Cơ Sở Lập Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Và Năm Tài Chính

(TIẾP)

1.7.8 Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist

Địa chỉ: Số 31 - 33 Đinh Công Tráng, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Tỷ lệ phần sở hữu: 50%

Tỷ lệ quyền biểu quyết: 50%

2. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ NĂM TÀI CHÍNH


2.1 CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

Báo cáo tài chính hợp nhất kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VND), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam.

Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được lập trên cơ sở hợp nhất các Báo cáo tài chính của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các Công ty con, bao gồm:


I.

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

1

Văn phòng Tổng Công ty

2

Khách sạn Kim Đô

3

Khách sạn Thiên Hồng

4

Khách sạn Cửu Long

5

Khách sạn Đồng Khánh

6

Khách sạn Đồng Khởi

7

Khách sạn Bến Thành

8

Khách sạn Đệ Nhất

9

Khách sạn Hoàn Cầu

10

Công ty Dịch vụ Lữ hành Sài Gòn Tourist

11

Công ty Lữ hành Sài Gòn Tourist Hà Nội

12

Làng Du lịch Bình Quới

13

Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ

14

Chi nhánh Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Côn Đảo

15

Sân tập Golf Rạch Chiếc

16

Trường Trung cấp Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn

II.

Các công ty con

1

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Du lịch Phú Thọ

2

Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Du lịch Thủ Đức

3

Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long

4

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Ninh Chữ

5

Công ty Liên doanh Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn

6

Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long - Oscar (*)

7

Công ty Cổ phần Du lịch Đắk Lắk

8

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Phú Yên

9

Công ty Cổ phần Sài Gòn Sông Cầu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 17


2.1 CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (TIẾP)


(*) Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long - Oscar được lập bằng đồng đô la Mỹ (USD) và được chuyển đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày 31/12/2010 (1 USD = 18.932 VND) để hợp nhất vào Báo cáo tài chính này.


Báo cáo tài chính hợp nhất được hợp nhất từ các Báo cáo tài chính của Khối hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty (Công ty mẹ) và các Báo cáo tài chính của các Công ty con. Các Công ty được xác định là Công ty con của Tổng Công ty khi Tổng Công ty có khả năng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của các Công ty nhận đầu tư nhằm thu được lợi ích từ hoạt động của các Công ty này.


Kết quả hoạt động kinh doanh của các Công ty con được mua lại hoặc bán đi trong năm được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất từ ngày mua hoặc cho đến ngày bán khoản đầu tư ở Công ty con đó.


Các chính sách kế toán của các Công ty con có thể được điều chỉnh (nếu thấy cần thiết) nhằm đảm bảo chính sách kế toán được áp dụng ở Tổng Công ty và các Công ty con không có sự khác biệt đáng kể.


Tất cả các nghiệp vụ (giao dịch) và số dư giữa Tổng Công ty và các Công ty con được loại trừ khi hợp nhất Báo cáo tài chính.


Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của Công ty con hợp nhất được xác định là một chỉ tiêu riêng biệt, tách khỏi phần vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty. Lợi ích của cổ đông thiểu số bao gồm giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu và phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh.


Số liệu trên Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được hợp nhất trên cơ sở số liệu trên Báo cáo tài chính của các đơn vị đã được kiểm toán. Đối với các đơn vị không thực hiện kiểm toán, số liệu được lấy trên Báo cáo tài chính chưa được kiểm toán.


2.2 NĂM TÀI CHÍNH


Năm tài chính của Tổng Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.


3 CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU


Sau đây là những chính sách kế toán quan trọng được Tổng Công ty áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất này:


3.1 CÁC THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ THUYẾT MINH


Các chính sách kế toán Tổng Công ty sử dụng để lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 được áp dụng nhất quán với các chính sách kế toán đã được áp dụng để lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009.


3.2 ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN


Việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam yêu cầu Ban Tổng Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập Báo cáo tài chính hợp nhất cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định đặt ra.


3.3 TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN


Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn hạn có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng có khả năng thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền xác định và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này.


3.4 CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI


Các khoản phải thu được trình bày theo giá trị ghi sổ trừ dự phòng phải thu khó đòi.


Dự phòng phải thu khó đòi của Tổng Công ty được trích lập theo các quy định về kế toán hiện hành. Theo đó, Tổng Công ty được phép lập dự phòng khoản thu khó đòi cho những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán, hoặc các khoản phải thu mà người nợ khó có khả năng thanh toán hay các khó khăn tương tự.


3.5 HÀNG TỒN KHO


Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại, bao gồm: giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng, hao hụt định mức, và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Giá xuất của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.


Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Tổng Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.


3.6 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HAO MÒN


Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế.


Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.


Đối với các tài sản cố định (TSCĐ) đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán chính thức sẽ được tạm ghi tăng nguyên giá và trích khấu hao, khi có quyết toán chính thức sẽ điều chỉnh lại nguyên giá và khấu hao tương ứng. Nguyên giá tài sản cố định tạm tính được ghi nhận trên cơ sở số tiền thực tế đã thanh toán cho nhà thầu đến thời điểm ghi tăng Nguyên giá TSCĐ.


3.6 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ HAO MÒN (TIẾP)


Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ thể như sau:


Nhóm tài sản cố định Thời gian sử dụng (năm)


Nhà cửa, vật kiến trúc

5 - 50

Máy móc, thiết bị

3 - 17

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

3 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý

3 - 9

Tài sản cố định khác

3 - 20


3.7 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH VÀ HAO MÒN


Tài sản cố định vô hình bao gồm: giá trị Quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế và phần mềm máy tính.


Tài sản cố định vô hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian sử dụng hữu ích ước tính của các tài sản cố định cụ thể như sau:


Nhóm tài sản cố định

Thời gian sử dụng (năm)

Quyền sử dụng đất có thời hạn

5

Bản quyền, bằng sáng chế

10

Phần mềm máy tính

3 - 5


3.8 BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ VÀ HAO MÒN


Bất động sản đầu tư là bất động sản được Tổng Công ty sử dụng với mục đích cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá để bán. Bất động sản đầu tư được ghi nhận trên cơ sở giá gốc, theo nguyên giá và hao mòn lũy kế. Thời gian khấu hao được xác định tương đương với các tài sản cố định cùng loại.


3.9 CHI PHÍ XÂY DỰNG CƠ BẢN DỞ DANG


Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm chi phí dịch vụ và chi phí lãi vay có liên quan phù hợp với chính sách kế toán của Tổng Công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng giống như với các tài sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.


3.10 CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN


Các khoản chi phí trả trước dài hạn bao gồm chủ yếu là chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và giá trị còn lại của những công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, được đánh giá là có khả năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai với thời hạn sử dụng trên một năm. Các chi phí này được vốn hóa dưới hình thức các khoản trả trước dài hạn và được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 - 3 năm.


3.11 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN


Giá trị khoản đầu tư của Tổng Công ty vào các Công ty liên doanh, liên kết được phản ánh trên Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Theo đó, các khoản đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết được trình bày trên bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá gốc được điều chỉnh theo những thay đổi trong phần vốn góp của Tổng Công ty vào tài sản thuần của Công ty liên doanh, liên kết sau ngày mua khoản đầu tư. Các khoản lỗ tại Công ty liên doanh, liên kết tương ứng vượt quá phần vốn góp của Tổng Công ty tại các Công ty này đều không được ghi nhận.


Các khoản đầu tư dài hạn khác được ghi nhận và phản ánh theo giá gốc. Khi có bằng chứng về giá trị các khoản đầu tư bị giảm giá, Tổng Công ty sẽ xem xét việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn cho phần giá trị bị tổn thất. Trong trường hợp không có thông tin tham chiếu để xác định mức độ giảm giá của các khoản đầu tư, Tổng Công ty vẫn phản ánh giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác theo giá gốc trên Báo cáo tài chính hợp nhất.


3.12 KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KINH DOANH ĐỒNG KIỂM SOÁT


Đối với các hoạt động hợp tác kinh doanh đồng kiểm soát (không hình thành pháp nhân mới) do Tổng Công ty thực hiện công tác kế toán, toàn bộ tài sản, nguồn vốn của hoạt động hợp tác kinh doanh này cũng như doanh thu, chi phí được hạch toán toàn bộ vào Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng Công ty. Giá trị khấu hao tài sản cố định và phần lợi nhuận phải trả cho các đối tác hợp tác kinh doanh được phản ánh trên khoản mục “ Các khoản phải trả, phải nộp khác” trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.


3.13 LỢI THẾ THƯƠNG MẠI


Lợi thế thương mại trên Báo cáo tài chính hợp nhất là phần phụ trội giữa mức giá phí hợp nhất kinh doanh so với phần lợi ích của Tổng Công ty trong tổng giá trị hợp lý của tài sản, công nợ và công nợ tiềm tàng của Công ty con. Lợi thế thương mại được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng 10 năm.


3.14 GHI NHẬN DOANH THU VÀ CHI PHÍ


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá, dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy và Tổng Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đã có sự giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua hoặc dịch vụ đã được thực hiện cho khách hàng và được người mua chấp nhận thanh toán. Đối với những trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán, doanh thu được xác định trên kết quả phần công việc đã thực sự hoàn thành trong năm.


Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm lợi nhuận được chia hàng năm (nếu có) từ các công ty liên doanh, công ty liên kết và các công ty khác mà Tổng Công ty tham gia góp vốn; lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện; lãi tiền gửi ngân hàng được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư các tài khoản tiền gửi ngân hàng và lãi suất áp dụng cho từng thời kỳ của các ngân hàng.


3.14 GHI NHẬN DOANH THU VÀ CHI PHÍ (TIẾP)


Đối với các dịch vụ du lịch, lữ hành đã được ghi nhận doanh thu, trường hợp các chi phí phát sinh hoặc chưa phát sinh và chưa thu thập đủ hóa đơn chứng từ, giá vốn được ghi nhận trên cơ sở lấy doanh thu đã ghi nhận chia (:) tỷ lệ lãi gộp ước tính bình quân của những tour có cùng lịch trình trong 3 tháng liền kề gần nhất để đảm bảo tính phù hợp với doanh thu đã được ghi nhận.


Chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh, có liên quan đến việc hình thành doanh thu trong năm được tập hợp theo thực tế và ước tính đúng kỳ kế toán.


3.15 NGOẠI TỆ


Tổng Công ty áp dụng Thông tư 201/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 (“Thông tư 201”) hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá. Theo quy định tại Thông tư này, việc xử lý chênh lệch tỷ giá được thực hiện như sau:


Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh.


Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày này.


Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm ngày kết thúc niên độ kế toán không được hạch toán vào kết quả kinh doanh trong năm mà ghi nhận trên khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái thuộc mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.


Chênh lệch phát sinh từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ dài hạn được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. Trong trường hợp Tổng Công ty bị lỗ, Tổng Công ty có thể phân bổ một phần khoản lỗ chênh lệch tỷ giá trong vòng 5 năm tiếp theo sau khi đã trừ đi phần chênh lệch tỷ giá phát sinh tương ứng với phần nợ dài hạn đến hạn trả.


Thông tư 201 có sự khác biệt so với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái”. Cụ thể theo quy định tại Chuẩn mực này tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu áp dụng Chuẩn mực này, chi phí tài chính của Tổng Công ty trong năm sẽ tăng lên là 8.705.146.976 đồng.


3.16 THUẾ


Thuế GTGT đầu vào được hạch toán theo phương pháp khấu trừ.


Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được áp dụng theo quy định hiện hành là 25%.


Thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả hiện tại và số thuế hoãn lại.


3.16 THUẾ (TIẾP)


Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại hợp cộng từ các khoản thuế và các khoản phải nộp trên Báo cáo tài chính hợp nhất của các đơn vị thành viên.


Số thuế hiện tại phải trả được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Thu nhập chịu thuế có thể khác với lợi nhuận kế toán trước thuế được trình bày trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh vì không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và ngoài ra không bao gồm các chỉ tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ.


Việc xác định thuế thu nhập của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty căn cứ vào quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.


Thuế thu nhập hoãn lại được tính trên các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc công nợ trên Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập. Thuế thu nhập hoãn lại được kế toán theo phương pháp dựa trên Bảng cân đối kế toán. Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời còn tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ.


Thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanh toán. Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận lãi, lỗ trừ trường hợp khoản thuế đó có liên quan đến các khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp đó, thuế thu nhập hoãn lại cũng được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu.


Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả được bù trừ khi Tổng Công ty có quyền hợp pháp để bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và khi các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp được quản lý bởi cùng một cơ quan thuế và Tổng Công ty có dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.


Các khoản khác biệt về thuế sau khi Cơ quan thuế kiểm tra và kết luận sẽ được Tổng Công ty điều chỉnh sổ kế toán một cách tương ứng.


Các loại thuế khác được áp dụng theo các Luật thuế hiện hành tại Việt Nam.



VND


VND

Tiền mặt

16.793.246.541


17.649.290.050

Tiền gửi ngân hàng

407.715.859.811


265.388.853.534

Tiền đang chuyển

785.822.256


791.832.795

Các khoản tương đương tiền (*)

608.748.232.303


909.298.764.308


1.034.043.160.911


1.193.128.740.687


(*) Là các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng với thời hạn xác định dưới 03 tháng.


5. ĐẦU TƯ NGẮN HẠN


31/12/2010 01/01/2010

VND VND


Đầu tư ngắn hạn tại:


Khối hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty

372.993.609.068

318.397.995.712

Công ty TNHH Một thành viên DVDL Phú Thọ

149.000.000.000

-

Công ty Liên doanh Hội chợ và Triển lãm

20.000.000.000

8.000.000.000

Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long

25.747.175.839

28.165.344.782

567.740.784.907 354.563.340.494

6. PHẢI THU KHÁCH HÀNG




31/12/2010

01/01/2010


VND

VND

Phải thu khách hàng tại:



Khối hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty

121.496.010.912

110.283.542.647

Công ty TNHH Một thành viên DVDL

603.996.357

701.357.540

Phú Thọ



Công ty TNHH Một thành viên DVDL

373.030.500

5.516.692.084

Thủ Đức



Công ty CP Du lịch - Dịch vụ - Thương mại

-

1.532.344.660

Phú Thọ



Công ty Cổ phần Du lịch Khách sạn Sài Gòn

3.392.920.453

2.800.740.956

Hạ Long



Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Ninh Chữ

273.844.778

583.204.717

Công ty Liên doanh Hội trợ và Triển lãm

102.506.150

386.860.360

Sài Gòn



Công ty Liên doanh Khách sạn Thăng Long

2.257.020.509

2.183.520.170

Công ty Cổ phần Du lịch Đak Lak

700.302.755

-

Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn Phú Yên

270.837.263

-

Công ty Cổ phần Sài Gòn Sông Cầu

5.272.000

-

129.475.741.677 123.988.263.134


Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí