Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 12

phải tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra hoạt động để mỗi chấp hành viên nắm chắc, nắm rõ và có khả năng vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn, cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên; … Nếu làm tốt công tác này, mỗi chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ sẽ đồng thời là một tuyên truyền viên tích cực về pháp luật THADS.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức cho đội ngũ chấp hành viên như:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác THADS, đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, mở lớp bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ cán bộ, công chức của ngành.

- Xây dựng quy chế thi đua - khen thưởng.

- Cần phải có chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để chấp hành viên yên tâm công tác, không bị sự cám dỗ của vật chất làm suy thoái đạo đức nghề nghiệp, làm sai lệch kết quả tác nghiệp trong khi tổ chức thi hành án.

- Cũng cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công tác THADS, kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý nghiêm, không tạo thành tiền lệ xấu trong ngành.

3.3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Chấp hành viên với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ

Trong tổ chức thi hành án dân sự, việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan với Chấp hành viên là rất cần thiết, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho việc thi hành án dân sự có hiệu quả, trong đó cơ quan THADS là chủ đạo, các cơ quan khác hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thi

hành án. Tuy nhiên, pháp Luật Thi hành án dân sự quy định về vấn đề này chưa cụ thể. Vì vậy, cần quy định cụ thể về các trường hợp cần có sự phối hợp, cơ chế phối hợp, các biện pháp cần thiết để thực hiện việc phối hợp và trách nhiệm khi không phối hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Một trong những giải pháp có thể xem xét để nâng cao trách nhiệm của của tổ chức liên quân đối với công tác thi hành án là gắn kết trách nhiệm của các ngành trong THADS thông qua việc đề xuất đại diện các tổ chức này vào làm thành viên ban chỉ đạo thi hành án, ban hành quy chế phối hợp, tăng cường vai trò của ban chỉ đạo thi hành án.

3.3.2.4. Tăng cường áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi hành án dân sự

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 12

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản; Đồng bộ việc kê khai, đăng ký tài sản để sử dụng cho việc tra cứu, cung cấp thông tin về tài sản.

- Cần quy định cơ chế cung cấp thông tin, khai thác thông tin nhằm vừa bảo đảm được bí mật thông tin về tài sản của người phải thi hành án lại vừa thực hiện được việc cung cấp, tra cứu thông tin về tài sản của các đương sự để tổ chức thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội.


Kết luận chương 3

Thi hành án dân sự là một nội dung quan trọng của hoạt động nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền vai trò pháp chế luôn được đề cao, pháp luật được bảo đảm thực hiện. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh công lý mà Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tuyên. Thông qua hoạt động thi hành án, những bản án, quyết định của Tòa án và của cơ quan có thẩm quyền được thực thi, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án được bảo vệ. Thời gian qua, hoạt động bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả quan trọng.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hiệu quả hoạt động của các Cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Số lượng án tồn đọng và chưa được thi hành chiếm tỷ lệ đáng kể, nhiều cơ quan Nhà nước và cá nhân không chấp hành bản án, không tự nguyện thi hành án, thậm chí còn có sự can thiệp không đúng vào việc thi hành án. Từ những bất cập đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhìn từ thực tế, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án dân sự còn tồn tại và bộc lộ khá nhiều bất cập về thủ tục, tổ chức cũng như cơ chế quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Luật THADS 2008 và Luật sửa đổi năm 2014 ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển pháp luật thi hành án dân sự. Với những sửa đổi bổ sung to lớn so với các pháp lệnh trước đây, nó đã đưa ra được nhiều giải pháp khắc phục tình trạng án tồn đọng giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Tuy nhiên, để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án, chúng ta cần tiếp tục

nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật thi hành án dân sự.

KẾT LUẬN

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự tôn trọng pháp luật từ mọi chủ thể, ngược lại quyền và lợi ích của mọi cá nhân, tổ chức cần phải được bảo đảm tối đa bằng pháp luật. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu giải quyết, hoạt động xét xử phải kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Đồng thời, các phán quyết của Tòa án phải được thi hành nghiêm chỉnh, triệt để, kịp thời mới bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Công tác thi hành án dân sự nói chung và các Biên pháp bảo đảm quyền và lợi ích của người được thi hành án dân sự nói riêng cũng chỉ nhằm mục đích chung nói trên. Hiệu quả của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án là cơ sở, tiền đề cho sự thành công của một vụ thi hành án dân sự khi đương sự không tự nguyện thi hành. Song qua nghiên cứu về vấn đề này, có thể thấy rằng trong quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên để thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc bảo đảm thi hành án cũng như cưỡng chế thi hành án. Cụ thể như: cơ chế quản lý, hoạt động thi hành án dân sự còn chồng chéo, sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡng chế còn chưa tốt, các quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, còn có thiếu sót.

Nhưng dù nguyên nhân nào đi nữa thì thực tế là quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự đang không được bảo đảm trong quá trình thi hành án. Qua nghiên cứu, người viết nhận thấy rằng: cần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động thi hành án dân sự; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự. Về mặt pháp luật, nên hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự nhất là quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự. Ngoài ra, chúng ta phải tăng

cường năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Chấp hành viên; Tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự để các đương sự tự nguyện thỏa thuận thi hành và cơ quan thi hành án dân sự có thể tranh thủ được sự giúp đỡ, phối hợp của cá nhân, tổ chức hữu quan trong suốt quá trình thi hành án.

Tóm lại, chúng ta cần có sự nhận thức một cách đúng đắn về những thành quả đạt được và những vấn đề vướng mắc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục, đồng thời hoàn thiện về mặt pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và việc bảo về quyền và lợi ích của người được thi hành án dân sự nói riêng góp phần vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Bằng (2011), “Một số ý kiến về việc áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Chuyên đề về Luật Thi hành án dân sự, (03).

2. Nguyễn Công Bình (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thủ tục miễn giảm nghĩa vụ thi hành án đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước, Hà Nội.

4. Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư số 14/2010/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên nghành trong thi hành án dân sự, Hà Nội.

5. Chính phủ (2009), Nghị Định 58/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định 125/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị Định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.

9. Hồ Quân Chính (2011), “Vài suy nghĩ về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Chuyên đề về thi hành án dân sự, (07).

10. Lê Thị Kim Dung (2009), "Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự: Bước ngoặt của pháp luật về thi hành án dân sự", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề thi hành án dân sự và vấn đề xã hội hóa).

11. Lê Thị Lệ Duyên (2013), Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về cưỡng chế trả giấy tờ, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ tư pháp, (12), tr.6-9.

12. Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mai Hiên (2014), Nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người liên quan đến việc thi hành án, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội.

14. Phan Huy Hiếu (2012), Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội.

15. Trần Phương Hồng (2011), “Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Chuyên đề).

16. Đỗ Thị Lý (2011), Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội.

17. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

18. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

19. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Hà Nội.

20. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, Hà Nội.

21. Quốc hội (2015), Bộ Luật tố tụng dân sự, Hà Nội.

22. Đặng Đình Quyền (2012), Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Tổng Cục thi hành án dân sự (2012-2016), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án năm 2012, 2013, 2014, 2015, 6 tháng đầu năm 2016.

24. Trần Anh Tuấn (2009), “Bản chất pháp lí của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo Luật Thi hành án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (16), tr.50-55.

25. Trần Phương Thảo (2007), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự”, Tạp chí luật học, 7(86), tr.43-50.

26. Trần Công Thịnh (2008), “Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - luật, (24), tr.254-266.

27. Nguyễn Thanh Thủy (2008), Hoàn thiện pháp Luật Thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Tài liệu trang Web

29. Bộ Tư Pháp, Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Nghiên cứu trao đổi, trang thông tin tương trợ tư pháp http://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=33.

30. Việt Hòa, Khó trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, Báo pháp luật, http://baophapluat.vn/tu-phap/kho-tru-thu-nhap-cua-nguoi-phai- thi-hanh-an-142408.html.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022