ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRỊNH THỊ LÀNH
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHÂU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Trịnh Thị Lành
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ VÀ PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU
SỐ Ở VIỆT NAM 7
1.1. Khái quát Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần ở Việt Nam 7
1.1.1. Định nghĩa Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty
cổ phần ở Việt Nam 7
1.1.2. Khái quát về Cổ đông, Cổ đông thiểu số, Nhóm cổ đông trong Công ty cổ phần 8
1.1.3. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần 13
1.1.4. Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần 16
1.2. Phân chia các giai đoạn phát triển của Pháp luật bảo vệ cổ đông thiểu số ở Việt Nam 16
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT
NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 19
2.1. Sự phát triển quy định về cơ chế tự vệ của cổ đông thiểu số 19
2.1.1. Cơ chế tự vệ theo Luật Công ty 1990 21
2.1.2. Cơ chế tự vệ theo Luật doanh nghiệp 1999 22
2.1.3. Cơ chế tự vệ theo Luật doanh nghiệp 2005 23
2.1.4. Cơ chế tự vệ theo Luật doanh nghiệp 2014 26
2.2. Sự phát triển quy định của cơ chế bảo vệ bên trong về bảo vệ
cổ đông thiểu số 36
2.2.1. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật Công ty 1990 36
2.2.2. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 1999 39
2.2.3. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 2005 45
2.2.4. Cơ chế bảo vệ bên trong theo Luật doanh nghiệp 2014 48
2.3. Sự phát triển quy định của cơ chế bảo vệ bên ngoài về bảo vệ
cổ đông thiểu số 55
2.3.1. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật Công ty 1990 55
2.3.2. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 1999 55
2.3.3. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 2005 56
2.3.4. Cơ chế bảo vệ bên ngoài theo Luật doanh nghiệp 2014 57
Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM QUA KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 59
3.1. Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ
cổ đông thiểu số qua kinh nghiệm lịnh sử 59
3.1.1. Bất cập liên quan đến nhóm quyền tài sản 59
3.1.2. Cổ đông lớn han
3.1.3. Cổ đông lớn haṇ
chế cổ đông thiểu số thực hiện quyền dự họp 62
chế cổ đông thiểu số thực hiện quyền biểu quyết 64
3.1.4. Cổ đông lớn cố tình vi phạm quyền yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông của cổ đông thiểu số 64
3.1.5. Cổ đông lớn chi phối công ty 65
3.1.6. Cổ đông lớn tham ô tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản của công ty 66
3.1.7. Cổ đông lớn cố tình vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cố tình
sai phạm trong thực hiện Báo cáo tài chính 71
3.1.8. Cổ đông lớn cố tình thực hiện giao dịch tư lợi 73
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số 74
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền của cổ đông thiểu số 74
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ nội bộ đối với cổ đông thiểu số 83
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế bảo vệ bên ngoài đối với cổ đông thiểu số 85
3.3. Giải pháp tăng cường ý thức tự bảo vệ mình của cổ đông thiểu số 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu | Nguyên nghĩa | |
1 | BKS | Ban kiểm soát |
2 | CĐTS | Cổ đông thiểu số |
3 | CTCP | Công ty cổ phần |
4 | ĐHĐCĐ | Đại hội đồng cổ đông |
5 | GĐ/TGĐ | Giám đốc / Tổng giám đốc |
6 | HĐQT | Hội đồng quản trị |
7 | LCT | Luật công ty |
8 | LDN | Luật doanh nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 2
- Sự Cần Thiết Và Ý Nghĩa Của Việc Bảo Vệ Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần
- Sự Phát Triển Quy Định Về Cơ Chế Tự Vệ Của Cổ Đông Thiểu Số
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 2.1: | Bảng tóm tắt các quyền của cổ đông phổ thông qua các thời kỳ | 19 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
So với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn hẳn. Ở nước ta hiện nay, công ty cổ phần là hình thức công ty phổ biến nhất và có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Với phương thức huy động vốn linh hoạt, trong công ty cổ phần thường có sự tham gia của đông đảo các các nhà đầu tư, từ các cá nhân nhỏ lẻ cho đến các tổ chức trong và ngoài nước, họ được gọi là các cổ đông của công ty. Tuỳ thuộc vào phần vốn góp và khả năng tham gia các quyết định quan trọng trong các hoạt động quản lý, điều hành của công ty, mà cổ đông được chia thành: cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, trong đó các cổ đông thiểu số luôn là những cổ đông yếu thế.
Bảo vệ cổ đông thiểu số, bảo vệ quyên lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chính là tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn cho sự phát triển của nền kinh tế, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh ở Việt Nam. Do vậy, từ khi hình thành Luật công ty 1990, đạo luật đầu tiên quy định trực tiếp về công ty cổ phần đến nay, có thể thấy các nhà làm luật đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp luật về công ty cổ phần, trong đó có pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số. Thế hiện qua sự thay đổi nội dung pháp luật về công ty cổ phần qua các LDN 1999, LDN 2005 và mới đây là LDN 2014. Thật công bằng mà nói: có nhiều phần tích cực xuất hiện trong sự thay đổi đó, song cũng có những yếu điểm, chưa thích hợp. Trên thực tế nhiều bất cập liên quan đến cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần xảy ra trong nhiều thập kỷ, vẫn tồn tại cho đến ngày nay, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh và gây trở ngại đáng kể cho sự phát triển của các công ty cổ phần.