Báo Chí Với Cuộc Cạnh Tranh Thông Tin Về Xây Dựng Ntm.

Không ngừng đổi mới nội dung cũng như hình thức tuyên truyền

Các nhà báo cần mạnh dạn hơn nữa khi viết các bài về bất cập trong chương trình xây dựng NTM

Tổ chức đội ngũ phóng viên, biên tập biên có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức của người làm báo.

Thường xuyên tham gia các lớp phổ biến về chương trình, chính sách của Trung ương và thành phố Hà Nội do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức khi Đảng và Nhà nước có Nghị quyết, chính sách mới.


Tiểu kết chương 2.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, cùng với phát triển mạnh mẽ của hệ thống báo chí, truyền thông trong cả nước, mặc dù chỉ là báo chí địa phương, nhưng thời gian qua, báo Hànộimới cũng như Đài PT-TH Hà Nội đã sâu sát, nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước ngày càng nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền trên các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là tuyên truyền về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của Chính phủ cũng như chương trình 02 của thành phố Hà Nội. Trong nhiệm vụ tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, cả 2 cơ quan báo đều thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, có nhiều bài viết hay được độc giả quan tâm và chính quyền các cấp ghi nhận.

Phát huy sức mạnh cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, thời gian qua 2 cơ quan báo chí của Hà Nội đã đưa thông tin nhanh nhạy, chính sách góp phần làm rõ những nội dung, các tiêu chí của chương trình xây dựng NTM. Ngoài nêu những vấn đề tích cực trong NTM, 2 cơ quan báo cũng đề cập đến những phát sinh mâu thuẫn tại cơ sở, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 19 tiêu chí cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước khi áp dụng vào thực tế còn nhiều trở ngại.

Phát huy tính chiến đấu của mình, 2 cơ quan báo đã không ngừng đưa những nội dung sâu rộng về các bất cập tại cơ sở, qua đó để các cấp, các ngành cũng như chính quyền địa phương sửa đổi, kịp thời tháo gỡ khó khăn. Mặc dù, còn có những hạn chế về nội dung cũng như hình thức thể hiện nhưng có thể khẳng định 2 báo Hànộimới và Đài PT-TH Hà Nội đã thực hiện tốt đúng hướng tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, góp phần vào thành công cho chương trình xây dựng NTM của thành phố hiện nay.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ

THÔNG TIN VỀ KHẮC PHỤC BẤT CẬP XÂY DỰNG NTM THỜI GIAN TỚI

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 13


3.1. Báo chí với cuộc cạnh tranh thông tin về xây dựng NTM.

Hiện nay, với sự ra đời của một loạt các thể hiện báo chí, đặc biệt với sự bùng nổ của các cơ quan truyền thông, báo điện tử, truyền hình. Mỗi một loại báo chí đều có chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Sự xuất hiện của nhiều ấn phẩm báo chí, đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin tuyên truyền. Chỉ cần một sự việc xảy ra, cơ quan báo nào đưa thông tin nhanh hơn 1 giây coi như đã mang lại hiệu quả và có giá trị to lớn. Báo chí càng cạnh tranh gay gắt, người đọc càng có cơ hội được tiếp nhận thông tin nhanh, đa dạng và nhiều chiều hơn. Nhưng đằng sau tốc độ cập nhật thông tin chóng mặt ấy là những áp lực rất lớn không chỉ với nhà báo mà với cả các cơ quan chức năng. Chạy đua tốc độ, chất lượng báo chí hiện giờ không còn cạnh tranh nhau từng ngày như báo in mà là từng giờ, thậm chí từng phút. Để đáp ứng đòi hỏi thông tin nhanh nhất từ độc giả, hầu hết các tòa soạn đều thành lập và phát triển báo điện tử.

Điều này, tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt về thông tin, đối với chương trình xây dựng NTM cũng không nằm ngoại lệ. Mặc dù, các thông tin về xây dựng NTM không bức xúc như nhiều lĩnh vực khác, nhưng cũng đã tạo ra sự cạnh tranh nhất định. Bất cứ ở một địa phương nào có điểm nóng, hay cách làm tốt, báo chí đều có mặt để thông tin. Chẳng hạn như: trong chương trình xây dựng NTM, nhiều địa phương làm tốt việc này được báo chí tuyên truyền, cổ vũ, khích lệ, tạo điều kiện cho các địa phương khác học tập kinh nghiệm. Ở huyện Đan Phượng là đơn vị dẫn đầu của thành phố đạt chuẩn NTM trong năm 2015, là 1 trong 5 huyện của cả nước hoàn thành xây dựng NTM. Nhưng không giống như các địa phương, Đan Phượng có cách làm riêng, sáng tạo từ

việc huy động người dân đóng góp, tiêu chí quan trọng nhất của huyện trong xây dựng NTM là chỉnh trang đường lãng ngõ xóm. Mặc dù, giá đất của huyện tương đối cao so với mặt bằng chung của thành phố, nhưng theo quy hoạch, xã nào cũng phải bỏ một diện tích đất nhất định làm công viên, cây xanh tạo môi trường xanh, sạch đẹp cho người dân.

Các tờ báo của Trung ương và địa phương đồng loạt đưa thông tin về cách xây dựng NTM của huỵên đặc biệt khi huyện đang chờ Chính phủ phê duyệt đạt chuẩn NTM như: Cách làm sáng tạo trong xây dựng NTM của huyện Đan Phượng, đăng trên báo Kinh tế đô thị, số ra ngày 31-5-2015; hay tờ báo Kinh tế Việt Nam có bài: Đan Phượng chung sức xây dựng NTM, số ra ngày 30-8-2013. Tờ báo Dân Việt có bài: Đan Phượng nở rộ tỷ phú sau xây dựng NTM, số ra ngày 25-4-2015, báo Nhân dân có bài: Dấu ấn từ huyện NTM Đan Phượng, số ra ngày 19-7-2014; báo Nông nghiệp Việt Nam có bài: Đan Phượng cán đích NTM, số báo ra ngày 14-4-2015. Ngày 8-5-2015, Đài PT-TH Hà Nội phát phóng sự: Đan Phượng đồng lòng trong xây dựng NTM…Những thông tin ở các tờ báo có cách thể hiện khác nhau, phỏng vấn Chủ tịch UBND huyện, hay viết bài phản ánh, phóng sự nhưng đều chung mục đích là tuyên truyền về cách làm sáng tạo của huyện từ lúc mới xây dựng đến khi hoàn thành, đời sống của người dân thay đổi ra sao. Từ trong cách làm ăn để mang lại thu nhập cao, đến đoàn kết xây dựng tình làng nghĩa xóm, xây dựng và gìn giữ những giá trị văn hóa của thôn, làng…

Ngoài những vấn đề tuyên truyền về cách làm hay trong xây dựng NTM, những vấn đề bất cập cũng được các báo tập trung thể hiện, ở nhiều hình thức khác nhau. Việc cạnh tranh thông tin cũng diễn ra mạnh mẽ, nếu như chỉ cần một thông tin nào của một huyện, xã về có đơn thư khiếu nại tố cáo thì lập tức một loạt các báo về tìm hiểu và đưa thông tin đến với độc giả. Thông tin càng nhanh bao nhiêu thì giá trị của nó càng có sức thu hút với công chúng, nhưng thông tin phải chính xác đúng với thực tế, không phản ánh

một chiều hướng. Điều này đã xảy ra nhiều ở các bài báo khác nhau khi thông tin chưa chính xác, mà tác giả mới khai thác ở một khía cạnh làm cho mất đi giá trị của bài báo đó.

Việc các tờ báo cạnh tranh thông tin là hoàn toàn đúng vì nó khẳng định độ nhạy bén của phóng viên cũng như cách chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cơ quan. Trong cuộc sống đang diễn ra hàng ngày, có rất nhiều thông tin khác nhau xảy ra trong quá trình xây dựng NTM, nên các báo cũng có sự cạnh tranh quyết liệt về mọi góc cạnh này. Từ việc những sai phạm trong thi công xây dựng các công trình cơ sở NTM, đến việc bất cập trong thực hiện các tiêu chí NTM đều được các báo thông tin và có sự mổ xẻ lẫn nhau.

Nhiều phóng viên chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền, sẵn sàng viết sai sự thật, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. PGS.TS Đinh Văn Hường (Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội) đã nêu: “Trong đời sống quốc tế xuất hiện nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác nhau của các nước. Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ xát diễn ra hàng ngày. Đây là điều kiện để báo chí truyền thông phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầuthông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng. Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới”.

Hội nhập quốc tế, báo chí truyền thông ở Việt Nam chịu nhiều sức ép cạnh tranh gay gắt giữa báo chí trong nước và nước ngoài. Trong cuộc cạnh tranh thông tin quyết liệt và có nhiều chiều hướng khác nhau, báo chí cần tham gia vào việc tổng kết thực tiễn đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn mới với nhiều điểm mới, để đưa đất nước phát triển nhanh, giàu đẹp, văn minh.

3.2. Tăng cường tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM ở Thủ đô

3.2.1 Những yêu cầu đổi mới thông tin của báo chí về xây dựng NTM.

Từ khi chương trình xây dựng NTM được ban hành, báo chí đã đóng vai trò tích cực trong việc đưa những nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước tới đông đảo độc giả. Vì vậy, nó đã trở thành một phong trào sâu rộng đến mọi quần chúng ở khắp mọi miền tổ quốc, nhất là những độc giả là người lao động bình dân. Nhờ có báo chí tuyên truyền mà nhiều địa phương coi phong trào xây dựng NTM trở thành một việc làm cần thiết và thiết thức mà họ là người được huởng lợi chính từ các chính sách này, nên rất tích cực tham gia. Tuy nhiên, nhiều tờ báo khi tuyên truyền về các chương trình xây dựng NTM vẫn chưa toát lên được những giá trị to lớn của phong trào mà có tác dụng ngược trở lại, gây trở ngại cho quá trình làm việc của chính quyền địa phương. Đây là một chương trình mới, nên khi triển khai xuống địa phương, nhiều nơi cán bộ cơ sở còn yếu, việc áp dụng các chính sách của Đảng và Nhà nước tới nhân dân còn chưa khách quan. Đặc biệt, trong vấn đề dồn điền đổi thửa, đây là một bước ngoặt lớn trong vấn đề cải cách ruộng đất của nhà nước nhằm hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, mang lại giá trị cao. Tuy nhiên, trong vấn đề chia lại ruộng đất sẽ rất khó khăn vì trước đây nhiều người ở thửa tốt, nay chuyển sang thửa không tốt sẽ gây ra phiền phức. Do đó, dẫn đến sự tranh chấp, nhiều nơi người dân sợ cán bộ sẽ lấy phần ruộng tốt, ngay cạnh đường giao thông thuận lợi cho việc sản xuất.

Nhiều tờ báo khi chưa hiểu rõ nội dung ở cơ sở đã đăng những thông tin không đúng sự thật dẫn đến những tác hại ngược trở lại, gây trở ngại cho các cơ quan chuyên môn ở địa phương trong việc điều hành công việc. Chẳng hạn như: trong xây dựng NTM, vấn đề nan giải nhất trong thời điểm đầu chính là dồn điền đổi thửa, chính sách về dồn điền đổi thửa của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, do liên quan đến đất đai, nên không hề đơn giản,

hơn nữa, trung bình mỗi hộ có từ 6-10 thửa ruộng ở các xứ đồng khác nhau. Với chủ trương này của Đảng và Nhà nước sẽ dồn lại chỉ còn 1-2 thửa và thực hiện việc gắp lại ruộng đất. Từ đó xảy ra tranh chấp và người dân nào cũng có tâm lý muốn gắp được thửa ruộng gần đường giao thông, thuận lợi cho canh tác. Nhiều trường hợp người dân nghĩ chính quyền gian lận trong dồn điền đổi thửa, như ở xã Lệ Chi huyện Gia Lâm, Hà Nội. Giữa người dân và chính quyền địa phương chưa có sự thống nhất dẫn tới người dân hiểu sai về chính quyền, nhưng nhiều tờ báo chưa làm hết với cơ quan chức năng đã đưa một số bài lên như: báo Đại đoàn kết ngày 11-4-2014, có bài: Dân đói vì dồn điền đổi thửa dở dang; hay tờ xã luận có bài: Hà Nội, DĐĐT dở dang, ruộng thành bãi chăn bò…Điều này không những thông tin bị phản tác dụng mà còn gây ra sự hiểu lầm giữa nông dân và chính quyền địa phương. Để tháo gỡ việc này, các cấp từ thành phố đến huyện phải có buổi làm việc với xã Lệ Chi, thông suốt tư tưởng và giải quyết vướng mắc cho người dân. Từ đó, người dân hiểu hơn và đồng thuận với phương án DĐĐT.

Do đó, để nâng cao hoạt động của báo chí hơn nữa trong tuyên truyền về xây dựng NTM, các tờ báo cần đổi mới trong cách tiếp cận thông tin, thông tin phải đa chiều và chính sách, tránh nóng vội, nội dung bài đúng 9 phần, chỉ sai 1 chi tiết coi như bài báo đó không còn giá trị.

Tuyên truyền về xây dựng NTM là một chủ trương mới của Đảng và Nhà nước, trong quá trình triển khai không thể nóng vội, đơn giản nên các cơ quan báo chí phải hiểu rõ nội dung cũng như cách thức của các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã làm về NTM như thế nào. Từ các tiêu chí đến chương trình nội dung làm việc làm sao cho đạt kết quả cao nhất.

Nội dung tuyên truyền phải mang tính phong phú, đa dạng, thể hiện nhiều thể loại khác nhau, từ bài phản ánh, phóng sự, ký sự, chân dung những con người có cống hiến cho chuơng trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, ngoài viết các bài mang tính động viên cơ sở, những cách làm tốt, sáng tạo ở địa

phương này để cho địa phương khác học tập. Báo chí phải thực sự là lực lượng xung kích trong việc viết và phản ánh những tiêu cực ở cơ sở để thông tin đến độc giả. Những vấn đề dư luận quan tâm, để làm cho bài báo càng trở nên sắc bén và được độc giả hoan nghênh.

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, báo chí phải phản ánh và góp phần tạo nên không khí dân chủ, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội vào Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; kiên trì đấu tranh với cái ác, cái xấu, tệ tham những, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh, tiến bộ.

3.2.2. Đổi mới nội dung thông tin

Yêu cầu quan trọng nhất đối với thông tin báo chí là phải bảo đảm tính tư tưởng, chân thật, tính nhân văn, tính chiến đấu và tính đa dạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành mạnh góp phần tăng cường sự đoànrong vấn đề tuyên truyền về xây dựng NTM, mặc dù các báo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tập trung tuyên truyền sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực từ khó khăn trong thực hiện 19 tiêu chí của NTM, đến những phát sinh trong thực tiễn. Nhưng nội dung thông tin về xây dựng NTM vẫn còn chung chung, chưa phản ánh được những vấn đề gai góc của chương trình xây dựng NTM.

Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước, được các cấp chính quyền cũng như người dân hưởng ứng nhiệt tình, nhưng không vì thế mà tờ báo mất đi tính đấu tranh trong việc lựa chọn thông tin của mình. Hiện nay, nhìn chung các báo tuyên truyền chính về xây dựng NTM trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như: HNM, báo Kinh tế đô thị, Tuổi trẻ Thủ đô, Nhân dân, Đài PT-TH Hà Nội…Mỗi tờ báo có gu tuyên truyền khác nhau, ra chuyên trang hoặc các bản tin để tạo nên một bức tranh sôi động về công cuộc xây dựng NTM ở Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, các bài ở các báo chỉ mang tính phản ánh là chính, hoặc viết theo thể loại phóng sự nên còn chưa đa dạng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022