ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HOÀI PHƯƠNG
BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - QUA THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG MINH TUẤN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hoài Phương
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về quyền công dân7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quyền công dân 7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm quyền công dân 11
1.1.3. Phân loại quyền công dân 15
1.2. Những vấn đề cơ bản trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 17
1.2.1. Khái niệm xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 17
1.2.2. Trình tự xét xử vụ án hôn nhân và gia đình tại TAND cấp thành phố
trực thuộc trung ương 19
1.3. Những vấ n đề lý luân
chung về b ảo đảm quyền công dân trong
hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 22
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm bảo đảm quyền công dân trong hoạt động
xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 22
1.3.2. Nội dung bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án
hôn nhân và gia đình 24
1.3.3. Các yếu tố bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ
án hôn nhân và gia đình 32
1.3.4. Ý nghĩa, vai trò bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các
vụ án hôn nhân và gia đình 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 38
2.1. Khái quát chung về đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội và
TAND thành phố Hà Nội 38
2.1.1. Đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 38
2.1.2. Vị trí, vai trò của TAND thành phố Hà Nội 41
2.2. Những ưu điểm về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét
xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội 44
2.2.1. Tình hình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND
thành phố Hà Nội 44
2.2.2. Công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức và kiểm tra 52
2.2.3. Những kết quả đạt được về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố
Hà Nội 55
2.3. Những hạn chế về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét
xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội 74
2.4. Nguyên nhân hạn chế về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành
phố Hà Nội 79
KẾT LUẬT CHƯƠNG 2 84
Chương 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT
XỬ CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 85
3.1. Yêu cầu tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động
xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 85
3.1.1. Yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng 85
3.1.2. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân 87
3.1.3. Yêu cầu cải cách tư pháp 88
3.2. Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền công dân trong hoạt động
xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình 89
3.2.1. Giải pháp chung 89
3.2.2. Giải pháp riêng 101
3.3. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án
hôn nhân và gia đình 108
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa | |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
TAND | Tòa án nhân dân |
UBND | Ủy ban nhân dân |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 2
- Những Vấn Đề Cơ Bản Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Trình Tự Xét Xử Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Tại Tand Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG | ||
Số hiệu bảng | Tên bảng | Trang |
Bảng 2.1: | Kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội (từ năm 2011 - 2013) | 45 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền công dân là một trong những vấn đề thiêng liêng, cơ bản của bất cứ quốc gia nào. Quyền công dân phải được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của mà bất cứ quốc gia nào cũng phải thực hiện.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, điều đó đã được thể chế tại Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013): “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” [2518, Điều 2].
Một trong những tiêu chí rất quan trọng của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm cao nhất quyền công dân trong mọi hoạt động của Nhà nước trong đó có hoạt động xét xử của Tòa án. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc bảo đảm quyền công dân trên tất cả mọi mặt nói chung và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử của Tòa án trong đó có hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình.
Thực tế hoạt động xét xử của ngành TAND trong những năm gần đây đã cho thấy các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp, do vậy việc nhận thức và vận dụng pháp luật để giải quyết loại tranh chấp này cũng như đảm bảo quyền công dân trong hoạt động xét xử cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của các Thẩm phán và cán bộ ngành Tòa án, việc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như pháp luật về tố tụng dân sự và đảm bảo quyền công dân trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần giải quyết kịp thời các mâu thuẫn bất hòa trong quan hệ hôn nhân, bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời góp phần làm ổn định chính trị, trật tự an