Thời gian tới để đổi mới nội dung, các cơ quan báo chí cần đa dạng hóa nội dung tuyên truyền hơn nữa, bằng việc đi sâu sát, điều tra những vấn đề gai góc, mặt trái của chương trình xây dựng NTM chẳng hạn như: Nếu tất cả các xã trên địa bàn của một huyện đều hoàn thành xây dựng NTM, đường làng, ngõ xóm, trường lớp khang trang sạch đẹp, nhưng thay đó mất đi hồn quê, không còn nhiều cây xanh, bóng mát sẽ khiến cho cuộc sống ở vùng nông thôn càng trở nên bí bách. Nên các báo cần hướng về nội dung điều tra để độc giả hiểu rõ hơn về những mặt được và mặt chưa được của xây dựng NTM.
Trong chương trình xây dựng NTM, có rất nhiều gương điển hình tiên tiến về hiến đất làm đuờng, hiến tiền cho nhà nước, có những gia đình ủng hộ hàng trăm triệu đồng. Việc này, đã được các báo tuyên truyền rất đậm nét, nhưng chỉ dừng lại ở các bài phản ánh chân dung nhân vật thông thường, chưa khai thác viết theo hình thức ký chân dung, nên vẫn còn đơn điệu trong phần nội dung thể hiện.
Đối với báo Hànộimới: Cần tập trung đổi mới nội dung thông tin mang tính đa chiều hơn, nhất là nội dung của trang NTM, các bài viết nên phán ánh những bất cập ở cơ sở. Ngoài các bài phản ánh nên viết thêm các bài ở thể loại phỏng vấn, phóng sự. Các trang chuyên về NTM nên tập trung viết 2 bài về bức xúc trong xây dựng NTM thay vì 1 bài như hiện nay.
Đối với Đài PT-TH Hà Nội, nội dung của bài phóng sự trong chuyên mục “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển”, chuyên đề “NTM Thủ đô hội nhập và phát triển” cần sửa đổi những nội dung trong chuyên đề thể hiện phong phú ở các bài phóng sự giúp người dân dễ hiểu và tiếp cận dễ hơn. Để tuyên truyền cho chuyên mục có hiệu quả đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng của phóng viên về nội dung, nội dung phải phù hợp với tình hình thực tế phản ánh những vấn đề bức xúc tại cơ sở. Ông Kiều Thanh Hùng-Phó Tổng giám đốc Đài PT-TH Hà Nội cho biết: Trong thời gian tới, Đài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy và các huyện đẩy mạnh
hơn nữa công tác tuyên truyền về xây dựng NTM. Theo đó, Đài sẽ đổi mới thông tin các tin, phóng sự trên các chuyên mục, chuyên đề về NTM.
Để nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền về xây dựng NTM hơn nữa trong thời gian tới, các cơ quan báo chí của Hà Nội cần tập trung đi vào khai thác những mặt trái của sự việc, không chỉ đơn thuần là nêu gương người tốt, việc tốt. Chủ trương xây dựng NTM của Trung ương và Thành ủy Hà Nội hoàn toàn là đúng đắn, mang lại lợi ích chính đáng cho người dân. Tuy nhiên, vì thành tích nhiều địa phương vẫn cố làm và đi vay doanh nghiệp dẫn đến tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản rất lớn, thậm chí nhiều huyện của Hà Nội hiện nay nợ không có tiền trả. Tích cực, chủ động phát hiện những vướng mắc phát sinh ở cơ sở đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn, hòan thành cơ chế chính sách nhằm bảo đảm sự thắng lợi của các Nghị quyết, chương trình về xây dựng NTM của Đảng và Nhà nước.
3.2.3. Đổi mới hình thức thể hiện
Các cơ quan báo chí cần thông tin toàn diện cả về chiều sâu lẫn bề rộng các vùng trong cả nước, nhất là những địa phương có kinh nghiệm làm tốt trong chương trình xây dựng NTM để thông tin cho các huyện của Hà Nội học hỏi kinh nghiệm.
Để đổi mới hình thức thể hiện của các tác phẩm báo chí cần phải giảm thiểu các tin hội nghị, chọn lọc đưa những thông tin của đời sống xã hội, gần gũi với nông dân đặc biệt phải tuyên truyền ở những địa phương còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi. Những tác phẩm viết về cơ chế chính sách, các lĩnh vực kinh tế vĩ mô cần kết hợp nhiều thông tin phân tích, trình bày rõ ràng, giúp cho độc giả hiểu đúng và làm đúng theo Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước.
Đối với báo Hànộimới, các bài viết nên mở rộng thêm hình ảnh, các ô cửa sổ bằng cách phỏng vấn thêm các chuyên gia, người dân trong lĩnh vực NTM tùy vào nội dung bài viết để có cách điều chỉnh cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm!
- Mẫu Biểu Đồ Đánh Giá Thời Lượng Phát Sóng Bất Cập Trong Xây Dựng Ntm.
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Trong Quá Trình Thông Tin Về Những Bất Cập Xây Dựng Ntm Ở Thủ Đô.
- Báo Chí Với Cuộc Cạnh Tranh Thông Tin Về Xây Dựng Ntm.
- Nghị Quyết Trung Ương 7 (Khóa X) Tháng 8-2008 Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn
- Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 16
- Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 17
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Đối với Đài PT-TH Hà Nội, hình ảnh đi kèm phải mang tính chất sôi động hơn, chẳng hạn như tuyên truyền về xây dựng đường làng ngõ xóm nên quay vào các buổi người dân ra quân làm sẽ sôi động và hình ảnh độc đáo hơn. Công nghệ Analogue đang dần thay thế bằng công nghệ phi tuyến, kỹ thuật số và những phần mềm hỗ rợ tiên trến đã tạo ra khả năng thông tin nhanh và những âm thanh, hình ảnh có chất lượng đến độc giả.
Để tăng tính hấp dẫn về hình thức thể hiện, Đài cần phải tăng cường hơn nữa việc mở rộng mạng lưới thông tin bằng các hình thức như xây dựng các chương trình truyền hình có sự tham gia trực tiếp của công chúng. Đồng thời, đa dạng hóa trong sử dụng các thể loại trong truyền hình như: tin, bài, phỏng vấn, tọa đạm. Trong tuyên truyền về xây dựng NTM ngôn ngữ thích hợp với từng đối tượng độc giả luôn là yêu cầu bức thiết đối với phóng viên. Do đó, ngôn ngữ sử dụng khi tuyên truyền các bài viết về lĩnh vực này phải dễ hiểu, hình ảnh đẹp và hành văn trong sáng, giản dị, phù hợp với trình độ cũng như cách tiếp cận thông tin của độc giả.
Báo chí cần đẩy mạnh công tác bạn đọc, thu thập thông tin phản hồi của bạn đọc ở mọi nơi qua đó các cơ quan báo chí nên mở các buổi tọa đàm, trao đổi với bạn ở cơ sở để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của bạn đọc về thông tin báo chí. Qua đây để biết được báo mình thiếu điểm nào để khắc phục, điều chỉnh trong quá trình tuyên truyền sao cho phù hợp với bạn đọc hiện đại. Đặc biệt với hệ thống báo chí Thủ đô phục vụ chính trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải không ngừng trao đổi với bạn đọc để rút kinh nghiệm những phần chưa hoàn thiện, thông tin cần phải đa dạng hơn nữa phản ánh các mặt của đời sống xã hội.
3.2.4. Tăng thời lượng thông tin
Vấn đề tuyên truyền về xây dựng NTM trên hệ thống báo chí Hà Nội hiện nay cũng rất đa dạng và phong phú, nhưng thời lượng chưa được nhiều, báo Hànộimới ngoài các vấn đề thời sự của chương trình xây dựng NTM diễn
ra thì đưa tin hoặc viết bài, thì trong 1 tháng mới chỉ có 2 trang tuyên truyền đậm về những kết quả cũng như bất cập về xây dựng NTM. Nên chăng cần phải tăng lượng thông tin lên 4 trang trong 1 tháng.
Đối với Đài PT-TH Hà Nội, ngoài chương trình “Nông thôn Thủ đô hội nhập và phát triển” hay chuyên đề “NTM thủ đô hội nhập và phát triển” với thời lượng dành cho tuyên truyền về xây dựng NTM còn hạn chế, mà chủ yếu tập trung đi sâu vào viết thể hiện các vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương mang tính một chiều, chưa có nhiều bài phóng sự viết về những hạn chế ở cơ sở. Với thời lượng như hiện nay chỉ 1 tuần phát sóng một chuyên đề trong 20 phút, quá ít so với nhu cầu thông tin về NTM như hiện nay. Do đó, cần tăng thời lượng phát sóng lên 2-3 lần/tuần.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Để việc tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và chương trình xây dựng NTM được bao quát và sâu rộng hơn nữa, đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên của một cơ quan báo phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có cái nhìn đa chiều, sâu rộng về từng lĩnh vực. Mỗi một phóng viên theo dõi ngành phải có sự am hiểu sâu sắc về ngành mình được theo dõi thông qua các lớp đào tạo tập huấn của cơ quan cũng như Hội nhà báo.
Đối với phóng viên: Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các lớp đào tạo, tập huấn ngắn ngày hay các buổi học tập, trao đổi kinh nghiệm của những nhà báo có tên tuổi ở từng thể loại báo chí khác nhau. Đối với những người có điều kiện, nên học tập chuyên sâu hơn trong lĩnh vực báo chí. Mặc dù, phóng viên theo dõi ở từng lĩnh vực khác nhau, khi bắt tay vào mảng mới phải có sự tìm hiểu kỹ về ngành để hiểu biết kỹ về lĩnh vực mình theo dõi có cách định hướng trong công tác tuyên truyền. Nếu như mình không hiểu rõ về ngành sẽ tạo ra sự khó khăn, vướng mắc khi truyền tải nội dung của các cơ quan. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo phải rèn luyện toàn diện cả đức, cả tài và cả sức. Ban biên tập của mỗi cơ quan báo chí cần thành lập nhóm
phóng viên xung kích bố trí đủ nhân lực cho từng mảng tuyên truyền về nông thôn mới và nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngoài việc tham gia các cuộc hội nghị của các sở, ban ngành về chương trình xây dựng NTM, phóng viên cần theo dõi sát các chính sách mới của Đảng và Nhà nước về NTM, qua đó nắm vững để tuyên truyền không bị sai lệch làm giảm uy tín của phóng viên cũng như tòa soạn báo nơi phóng viên công tác. Hiện nay, mỗi cơ quan có chế độ riêng cho phóng viên đi công tác ở nơi xa, nhưng cơ quan báo cần có chế độ chấm nhuận bút cao hơn cho các tác phẩm đi viết ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo để động viên, khích lệ đội ngũ phóng viên làm việc, tận tụy trong công việc.
Đối với biên tập viên: đây là bộ phận bếp núc của bất cứ toàn soạn báo chí nào, mặc dù không trực tiếp là người viết ra tác phẩm, nhưng họ là người trau chuốt lại những câu từ, thừa, thiếu lô gíc của phóng viên theo quan điểm “văn mình, vợ người”. Tuy nhiên, để không sửa sai đi bản chất của tác phẩm, đòi hỏi đội ngũ biên tập viên cũng phải có trình độ chuyên môn cao. Vì trong một toàn soạn báo, có rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nên không thể đòi hỏi biên tập viên nắm được hết những mảng, nhưng cần tuyệt đối trung thành với tác phẩm mà chỉ nâng tầm cho tác phẩm đó lên cao hơn nữa. Để làm được việc này, các toàn soạn báo hiện nay cũng có những chương trình đào tạo, tập huấn cho các biên tập viên giữa cơ quan thông tấn báo chí với nhau để trao đổi kinh nghiệm, học tập và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thể hiện.
3.3. Giải pháp cụ thể đối với từng cơ quan tuyên truyền
3.3.1. Đối với báo Hànộimới
Với lợi thế là cơ quan ngôn luận của Thành ủy, nên chương trình 02 về xây dựng NTM do Thành ủy ban hành sẽ là điều kiện thuận lợi cho báo bám sát nắm rõ hơn. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM của Thủ đô, trên cơ sở bám chắc chủ trương, chính sách của Thành ủy, Báo Hànộimới cần tổ chức tuyên truyền làm rõ các trang chuyên đề. Đặc biệt, báo cần bám sát với Ban chỉ đạo chương trình 02 của
Thành ủy qua đó nắm bắt bất cập ở cơ sở qua các buổi đi khảo sát. Để tuyên truyền tốt về khó khăn trong xây dựng NTM của Thủ đô, báo cần phải nghiên cứu, tìm hiểu ở cơ sở những yếu kém nội tại hiện nay của các địa phương khi xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện xây dựng NTM, ở nhiều huyện, thị xã đang bộc lộ nhiều khó khăn đặc biệt là bệnh chạy theo thành tích, nguồn vốn hạn hẹp, không lường trước khó khăn, đầu tư quá nhiều dẫn tới nợ đọng. Mặc dù, sự việc đã rõ, nhưng phóng viên theo dõi mảng NTM cần nắm rõ và có cách xử lý thông tin tuyên truyền vừa mang tính răn đe nhưng không chì chiết cơ sở vì thực tế khi xây dựng NTM họ cũng không lường trước khó khăn.
Báo cũng cần chủ động tăng cường các hoạt động giao lưu, trao đổi nghiệp vụ với phóng viên, trong tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM giữa các cơ quan báo thuộc hệ thống báo chí Thủ đô và cả nước. Để làm tốt được công tác này, ngoài những cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tin, bài, hình thức nội dung tuyên truyền, nâng cao trình độ hiểu biết về xây dựng NTM, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên thì việc quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp đối với các cơ quan báo rất cần thiết nhất là các công cụ cho phóng viên khi tác nghiệp.
Hàng năm mở các buổi tọa đàm về xây dựng NTM giữa Báo với Ban chỉ đạo Chương trình 02 và các huyện để trao đổi, nắm rõ hơn những bất cập tại cơ sở để định hướng cho công tác tuyên truyền.
3.3.2. Đối với Đài PT-TH Hà Nội
Đài PT-TH Hà Nội có lợi thế hơn so với báo là có thể chuyển tải thông tin nhanh, gọn đến với khán thính giả một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, khảo sát về tuyên truyền bất cập trong xây dựng NTM của Đài thời gian qua cho thấy, lượng phát sóng về NTM của Đài nhiều nhưng chưa đi sâu phân tích, đánh giá những bất cập, yếu kém trong chương trình xây dựng NTM ở các địa phương. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh truyền hình đối với Đài là một yêu cầu cấp bách đề ra.
Để đổi mới nội dung cũng như hình thức tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM, ngoài các ban thời sự, kinh tế, ban chuyên đề của Đài cần xây dựng dựng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM ở các địa phương một cách cụ thể, thông qua các buổi đi chấm điểm, đánh giá, khảo sát về NTM cùng với Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội. Đồng thời, tuyển chọn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có đủ năng lực để thực hiện việc này
Đài thường xuyên mở các lớp nâng cao nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp, nhất là tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM. Đối với cán bộ lãnh đạo của Đài cần tạo mối quan hệ với cơ sở, gắn kết để hỗ trợ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên khi kết nối với các địa phương nhằm thu thập thông tin tuyên truyền về những khó khăn trong xây dựng NTM. Các phóng viên là những người làm trực tiếp cần năng động hơn nữa trong việc bám sát cơ sở, dựa trên những tiêu chí về xây dựng NTM có thể lách ra các vấn đề nhỏ, nếu như địa phương nào khó khăn trong việc thực hiện một số tiêu chí có thể tập trung tuyên truyền. Nhà nước cần quan tâm tới chính sách cụ thể đối với phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên nhằm giúp mọi người có thu nhập ổn định tạo điều kiện tốt cho hoạt động chuyên môn.
Tiểu kết chương 3
Trong các hệ thống về giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về bất cập trong xây dựng NTM ở Thủ đô hiện nay có thể thấy một số giải pháp quan trọng sau:
Các cơ quan báo chí phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên vững mạnh về tư tưởng chính trị và chuyên nghiệp trong nghiệp vụ dù ở hoàn cảnh nào cũng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Hỗ trợ về cơ sở vật chất để tạo môi trường làm việc tốt nhất. Không ngừng đổi mới nội dung thông tin cũng như hình thức thể hiện làm cho tờ báo
ngày càng đa dạng, phong phú về nội dung, làm cho độc giả ngày càng xích lại với toàn soạn hơn để nâng cao chất lượng tuyên truyền…
Tăng thời lượng phát sóng trên Đài PT-TH Hà Nội và mở thêm chuyên trang về xây dựng NTM trên báo Hànộimới.
-Hàng năm mở các buổi tọa đàm, hội thảo giữa các cơ quan báo với Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy về bất cập trong xây dựng NTM qua đó định hướng trong công tác tuyên truyền
Đây là những giải pháp quan trọng để báo chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, để bạn đọc hiểu hơn và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như các chính sách của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn vì mục tiêu dân giàu, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.