Trình Tự, Thủ Tục Thực Hiện Quyền Khiếu Nại Của Công Dân


Như vậy, có thể khẳng định rằng, quyền khiếu nại chính là một trong những quyền hiến định cơ bản của công dân, một quyền có tính chất chính trị và pháp lý của công dân và là một hình thức biểu hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân sẽ là cơ sở và nền tảng cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Đồng thời, đây còn là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình, thông qua đó thiết thực tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Chính vì những lý do trên mà để đáp ứng việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền khiếu nại của công dân không những phải được ghi nhận đầy đủ, minh bạch trong các văn bản pháp lý (Hiến pháp, các luật) mà còn phải được bảo đảm thực thi đầy đủ trên thực tế.

1.2. Trình tự, thủ tục thực hiện quyền khiếu nại của công dân

1.2.1. Cơ sở phát sinh quyền khiếu nại

Trong những năm qua, quận Thanh Xuân triển khai quá trình đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính, đầu tư chỉnh trang phát triển đô thị, an sinh xã hội, triển khai nhiều dự án lớn, phạm vi rộng, tạo điều kiện cho tốc độ đô thị hoá nhanh, liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, kiểm kê, bồi thường, tái định cư; đồng thời cũng là nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại của công dân có chiều hướng gia tăng về số lượng, nội dung và tính chất ngày càng phức tạp.

Hàng năm số lượng đơn khiếu nại, tố cáo thì ít còn đơn kiến nghị, phản ánh thì rất nhiều có nhiều nguyên nhân: do người dân khi làm đơn thường chưa phân biệt được đâu là khiếu nại, đâu là tố cáo, đâu là kiến nghị, phản ánh; do cấp huyện phải giải quyết nhiều sự vụ liên quan đến người dân; do


cán bộ tiếp dân một số nơi còn chưa thông thạo việc phân biệt đơn thế nào là khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Nhưng còn một nguyên nhân nữa là do cán bộ tiếp dân, tham mưu giải quyết đơn đã lợi dụng sự không hiểu biết pháp luật về khiếu nại của người dân, để khi người dân làm đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị nhưng không rõ về hình thức làm đơn thì..... đưa hết về dạng đơn là kiến nghị, phản ánh để quá trình tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các quận, huyện giải quyết thì áp dụng trình tự thủ tục đơn giản, có thể chỉ cần một công văn, thông báo trả lời mà không phải tuân thủ các trình tự, quy trình, thủ tục chặt chẽ về giải quyết đơn khiếu nại, giải quyết đơn tố cáo theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân phát sinh khiếu nại tại quận Thanh Xuân có nhiều, song tập trung lại có một số nguyên nhân chính như: cơ chế chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập, nhất là lĩnh vực đất đai, nhận thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế; do sự quản lý nhà nước về đất đai, đô thị của các đơn vị trực thuộc còn lỏng lẻo; cán bộ thi hành công vụ lợi dụng chức quyền, cố ý làm trái qui định của nhà nước; một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo năng lực chuyên môn nghiệp vụ yếu; trách nhiệm của người đứng đầu một số đơn vị còn chưa cao trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Khiếu nại hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; do đó hầu hết các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước đều quy định về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Tuy nhiên việc quy định về quyền khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước khác nhau, kể cả pháp luật về đất đai là lĩnh vực phát sinh nhiều

Bảo đảm quyền khiếu nại của công dân từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 4


khiếu nại nhất cũng chỉ đề cập đến nội dung, đối tượng bị khiếu nại; còn trình tự, thủ tục, cách thức khiếu nại và giải quyết khiếu nại đều dẫn chiếu đến các quy định trong Luật khiếu nại và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại.

Trách nhiệm, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền được pháp luật quy định cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác nhau, liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó. Đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, trách nhiệm, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại không những thuộc về người đứng đầu Uỷ ban nhân dân huyện mà còn thuộc về Thủ trưởng các ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính là Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được ban hành và sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, năm 2005) và đến năm 2011 là Luật khiếu nại. Sau khi Luật được ban hành, Chính phủ, các cấp, các ngành đã ban hành nhiều quy định, hướng dẫn. Căn cứ vào các văn bản này, hàng năm, các cấp, các ngành đã giải quyết hàng trăm nghìn vụ việc khiếu nại phát sinh trong các lĩnh vực. Thông qua giải quyết khiếu nại đã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; đồng thời phát hiện nhiều sơ hở trong công tác quản lý, từ đó có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đối với cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Trong quá trình quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức điều hành, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, chỉ đạo, đôn


đốc, đảm bảo để các cơ quan thực hiện đầy đủ và có kết quả, thực hiện đúng theo tinh thần pháp luật.

Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hiện nay được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, từ lĩnh vực xây dựng, kinh tế, tài chính, văn hóa, giao thông, đô thị… Song tựu chung lại, chủ yếu tập trung ở hai văn bản pháp luật chính là Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 và Luật Khiếu nại 2011.

Theo Khoản 5, Điều 106 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn: “Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn, chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn”[26, tr. 40].

Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 cũng quy định cơ sở pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại khoản 8 Điều 29 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện“ Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật” [27, tr. 19].

Điều 18, Luật Khiếu nại 2011 quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết .


1.2.2. Các thủ tục thực hiện quyền khiếu nại

Thủ tục khiếu nại là các bước để người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại của mình. Đây là một trong những nội dung có nhiều điểm mới so với Luật khiếu nại, tố cáo trước đây. Nếu như các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo trước đây không quy định rõ ràng về các bước để thực hiện việc khiếu nại mà được lồng ghép trong các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, điều này đôi khi gây khó khăn cho người khiếu nại khi thực hiện thì nay Luật khiếu nại đã khắc phục điểm bất cập này bằng việc quy định rất rõ ràng về trình tự này. Điều này làm cho việc thực hiện quyền của công dân trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể như sau:

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Như vậy, người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có quyết định hành chính, hành vi hành chính chính có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu. Quy định này tạo cơ hội cho cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính tự xem xét lại quyết định, hành vi của mình để trong trường hợp nhận thấy sai sót thì có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính. Mặt khác, quy định này cũng hợp lý xét dưới góc độ người giải quyết chính là cơ quan hoặc người đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính, do vậy sẽ hiểu rõ bản chất sự việc, điều này cũng mở ra khả năng việc giải quyết sẽ nhanh chóng và thấu tình đạt lý hơn, tiết kiệm thời gian và công sức cho người khiếu nại.

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được


giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Với những quy định như trên, có thể thấy rằng, trình tự khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại có nhiều điểm mới so với quy định trước đây theo hướng mở rộng sự lựa chọn phương thức bảo vệ quyền cho người khiếu nại. Nếu như trước đây, người khiếu nại buộc phải khiếu nại lần đầu đến


người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thì nay người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án ngay. Đồng thời, quyền khởi kiện ra Tòa này còn được đảm bảo trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Rõ ràng, đây là những thay đổi tích cực theo hướng dân chủ hơn, mở rộng quyền lựa chọn hình thức khiếu nại, bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại. Những thay đổi này cũng phù hợp với yêu cầu khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đảm bảo các quyết định hành chính, hành vi hành chính phải được xem xét bởi cơ quan tư pháp theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện bản đảm quyền khiếu nại của công dân

1.3.1. Yếu tố chính trị

Chế độ chính trị của quốc gia có ý nghĩa quyết định việc tổ chức chính quyền quản lý hành chính nhà nước. Chế độ chính trị được thiết kế quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đề cao trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung và quyền khiếu nại nói riêng thì sẽ bảo đảm quyền khiếu nại của người dân được thực hiện, việc giải quyết khiếu nại được khách quan, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Ngược lại, một chế độ chính trị không dân chủ, chuyên quyền, độc đoán, quyền con người, quyền công dân không được đảm bảo thì quyền khiếu nại cũng sẽ bị “tước đoạt”; việc giải quyết khiếu nại cũng sẽ bị bóp méo, không khách quan, sai sự thật….


1.3.2. Yếu tố pháp luật

Pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyền khiếu nại hành chính của công dân. Giải quyết khiếu nại muốn đạt hiệu quả cao, trước hết pháp luật hành chính phải phù hợp với hệ thống pháp luật chung và nội tại không chồng chéo, mâu thuẫn nhau; các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại phải chặt chẽ, quy định rõ thẩm quyền trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong giải quyết khiếu nại; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền khiếu nại của công dân. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, mâu thuẫn nhau, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết khiếu nại, nhất là việc giải quyết khiếu nại liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đô thị, tài chính…

Trong một thời gian dài, các quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của nước ta có sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn về thời hiệu khiếu nại, khiếu kiện lần 2 giữa Luật khiếu nại, tố cáo và các luật khác như Luật đất đai 2003, Luật lao động; dẫn tới việc áp dụng trên thực tế có nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại. Hiện nay, cùng với việc ban hành Luật khiếu nại năm 2011, Luật đất đai năm 2013 và sửa đổi, bổ sung, ban hành một số văn bản pháp luật mới liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu nại; hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại của nước ta đã cơ bản đầy đủ.

1.3.3. Yếu tố kinh tế

Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng làm nảy sinh nhiều khiếu nại, tranh chấp. Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành là một nguyên nhân dẫn đến nhiều đơn thư tố cáo đối với cán bộ, đảng viên. Trong thời gian tới, khi Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí