Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang - 14

khác tại phiên toà; trong việc phát hiện những bản án, quyết định của Toà án có sai lầm để kịp thời đề xuất kháng nghị.

3.3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát

3.3.3.1. Đổi mới nội dung và phương pháp thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự

Nâng cao chất lượng khởi tố vụ án hình sự, thực hiện có hiệu quả các biện pháp THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự VKS phải phối hợp chặt chẽ với CQĐT nắm chắc, phân loại chính xác tin báo, tố giác về tội phạm, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hơn nữa chất lượng phân loại xử lý; theo dòi, đôn đốc việc xác minh, giải quyết của CQĐT, chấp hành đúng quy định tại Điều 103 BLTTHS. Thận trọng, không chấp nhận việc khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án không có căn cứ và trái pháp luật; yêu cầu khởi tố bị can khi đã có đủ căn cứ phạm tội, từ chối phê chuẩn quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là các biện pháp tạm thời hạn chế quyền tự do, dân chủ của công dân, của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Bám sát các hoạt động điều tra, chủ động nắm bắt diễn biến quá trình điều tra để kịp thời đề ra yêu cầu điều tra đúng sát với các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, đặc biệt là khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét và hỏi cung bị can. Khi xét thấy cần thiết KSV có thể trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị hại, người làm chứng để đảm bảo việc xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nâng cao chất lượng THQCT tại phiên tòa. Đổi mới việc THQCT tại các phiên toà xét xử theo hướng nâng cao tính độc lập, chủ động và trách nhiệm của KSV trong xét hỏi, luận tội, tranh tụng với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà; trong việc phát hiện những bản án, quyết định

của Toà án có sai lầm để kịp thời báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị để Toà án cấp trên xem xét lại vụ án.

Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong việc tổ chức thực hiện quyền công tố. Để đảm bảo nguyên tắc tập trung, lãnh đạo thống nhất trong ngành đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS và các quy chế nghiệp vụ của ngành. Việc kiểm tra, hướng dẫn phải được làm thường xuyên, thông qua công tác kiểm tra sẽ nắm được chất lượng hoạt động nghiệp vụ, kịp thời phát hiện những sai sót để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh.

3.3.3.2. Sắp xếp tổ chức, cán bộ, bố trí những Kiểm sát viên có năng lực nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người trong quá trình thực hành quyền công tố

Các văn kiện của Đảng, đặc biệt là nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã nêu rò việc đổi mới công tác cán bộ là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng để VKS làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém". Trong những năm qua, công tác tổ chức và cán bộ của ngành đã có những tiến bộ đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Cần phải thực hiện các giải pháp triệt để, đồng bộ để nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, KSV, ĐTV. Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ chính trị đã đánh giá: "Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức".

Nhận thấy tầm quan trọng về nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, quyết định đến chất lượng của công tác THQCT. Những năm gần đây VKSND tỉnh Hà Giang quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng THQCT cho KSV làm khâu công tác này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, công tác THQCT nhằm bảo đảm QCN trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn bộ lộ nhiều tồn tại cần khắc phục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Để khắc phục tình trạng trên trong thời gian tới VKSND tỉnh Hà Giang theo chúng tôi cần có những biện pháp sau:

- Cần phải tăng cường cán bộ, KSV thực sự có năng lực cho khâu công tác này. Rà soát lại đội ngũ cán bộ, KSV là công tác THQCT để sắp xếp, điều động hợp lý không làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Cần đổi mới theo hướng tăng cường cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn, phù hợp cho công tác THQC. Để có được một đội ngũ cán bộ làm công tác THQCT có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, VKSND tỉnh Hà Giang phải làm tốt công tác quản lý và rèn luyện cán bộ. Trước hết cần xác định rò các yêu cầu và mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV của từng đơn vị; sắp xếp, bố trí từng người, đúng việc nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của từng cán bộ, KSV; kịp thời phát hiện những cán bộ, KSV có biểu hiện tiêu cực vi phạm quy chế nghiệp vụ để uốn nắn và kịp thời xử lý nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, KSV làm sao để mỗi cán bộ, KSV luôn "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn" như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Bảo đảm quyền con người trong thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân Trên cơ sở số liệu tại địa bàn tỉnh Hà Giang - 14

- Công tác đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV cần được quan tâm hơn nữa. Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, KSV khi cử đi học để học yên tâm học tập và công tác. Thường xuyên cử KSV đi tập huấn các lớp nghiệp vụ do VKSNDTC tổ chức. Việc tập huấn theo chuyên đề này nhằm nâng cao nghiệp vụ THQCT và kiểm sát điều tra cho các KSV. Những chuyên đề đó trong công tác THQCT, tập hợp kinh nghiệm, đúc rút những bài học và quán triệt

trong toàn ngành. Ví dụ: các chuyên đề giải quyết án đình chỉ, chuyên đề khắc phục tình trạng trả hồ sơ giữa các Cơ quan THTT hình sự hoặc các kỹ năng THQCT đối với một số loại tội tham nhũng, giết người, ma túy, mua bán người, tăng cường về các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bổi thường thiệt hại cho người bị oan trong TTHS. Đây là một trong những hoạt động cần thiết góp phần đảm bảo QCN trong hoạt động công tố của VKSND tỉnh Hà Giang.

- Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, KSV, VKSND tỉnh Hà Giang còn phải chú trọng đến đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ nhất là những cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ. Công tác quy hoạch cán bộ cần được làm thường xuyên nhằm tạo nguồn nhân lực cho việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt cũng như về lâu dài, đảm bảo tính liên tục và kế thừa, khắc phục tình trạng thiếu hụt. Vì vậy, phải hết sức coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch, trước hết là lực lượng cán bộ, KSV trẻ cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, KSV cho từng chức danh, lấy tiêu chuẩn này làm cơ sở để quản lý đào tạo và thực hiện chính sách cán bộ. Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm một cách khách quan, toàn diện; chú trọng cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn.

KẾT LUẬN


Luận văn khái quát quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo đảm QCN của VKS trong hoạt động công tố của VKS. Mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu đề xuất phương hướng, nội dung hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm QCN trong TTHS thông qua hoạt động công tố của VKS là bảo đảm các quyền của người tham gia tố tụng, bảo đảm những quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan THTT, người THTT... Thông qua các quy định của pháp luật TTHS, bảo đảm QCN thông qua hoạt động công tố của VKS quyền của những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được xác định đầy đủ, chính xác và có cơ chế đảm bảo các quyền đó được thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm qua từ góc độ đảm bảo QCN thì những quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thông qua hoạt động công tố của VKS vẫn còn tình trạng bắt, tạm giữ, tạm giam trái pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt tội phạm mà điển hình là vụ Nguyễn Thanh Chấn trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vừa đươc gây chấn động cả nước được trả tự do sau hơn 10 năm thụ án; vụ án của anh Nguyễn Minh Hùng trú tại Tây Ninh được rửa oan sau hai lần bị tuyên tử hình vì bị cáo vận chuyển 25 bánh heroin, sau hơn 4 năm kêu cứu, anh may mắn thoát tội chết khi kẻ cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy phản cung. Trước đó, người này đã "khai bừa" khiến anh Hùng bị liên lụy, gia đình điêu đứng... Những nguyên nhân dẫn đến oan sai phần lớn do các quy định của pháp luật TTHS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế, các quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa đầy đủ, thiếu sự bình đẳng... Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trong cơ quan THTT còn hạn chế trong đó có VKS vì vậy dẫn đến tình trạng chưa phát huy được hết tinh thần trách nhiệm và ý thức trong việc đảm bảo quyền con người trong các giai đoạn tố tụng dẫn đến oan sai, bắt oan không đúng trình

tự...Dựa trên những phân tích thực trạng hạn chế bất cập của pháp luật TTHS trong việc bảo đảm QCN trong hoạt động công tố của VKS trên cơ sở số liệu của VKSND tỉnh Hà Giang thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật TTHS theo hướng kế thừa và phát triển những nhân tố hợp lý trong việc bảo QCN đặc biệt hơn là cần tăng cường thẩm quyền cho VKS, sửa đổi, bổ sung những nội dung của luật TTHS không còn phù hợp với hiện tại, với yêu cầu cải cách tư pháp. Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, tránh lạm quyền..., xây dựng đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát đồng bộ, toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực để đạt hiệu quả cao trong công việc xứng đáng với lời Bác Hồ dạy cán bộ, KSV: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn". Như vậy, trong quá trình THQCT, QCN mới được đảm bảo một cách toàn diện, tránh oan sai.

Vấn đề bảo đảm QCN trong hoạt động công tố là một đề tài thật sự khá nhạy cảm và phức tạp. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, khảo sát thực tế. Đồng thời nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, tận tụy của giáo viên hướng dẫn. Nhưng luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để đề tài này được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng việt

1. Lê Cảm (2001), "Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố (nhìn từ góc độ nhà nước pháp quyền", Khoa học pháp lý, (4).

2. Lê Cảm (2006), “Những vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, Tòa án nhân dân, (11).

3. Lê Cảm (2007), Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB Tư pháp, Hà Nội.

4. Lê Cảm (2011), Pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga với việc bảo vệ các quyền con người, Hà Nội.

5. Đặng Công Cường (2013), “Hoàn thiện chế định bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự thông qua hoạt động xét xử của Tòa án”, Kiểm sát, (23).

6. Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, (23).

7. Nguyễn Ngọc Chí (2011),“Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con người”, Đề tài nghiên cứu khoa học nhóm B, ĐHQG Hà Nội, mã số NQ.10-04.

8. Nguyễn Ngọc Chí (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,

NXBĐHQG HN, Hà Nội.

9. Chính phủ (1998), Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm Ban hành về quy chế tạm giữ, tạm giam, Hà Nội .

10. Chính phủ (2011), Nghị định 09/2011/NĐ-CP của chính phủ: Sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Hà Nội.

11. Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (2010), Nghiên cứu vê quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam.

12. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2010), Báo cáo quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội.

13. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2013), Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định pháp luật Việt nam về các quyền dân sự, chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên) (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Minh Đạo (2012), “Kiểm sát các hoạt động tư pháp - chức năng quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân”, Kiểm sát, (10).

16. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

17. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

18. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1984), Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục khác.

19. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

20. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1990), Các quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị (khỏa IX) về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 02/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí