương thức

Vé máy bay

Dịch vụ

ngân hàng

Thanh toán hoá

đơn

Bảo hiểm

nhân thọ

Phần mềm

Truyền thống

8

1,08

2,22 đến

3,32

400 đến

700

15

Điện thoại


0,54



5

Internet

1

0,13

0,65 đến

1,1

200 đến

350

0,2 đến

0,5

Tỉ lệ tiết kiệm

87%

89%

67 đến

71%

50%

97 đến

99%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

bảo hiểm rủi ro trong thương mại điện tử - 3


4 E-Business technology forecast PriceWaterhouse Coopers Technology Centre posted on www.economist.com

5 “The Internet Economy”, Time, July 20 1998, p. 19.


Đơn vị: USD trên một giao dịch

Theo những số liệu thống kê của Mỹ năm 20016, 23% doanh thu từ việc bán hàng trên các trang Web thu được từ khách hàng nước ngoài. Con số này gần như đã tăng gấp đôi so với năm 2000. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định rằng khách hàng tiềm năng trên mạng chính là khách hàng toàn cầu.

1.1.2 Giảm chi phí trong khâu mua hàng:

Thông qua mạng Internet, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với người bán, loại bỏ tối đa trung gian, đồng thời doanh nghiệp có thể so sánh giá cả cũng như các điều khoản mua bán khác giữa nhiều nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Theo công ty viễn thông hàng đầu của Anh quốc, British Telecom thì việc mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng Internet giảm tới 90% chi phí để tiến hành một cuộc giao dịch so với phương thức giao dịch truyền thống được tiến hành thông qua điện thoại, thư từ, fax, người trung gian…Theo ngân hàng đầu tư Golden Sach thì mua hàng qua mạng Internet có thể giảm chi phí khâu mua của ngành than 2%, ngành công nghiệp sản xuất ôtô là 14% và ngành sản xuất linh kiện điện tử tới 40% (Biểu đồ 7). General Electronic thì còn cho biết hệ thống TPN(Trading Post Network) của họ đã xử lí các yêu cầu của khách hàng hoàn toàn tự động và đã làm giảm mạnh tỉ lệ sai sót trong các đơn đặt hàng, đồng thời giảm 5-10% chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào do sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp.


6 Theo www.thuongmaidientu.com


Ngành Than

Tỉ lệ tiết kiệm 2%

CN ôtô

14%

Điện tử

40%


1.1.3 Giảm chi phí thanh toán:

Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Websites cũng là con số đáng kể đối với nói chung doanh nghiệp và đặc biệt với doanh nghiệp Thương mại điện tử. Mặc dù khoản phí dịch vụ ngân hàng cho việc thanh toán bằng séc giấy giữa các ngân hàng và người bán là không lớn hơn 1,2 USD cho một giao dịch thanh toán, thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trung bình chỉ khoảng 0,4 đến 0,6 USD, song chi phí cho qúa trình thanh toán điện tử qua Internet có thể giảm xuống còn khoảng 0,01 USD hoặc thấp hơn. Theo thống kê của báo Economist thì chi phí cho một lần giao dịch qua máy rút tiền tự động – ATM vào khoảng 0,27 USD, 0,52 USD thông qua điện thoại và 1,14 USD thông qua một ngân hàng thông báo. (Biểu đồ 8)


(Đơn vị: Cent)

biểu đồ 8 : chi p hí cho mỗ i g iao d ịch t hanh t o á n

qua c ác phương ti ện than h toán

Ngân hàng

114

Đ i ện thoạ i

52

Ch i p hÝ

ATM

27

Internet

1


1.1.4 Tiết kiệm chi phí liên đến các hoạt động hậu cần (Logistic)

Thương mại điện tử đã làm thay đổi hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có cả hoạt động logistic như đóng gói, chuyển dịch hàng hoá…và biến nó thành một lĩnh vực kinh doanh thông tin. Tác động của Thương mại điện tử đối với chi phí hoạt động hậu cần doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực này như Federal Express – FedEx hay DHL.

FedEx là một thí dụ điển hình. Hãng này bắt đầu nhận đơn đặt hàng trực tuyến vận chuyển các gói bưu kiện và theo dõi chúng qua mạng riêng của mình từ năm 1983, phải mất gần 12 năm số lượng khách hàng của hãng mới đạt tới con số 50.000. Nhưng chỉ sau ba năm từ 1995 đến 1998, sau khi FedEx áp dụng dịch vụ tương tự nhưng thông qua trang Web, số lượng khách hàng đã tăng lên tới con số 1 triệu. Hiện nay, theo ước tính của hãng, có tới hơn 70% trong số 3 triệu gói bưu kiện mỗi ngày của hãng được bắt đầu từ các đơn đăng kí trên mạng Internet.


Những thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh logistic của các hãng đứng đầu lĩnh vực này trên thế giới như FedEx và DHL bắt đầu bằng những mối quan hệ mật thiết với các hãng vận tải hàng hoá, và với khách hàng thông qua các yêu cầu vận tải điện tử, sự xác nhận kiểm kê điện tử, theo dõi phân phối điện tử. Giờ đây, các hãng kinh doanh trong lĩnh vực logistic đã bắt đầu cho phép các hãng vận tải và khách hàng có thể truy cập trực tiếp vào hệ thống thông tin của mình. Với việc ứng dụng Internet, ngày càng có nhiều doanh nghiệp hướng các mô hình, cách thức kinh doanh của mình theo các đơn đặt hàng, và áp dụng các phương pháp có mức chi phí kiểm kê thấp; do đó giá trị của các hoạt động này ngày càng tăng với việc thực hiện nhanh chóng, chính xác các hoạt động hậu cần từ nước ngoài hoặc ra nước ngoài. Với khả năng đáp ứng nhanh các đơn đặt hàng có tính phức tạp cao cũng như khả năng theo dõi, giám sát các đơn đặt hàng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở Web như DHL, FedEx, United Parcel Service (UPS) thực hiện kinh doanh các dịch vụ logistic như vận chuyển, phân phối (bao gói, bốc xếp) các gói bưu kiện và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác trên cơ sở Web.

1.2 Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Thông qua việc tác động làm giảm chi phí của doanh nghiệp, Thương mại điện tử đã góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Thương mại điện tử còn tác động đến cơ cấu chi phí, mô hình hoạt động và cả cơ cấu lao động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp lựa chọn xây dựng một mô hình hoạt động tối ưu để đạt được hiệu quả hơn trong kinh doanh.

Trong phần này, người viết xin được đề cập tới tác động của Thương mại điện tử tới mức hiệu quả của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về lao động và doanh thu của một số doanh nghiệp cụ thể. Việc chuyển sang các

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí