DANH MỤC VÀ PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHO CÁC CHƯƠNG/BÀI
Tên các bài trong mô đun | Thời gian (giờ) | ||||
Tổng số | Lý thuyết | Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập | Kiểm Tra | ||
1 | Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện | 20 | 3 | 16 | 1 |
1. Máy phát điện xoay chiều 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của máy phát điện xoay chiều. | 0.5 | 0.5 | |||
1.2. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. | 0.5 | 0.5 | |||
1.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng máy phát điện xoay chiều . | 0.5 | 0.5 | |||
1.4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa máy phát điện xoay chiều. | 7 | 6 | |||
2. Bộ điều chỉnh điện 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của bộ điều chỉnh điện. | 0.5 | 0.5 | |||
2.2. Cấu tạo và hoạt động của bộ điều chỉnh điện. | 0.5 | 0.5 | |||
2.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bộ điều chỉnh điện. | 0.5 | 0.5 | |||
2.4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa bộ điều chỉnh điện. | 10 | 5 | 1 | ||
2 | Bài 2: Sửa chữa và bảo dưỡng nâng hạ cửa kính | 20 | 3 | 16 | 1 |
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của nâng hạ cửa kính | 0.5 | 0.5 | |||
2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nâng hạ cửa kính | 3.5 | 0.5 | 3 | ||
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nâng hạ cửa kính | 4 | 1 | 3 | ||
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa nâng hạ cửa kính | 12 | 1 | 5 | 1 | |
3 | Bài 3:Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng | 20 | 3 | 16 | 1 |
1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống chiếu sáng. | 0.5 | 0.5 | |||
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống chiếu sáng. | 3.5 | 0.5 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng - 1
- Sơ Đồ Nguyên Lý Và Nguyên Lý Làm Việc Của Máy Phát Điện.
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu, Phân Loại Của Bộ Điều Chỉnh Điện 2.1.1.nhiệm Vụ
- Quy Trình Kiểm Tra Và Sửa Chữa Bộ Điều Chỉnh Điện Áp.
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống chiếu sáng ô tô. | 4 | 1 | 3 | ||
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống chiếu sáng ô tô. | 12 | 1 | 5 | 1 | |
4 | Bài 4:Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống tín hiệu | 20 | 3 | 16 | 1 |
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ) | 0.5 | 0.5 | |||
2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ) | 3.5 | 0.5 | 3 | ||
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ) ô tô. | 4 | 1 | 3 | ||
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống hệ thống tín hiệu. | 12 | 1 | 5 | 1 | |
5 | Bài 5:Sửa chữa và bảo dưỡng bộ gạt mưa phun nước | 20 | 3 | 16 | 1 |
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của bộ gạt mưa phun nước. | 0.5 | 0.5 | |||
2. Cấu tạo và hoạt động của bộ gạt mưa phun nước. | 3.5 | 0.5 | 2 | ||
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng bộ gạt mưa phun nước. | 4 | 1 | 2 | ||
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa bộ gạt mưa phun nước. | 12 | 1 | 2 | 1 | |
6 | Bài tập hoặc thực hành tại xưởng hoặc thực thực tế tại doanh nghiệp | 30 | 30 | ||
7 | Kiểm tra kết thúc môn | 5 | |||
Cộng: | 135 | 15 | 110 | 5 |
Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện | Thời gian (giờ) | |||||
LT | TH | BT | KT | TS | ||
3 | 16 | 1 | 20 | |||
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của máy phát điện xoay chiều, bộ điều chỉnh điện trên ô tô. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, bộ điều chỉnh điện trên ô tô. - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được máy phát điện xoay chiều, bộ điều chỉnh điện trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. - Học tập nghiêm túc, chấp hành tốt nội quy, quy định tại xưởng thực hành, đảm bảo an toàn cho người, trang thiết bị và vệ sinh công nghiệp | ||||||
Các vấn đề chính sẽ được đề cập - Mục 1.Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của máy phát điện xoay chiều trên ô tô. - Mục 2.Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều trên ô tô. - Mục 3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp. - Mục 4. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng của máy phát điện xoay chiều trên ô tô. - Mục 5. Quy trình kiểm tra và khắc phục hư hỏng của máy phát điện xoay chiều và bộ điều chỉnh điện áp trên ô tô. |
Bài 1: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
A. NỘI DUNG.
1. Máy phát điện xoay chiều
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của máy phát điện xoay chiều. 1.1.1.Nhiệm vụ:
Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để lái xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng.
Vì vậy, xe có ắc qui để cung cấp điện và hệ thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy. Hệ thống nạp cung cấp điện cho tất cả các thiết bị điện và để nạp điện cho ắc qui.
Hình 1.1. Hệ thống cung cấp điện lắp trên ô tô
1.1.2.Yêu cầu:
Chế độ làm việc luôn thay đổi của ô tô có ảnh hưởng đến chế độ làm việc của hệ thống cung cấp điện, do đó xuất phát từ điều kiện phải luôn luôn đảm bảo cho các phụ tải làm việc bình thường nên cần phải có những yêu cầu cho hệ thống nạp như sau:
- Đảm bảo độ tin cậy đối đa của hệ điều chỉnh tự động trong mọi điều kiện sử dụng của ô tô.
- Đảm bảo các đặc tính công tác của hệ điều chỉnh tự động có chất lượng cao và ổn định trong khoảng thay đổi tốc độ và tải của máy phát điện.
- Đảm bảo nạp tốt cho accu và đảm bảo khởi động động cơ ô tô dễ dàng
với độ tin cậy cao.
- Ít chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật.
- Có trọng lượng và kích thước nhỏ.
- Có độ bền cơ khí cao, chịu rung xóc tốt.
- Đảm bảo thời hạn sử dụng lâu dài.
1.1.3.Phân loại:
Máy phát xoay chiều có các dạng sau:
- Loại kích từ bằng nam châm vĩnh cửu:
+ Rotor là một nam châm vĩnh cửu, loại này đơn giản dễ chế tạo nhưng công suất nhỏ, chỉ dùng trên xe gắn máy và động cơ cỡ nhỏ.
- Loại kích từ bằng nam châm điện, bao gồm hai loại sau:
+ Loại có vòng tiếp điện
+ Loại không có vòng tiếp điện
1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt độngmMáy phát điện xoay chiều
1.2.1. Cấu tạo
Hình 1.2. Cấu tạo máy phát điện thực tế
Hình 1.3 : Chi tiết tháo rời của máy phát điện
a/ Vỏ : Để bảo vệ máy phát khỏi bị những vật bên ngoài rơi vào làm hư hỏng dây quấn, nó còn làm giá đỡ cho các đầu trục roto, đồng thời cũng để bắt máy phát điện vào ôtô. Nắp thường được chế tạo bằng thép, gang hoặc nhôm.
Hình 1.4: Nắp máy của máy phát điện xoay chiều
b/ Rôto : (phần quay)
Rôto được chế tạo thành hai nửa. Mỗi nửa có các cực làm bằng thép non (thông thường 6 cực từ), bên trong có cuộn dây kích từ dòng điện kích từ được đưa vào cuộn kích từ trên Roto. Hai đầu dây của cuộn kích từ nối với hai vòng tiếp điện bằng đồng đặt trên trục roto nhưng cách điện với trục roto. Các chổi than lắp trong giá đỡ và áp sát các vòng đó. Khi ta bật công tắc máy, điện ắc quy
vào kích từ cuộn cảm các vấu cực roto trở thành nam châm điện các từ cực bắc nam xen kẽ nhau.
Hình 1.5 : Cấu tạo roto.
Hình 1.6 :Nguyên lý hoạt động của rô to
c/ Stato :
Stato được ghép bằng những lá thép kĩ thuật điện, cách điện với nhau bởi một lớp sơn mỏng để giảm thiểu dòng điện xoáy (dòng Fucô) làm nóng máy phát trong quá trình làm việc. Mặt trong của stato có các rãnh để đặt các cuộn dây phần ứng. Các cuộn dây phần ứng được chia thành ba nhóm dây quấn lần
lươt xen kẽ nhau để tạo thành 3 pha (mỗi pha có 6 cuộn dây mắc nối tiếp). Các cuộn dây phần ứng được đấu theo hình sao hoặc hình tam giác
Hình 1.7: Cấu tạo Stato
Hình 1.8: Các kiểu đấu dây Stato trong máy phát điện xoay chiều
a- Đấu hình sao b- Đấu tam giác
d/ Bộ chỉnh lưu:
Hình 1.9: Bộ chỉnh lưu trong thực tế