Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGÔ THỊ THANH


BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ


Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VĂN ĐỘ


HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Ngô Thị Thanh


MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 6

1.1. ..................... Yêu cầu bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự 6

1.2. Các quyền con người có thể bị tác động trong TTHS 9

1.2.1. Quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện 9

1.2.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn

bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục 12

1.2.3. Quyền được xét xử nhanh chóng, không bị trì hoãn 14

1.2.4. Quyền được xét xử công bằng 16

Chương 2: BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ 18

2.1. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình

sự theo Pháp luật Việt Nam 18

2.1.1. Theo Hiến pháp 1992 18

2.1.2. Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 20

2.2. Một số quy định của Luật Nhân quyền Quốc tế về bảo đảm

quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự45

2.2.1. Quy định về quyền của người bị cáo buộc hình sự 46

2.2.2. Cơ chế bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án

hình sự theo Luật nhân quyền quốc tế 48

Chương 3: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ BẢO ĐẢM QUYỀN

CON NGƯỜI TRONG XÉT XỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 52

3.1. Một số tồn tại trong xét xử vụ án hình sự 52

3.1.1. Sự độc lập của Tòa án còn hạn chế 52

3.1.2. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo chưa được bảo

đảm triệt để 55

3.1.3. Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội còn nhiều bất cập 56

3.1.4. Tình trạng tồn đọng án, án quá hạn luật định: 57

3.1.5. Tình trạng bắt, giam giữ người tùy tiện còn tồn tại 58

3.1.6. Tình trạng tạm giam kéo dài, thời hạn không rò ràng 58

3.1.7. Xét xử oan sai 59

3.2. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét

xử ở Việt Nam hiện nay 61

3.2.1. Tăng cường giáo dục về quyền con người cho cán bộ hoạt động tư

pháp 61

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt

động xét xử 61

3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố

tụng, đặc biệt là Tòa án 73

3.4. Triển khai việc thành lập Cơ quan nhân quyền Quốc gia Việt

Nam 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



BLHS : BLTTHS : TAND : TANDTC : TTHS : VKS : VKSND : VKSNDTC : HĐXX :

CQĐT :

Bộ luật hình sự


Bộ luật tố tụng hình sự Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân Tối cao Tố tụng hình sự

Viện kiểm sát


Viện kiểm sát nhân dân


Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Hội đồng xét xử

Cơ quan điều tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự - 1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là giá trị mang tính phổ biến chung của nhân loại, là kết quả của quá trình đấu tranh, phát triển lâu dài của tất cả các dân tộc, nhân dân trên toàn thế giới. Được thúc đẩy từ năm 1945 kể từ khi thành lập Liên Hợp Quốc, quyền con người thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận và có sự tác động mạnh mẽ tới các quan hệ chính trị, pháp lý, xã hội ở tất cả các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nó không chỉ là nhận thức, là quan điểm mà hữu hình bằng các quy phạm pháp lý được các quốc gia thừa nhận chung, phản ánh quy luật và hướng tất yếu của xã hội loài người cũng như sự hình thành các cơ chế bảo đảm để quyền con người được thực thi trên thực tế.

Tại Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Việt Nam luôn tích cực tham gia các Điều ước và hoạt động về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Chỉ thị 12/TW của Ban Bí Thư, ngày 12/7/1992 khẳng định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại”.

Do đó chúng ta cần phải bảo vệ thành quả này trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực TTHS. Việc bảo vệ quyền con người trong TTHS có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trong lĩnh vực này, quyền con người dễ bị xâm phạm, dễ bị tổn thương và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vật chất, thể chất lẫn tinh thần. Trong các chủ thể của hoạt động TTHS thì Tòa án giữ vai trò quan trọng. Đảng đã khẳng định khâu trọng tâm của chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 là cải cách hệ thống TAND: “Trung tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND” và „„xét xử là trọng tâm” (Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Trị). Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (tháng 4/2006) cũng đã chỉ rò sự cần thiết phải xây dựng cơ chế tài phán đối với những vi phạm

nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền con người bằng nhánh quyền Tư pháp. Đại Hội Đảng lần thứ XI (tháng 01/2011) cũng đã khẳng định tính cấp thiết của việc xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, việc thực hiện các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quan điểm này của Đảng là hoàn toàn đúng đắn vì trong bất kỳ một Nhà nước pháp quyền nào quyền tư pháp (mà đại diện là Tòa án) phải được coi là trung tâm và là hệ thống cấu thành quan trọng của bộ máy quyền lực Nhà nước để bảo vệ. Thực tiễn cho thấy, hàng năm Tòa án đã xét xử hàng chục nghìn vụ án trong đó có nhiều vụ án lớn (Rusalka Khánh Hòa, Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, PMU 18, Thiên Lợi Hòa, Phương Ninh Hột, VinaShin...). Các vụ án đó được xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng người, đúng tội, tạo cho nhân dân niềm tin vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là tình trạng xét xử oan (vụ án Vườn Điều ở Bình Thuận, vụ Nguyễn Minh Hùng hai lần bị tuyên án tử hình, vụ án con trâu ở Yên Bái...). Qua các vụ án oan, một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy là luôn có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tiến hành tố tụng, kết luận vụ án luôn là kết quả của sự truy xét qua áp đặt chủ quan của người tiến hành tố tụng, có dấu hiệu mớm cung, bức cung trong quá trình điều tra (song hầu như không chứng minh được hoặc không được Hội đồng xét xử xem xét). Hậu quả để lại của những vụ án đó, theo tác giả là không bao giờ khắc phục được. Tuy rằng Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về bồi thường oan sai trong hoạt động TTHS và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (2009) đã phần nào khắc phục được những sai lầm do những người tiến hành tố tụng gây ra nhưng nó không giải quyết được mọi chuyện. Thực tế số người bị làm oan, bị làm sai trong quá trình TTHS được bồi thường theo Luật cũng chưa đáng là bao. Và việc bồi thường đó, không bao giờ tương xứng với những gì mà những người bị oan, bị sai đã phải gánh chịu. Do đó, tác giả nghĩ rằng, để tránh oan sai trong TTHS, Tòa án cần phải có hoạt động xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có như vậy thì quyền con người mới được đảm bảo.

Xét xử vụ án hình sự là chức năng quan trọng nhất của Tòa án, là giai đoạn quyết định của toàn bộ quá trình TTHS. Trong giai đoạn này, Tòa án áp dụng các

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí