Mẫu Biểu Đồ Đánh Giá Thời Lượng Phát Sóng Bất Cập Trong Xây Dựng Ntm.

của các địa phương về công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng NTM qua đó tuyên truyền cho người dân của địa phương mình hiểu được mục tiêu chính sách đúng đắng của Đảng và Nhà nước. Thông qua nhiều cuộc họp bàn với dân, tôi cũng đưa ra ý kiến cho nông dân về xem các chương trình phát sóng về phong trào xây dựng NTM của những địa phương khác trong huyện để người dân thấy được lợi ích và cùng chia sẻ khó khăn với lãnh đạo địa phương.

6. Ông Hoàng Văn Đông- Trưởng thôn Tân phong 3- xã Phong Vân- Ba Vì: là một trong những tấm gương của nông dân về góp tiền xây dựng NTM, ông đã vận động anh, họ hàng, gia đình ủng hộ 300 triệu đồng cho chương trình xây dựng NTM tại xã cho hay. Khi xem các chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” trên Đài PT-TH Hà Nội cho thấy, sự sáng tạo của đài trong việc đưa thông tin, dù phát sóng 20 phút, nhưng không để cho người xem nhàm chán, vì ngoài 2 bài phóng sự viết về nông nghiệp và xây dựng NTM ở một địa phương nào đó, chuyên đề đã kèm theo 2-3 tin phản ánh về cùng nội dung nhưng cách tuyên truyền khác nhau, kèm theo lồng hình ảnh của các địa phương đang thực hiện NTM, tạo hứng thú cho các người xem. Đặc biệt, đối với những xã làm tốt xây dựng NTM, khi xem chương trình này sẽ tạo động lực cho người dân hay hái hơn với việc xây dựng NTM của địa phương từ đó góp sức người, sức của vào xây dựng NTM rại quê hương mình.

7. Ông Nguyễn Trí Thức trưởng thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa: các bài phóng sự, tin trong chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” trên Đài PT-TH Hà Nội đã mang lại luồng gió mới cho các địa phương khi xây dựng NTM. Đặc biệt, ngoài tuyên truyền những thành tích trong xây dựng NTM, Đài cũng đưa ra những bất cập nhất là về công tác DĐĐT ở một số địa phương làm cơ sở cho tôi khi vận động, thuyết phục nông dân thực hiện DĐĐT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập. Do đó, năm 2010 là môt trong 43 xã nghèo của thành phố nhờ sự quyết tâm cao và sự vào cuộc tích cực của đảng ủy, chính quyền và nhân dân nên năm 2015 Đông Lỗ đã vươn lên và

cán đích NTM với 19 tiêu chí được hoàn thiện. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

Phân tích phiếu điều tra xã hội học đánh giá thời lượng phát sóng trên Đài PT-TH Hà Nội về bất cập trong xây dựng NTM

Biểu đồ 2 3 Mẫu biểu đồ đánh giá thời lượng phát sóng bất cập trong xây 1

Biểu đồ 2.3. Mẫu biểu đồ đánh giá thời lượng phát sóng bất cập trong xây dựng NTM.

Qua biểu đồ cho thấy, khán thính giả đánh giá thời lượng phát sóng các bài phóng sự về bất cập trong xây dựng NTM trên Đài PT-TH Hà Nội với thời lượng vừa phải.

2.4.3. Về hình thức tuyên truyền.

-Hình thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Theo từ điển Tiếng việt, hình thức là “Toàn thể nói chung những già lầmthnfh bề mặt của sự vật, chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung” (37). Vì vậy, hình thức chuyển tải thông tin về NTM là cái bề ngoài, cách thức thể hiện tác phẩm trên báo in ở mỗi cấp độ, hình thức là yếu tố quyết định đến chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền. Nhìn chung, mỗi cơ quan báo chí có cách thức thể hiện riêng khác nhau, mang đặc trưng riêng, nhưng vẫn bảo đảm tính thực tiễn, sáng tạo, đấu tranh của báo chí.

Đặc điểm hình thức của 2 tờ báo

* Báo Hànộimới

Từ thời điểm tháng 8 năm 2008 trở về trước, báo Hà nội mới bố trí trang 3 là trang kinh tế, ngoại trừ các sự kiện, vấn đề thời sự liên quan được đăng trải trên trang 1, trang 7 và trang 2 thì nội dung tuyên truyền về nông nghiệp thường được đăng trên trang kinh tế.

Từ ngày 1-8-2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Báo Hànộimới đã thành lập một Ban Nông nghiệp nông thôn với 13 cán bộ, phóng viên trực tiếp viết về nông nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2011 khi có Chương trình xây dựng NTM của Thành ủy Hà Nội, báo đã phối hợp trực tiếp với Ban chỉ đạo Chương trình 02 thành phố ra một chuyên trang về xây dựng NTM Hà Nội, 1 tháng 4 số, đến năm 2013 xuống còn 2 trang/1 tháng. Ngoài trang chuyên đề về xây dựng NTM, trong 1 tháng báo còn 2 trang chuyên viết về mảng nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Từng trang được bố trí 1 bài đinh, 2 bài phụ, gồm 5-6 tin viết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chuyên mục nhà nông cần biết. Riêng trang NTM bố trí 3 bài gồm 1 bài chính, 2 bài phụ và chùm tin viết về mảng NTM từ Thành phố tới các huyện, thị xã.

Bài chính có dung lượng khoảng 1.000 chữ, bài phụ từ 600-800 chữ, các bài viết chủ yếu thuộc nhóm thể loại phản ánh, phỏng vấn chuyên gia; các bài nêu về gương người tốt việc tốt thể hiện dưới dạng bài ký chân dung. Tin thường có dung lượng chữ từ 150-280 chữ. Bài cho chuyên mục thường từ 300-450 chữ. Trang 1 của bài thường có chuyên mục Luận bàn và Hành động, hoặc Suy ngẫm đầu tuần, sử dụng bài viết chính luận về những vấn đề nóng của xã hội liên quan tới nhiều người. Tuy nhiên, khi bài viết về xây dựng NTM có nhiều điểm nóng, với mục đích mang tính định hướng dư luận hoặc viết loạt bài về NTM, thì báo cũng thường xuyên đăng tải ở bài đinh trang 1.

Đài PT-TH Hà Nội

Khác với thể loại báo in, Đài PT-TH Hà Nội là báo hình, nên các thông tin phản ánh về kinh tế, chính trị, xã hội được phản ánh trên các kênh truyền hình, các kênh phát thanh, hệ thống truyền hình cáp, báo điện tử, tạp chí truyền hình. Đặc biệt, để tuyên truyền về NTM, Đài đã ra chuyên đề “nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” và chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” trên kênh 2 và các tin về NTM, nông nghiệp được phát sóng trên kênh 1 vào khung thời sự của Đài.

Khảo sát hình thức chuyển tải nội dung của 2 cơ quan báo

Thể loại:

Trên thực tế, việc phân chia thể loại báo chí rất khó rạch ròi do tình trạng giao thoa giữa các thể loại báo chí. Khảo sát trên 2 tờ báo Hànộimới và Đài PT-TH Hà Nội cho thấy các tác phẩm tuyên truyền sử dụng rất đa dạng và phong phú nhiều thể loại khác nhau cho phù hợp với đòi hỏi của độc giả.

Khảo sát trong thời gian 3 năm từ 2013 đến 2015 những tác phẩm tuyên truyền về xây dựng NTM trên 2 báo Hànộimới và Đài PT-TH Hà Nội xuất hiện với tần suất nhiều nhất là tin, bài phản ánh, bài phỏng vấn, ký chân dung, bài phóng sự. Nhìn chung các thể loại sử dụng trong bài báo đều phù hợp với độc giả, thông tin chính xác, tin cậy, dễ hiểu, cô đọng nhất là đối với khu vực nông thôn.

Thể loại tin:

Đóng vai trò quan trọng trong trang báo, để truyền tải được nội dung đến độc giả thì tin phải viết ngắn ngọn, dễ hiểu, xúc tích, nêu các vấn đề cần thiết, quan trọng lên trên. Khảo sát ở 2 cơ quan báo đều cho thấy thể loại tin chiếm tỷ lệ cao nhất, với số lượng khoảng 60-70% số tác phẩm bài chỉ chiếm khoảng 20% nhưng lại chiếm tới 50% diện tích của trang báo, còn lại là các thông tin khác. Về dung lượng tin chỉ từ 120-300 chữ, khoảng năm 2013 báo Hànộimới thường có chùm tin vắn, mỗi tin khoảng 70 chữ, nhưng đến năm

2014 hầu như không đăng tin vắn về mảng nông nghiệp nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Tác phẩm báo chí nào, dù ngắn hay dài, đều có mục đích trả lời đúng, kịp thời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn truyền đạt và người tiếp nhận (công chúng) muốn biết. Đó là các câu hỏi 5W+H. Tin phải mang tính thời sự, tính chính xác, cụ thể, trực tiếp, công bằng, mỗi câu chuyện đều có hai mặt, và đôi khi nhiều hơn hai.

Nhiệm vụ của nhà báo là phải đưa ra nhiều quan niệm khác nhau. Nhà báo phải luôn luôn cố gắng để càng khách quan, càng tốt. Nghĩa là nhà báo không đưa ra ý kiến cá nhân trong bản tin, hoặc là cố gắng đưa tin theo chiều hướng thuyết phục độc giả. Ngôn ngữ tin tức phải đơn giản, rõ ràng, nhà báo viết để thông tin, chứ không phải viết để gây ấn tượng và phải bảo đảm tin chân thật.

Về nội dung với ưu thế nhanh, ngắn ngọn, dễ hiểu nên tin cung cấp cho bạn đọc nhiều vấn đề của liên quan tới mảng xây dựng NTM. Thông tin qua đó giúp cho bạn đọc hình dung về số lượng đầu tư của thành phố cho chương trình xây dựng NTM như thế nào. Phấn đấu hoàn thành mô hình xã điểm NTM trong năm 2014 (báo Hànộimới ra ngày 31-5-2013). Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh-Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chuwong trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vừa yêu cầu Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố có xã điểm xây dựng kế hoạch chi tiết để hoàn thành mô hình NTM các xã điểm. Năm 2009 Ban Bí thư Trung ươgn Đảng đã chọn 11 xã trên cả nước để chỉ đạo thí điểm triển khai xây dựng NTM. Đến nay, mới có 9/11 xã điểm cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM, còn 2 xã Thanh Châu (Điện Biên) và Hải Đường (Nam Định) chưa hoàn thành. Phó Thủ tướng yêu cầu 2 xã chưa đạt cần tiếp tục vận động sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, kết hợp lồng ghép các nguồn lực, bảo đảm hoàn thành các tiêu chí chưa đạt, củng cố các tiêu chí đã đạt chuẩn, nhất là tiêu chí về phát triển sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế xã. Phó Thủ tướng giao cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì

phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án bổ sung, ngân sách Trung ươgn năm 2013 và năm 2014 để hỗ trợ các xã này hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo kế hoạch, phấn đấu hết năm 2014 toàn bộ 11 xã điểm đạt chuẩn NTM.

Đài PT-TH Hà Nội phát tin ra ngày 6-12-2014: Hà Nội sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình 02. Sáng 7/2, Thành ủy Hà Nội tổ chức sơ kết 4 năm thực hiện chương trình 02 của Thành ủy về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” giai đoạn 2011

– 2015. Sau 4 năm thực hiện chương trình, thành phố Hà Nội đã có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 30% tổng số xã của thành phố. Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2014 đạt 28,6 triệu đồng/người, tăng 14,6 triệu đồng so với năm 2011. Nông thôn không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 11,25% năm 2011, đến nay xuống còn 2,89%. Tuy nhiên, quá trình xây dựng NTM của thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế: số xã hoàn thành nông thôn mới ở các huyện chưa đồng đều, nhiều huyện đạt tỷ lệ thấp dưới 15% như Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì, Mỹ Đức…

Qua đây có thể thấy, các tin trên 2 cơ quan báo chí viết về xây dựng NTM thường mang tính chất thông báo, đưa các số liệu cụ thể cho độc giả dễ hiểu hơn về quá trình xây dựng NTM hiện nay ra sao. Đồng thời, qua đó để cho các nhà quản lý từ Trung ương xuống cơ sở thấy được quá trình triển khai NTM đang ở giai đoạn nào, những khó khăn để kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo.

Thể loại bài phản ánh.

Bải phản ánh được sử dụng phổ biến và chiếm diện tích nhiều nhất trong các tác phẩm báo chí đăng ở báo Hànộimới. Lượng thông tin trong bài phản ánh giúp cho công chúng nhìn nhận sự kiện, vấn đề, hiện tượng một

cách tổng thể như một bức tranh toàn cảnh.Qua các bài phản ánh, công chúng không chỉ đơn thuần là nhận diện mà còn có thể thấy được những bình diện khác nhau, những mối quan hệ ẩn và các góc khuất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Ngôn ngữ của dạng bài phản ánh có sự chính xác, trực tiếp của ngôn ngữ thông tấn, tính nghiêm túc, chặt chẽ của ngôn ngữ chính luận và sự mềm mại cảm xúc của ngôn ngữ ký...Khảo sát khoảng 300 bài báo viết về NTM trên báo Hànộimới cho thấy, bài phản ánh chiếm tới 70%, phỏng vấn chỉ chỉ chiếm khoảng 9% còn lại là các bài ký chân dung viết về gương người tốt, việc tốt hoặc gương điển hình trong xây dựng NTM.

Bài phản ánh về sự việc, sự kiện, thường chiếm một lượng nhỏ khoảng 15% so với các bài phản ánh khác trong các tác phẩm. Nhìn chung các bài phản ánh ở dạng này, tác giả thường đưa các vấn đề sự việc chung chung, thông tin mang tính tiến độ hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ như ngày 31-5- 2013 có bài: Kinh nghiệm làm đường siêu rẻ ở Đan Phượng hay như bài ra ngày 7-3-2014: Nỗ lực đưa chương trình 02 về đích. Chỉ cần đọc qua tít bài cũng đã cho độc giả thấy được nội dung của các bài phản ánh chủ yếu nêu lên các vấn đề sự kiện, thông tin mang tính chất tiến độ.

Bài phản ánh vấn đề đây là thể loại bài chiếm tỷ lệ tương đối nhiều khoảng 65% trong trang báo viết về NTM của báo Hànộimới. Theo bố trí kết cấu của trang gồm 3 bài nhưng bài đinh và bài phụ 1 phải là bài có vấn đề, phản ánh mang tính vấn đề thể hiện cái được và cái chưa được của cơ sở khi thực hiện xây dựng NTM. Ví dụ ngày 20-9-2013 có bài: Ba Vì gian nan xây dựng NTM, ngày 15-11-2013 có bài: Huy động nguồn vốn lồng ghép: Nhiều nơi vẫn giậm chân tại chỗ. Ngày 21-2-1014 có bài: Xây dựng NTM để không là lớp vỏ ngoài. Ngày 18-4 có Loạt bài: Xây dựng NTM Hà Nội: Nhiều tiêu chí khó hoàn thành… Qua các bài phản ánh này giúp cho độc giả có cái nhìn đa chiều hơn về mọi vấn đề của chương trình xây dựng NTM. Từ những vướng mắc ở cơ sở giúp cho các nhà quản lý hiểu hơn để điều chỉnh.

Qua đây có thể thấy, các bài phản ánh dù không phải là tác phẩm báo chí nhưng bài phản ánh vẫn thể hiện đầy đủ những tiêu chí của một tác phẩm báo chí. Nội dung của các bài phản ánh nêu lên cuộc sống hiện thực đời sống của xã hội, nhằm đánh động dư luận xã hội về vấn đề cần phản ánh; nó có thể biểu dương cuộc sống hiện thực của xã hội nhưng đồng thời nó cũng có thể phê phán một vấn đề nào đó của hiện thực xã hội. Về hình thức bài phản ánh thường ngắn gọn, kết cấu gắn liền với sự thật, xuất phát từ sự thật, ngôn ngữ linh hoạt, sinh động, gắn với đời sống nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin tới độc giả.

Thể loại phóng sự:

Được sử dụng hầu hết trong các chuyên mục, chuyên đề đăng trên Đài PT- TH Hà Nội. Yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả năng thông tin nhanh chóng về một sự kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện. Dựa vào đặc điểm này của phóng sự nhằm đưa thông tin nhanh tới độc giả, các chuyên mục và chuyên đề của Đài PT-TH Hà Nội sử dụng ưu thế này một cách triệt để. Khảo sát 200 bài phát sóng trên Đài thì thể loại phóng sự chiếm tới 90%. Phóng sự ra ngày 2-8-2013, có bài: Xã Liên Hà – huyện Đan Phượng xây dựng NTM. Phóng sự ra ngày 10-10-2013, có bài: Tư duy mới trong sản xuất nông nghiệp ở Sóc Sơn từ sau khi DĐĐT. Phóng sự ra ngày 2-4-2014 có bài Đông anh ra quân kiên cố hóa đường giao thông. Phóng sự ra ngày 29-7-2015 có bài: xã Đông Lỗ-Ứng Hòa với công tác xây dựng NTM…Qua đây cho thấy, dù thể hiện nhiều cách viết khác nhau, nhưng cùng chung thể loại phóng sự tác giả đã phản ánh chân thực khách quan về những điểm tốt, xấu trong chương trình xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành Hà Nội tới người xem truyền hình.

Ngôn ngữ

Khảo sát thực tế ở 2 cơ quan cho thấy, ngôn ngữ sử dụng trong các bài báo đều mang tính thời sự, ngắn ngọn, hấp dẫn. Với số lượng bạn đọc của 2 cơ quan báo chủ yếu là nông dân nên việc bảo đảm đặc trưng ngôn ngữ của báo chí trước hết phải mang tính ngắn ngọn, cô đọng, dễ hiểu, tác động mạnh vào tình cảm của người đọc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022