Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 13

một quăng dao”, “bằng thời gian nó ăn hết một nắm bột sắn gạc nai đồ”. Hình ảnh ước lượng đó chỉ có thể là của người Mường bởi nó gắn liền với đời sống vật chất của họ. Việc các nhà văn sử dụng những hình ảnh so sánh, ước lượng quen thuộc trong suy nghĩ của người Mường đã khơi dậy không khí riêng của bản sắc văn hoá dân tộc mình. Hình ảnh“một nắm bột sắn gạc nai đồ” rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Mường cũng giống như âm thanh tiếng“chiêng xéc bùa” trong sáng tác của Bùi Minh Chức. Để diễn tả rung động trong tình yêu bất ngờ của cô gái, Bùi Minh Chức không nói theo cách của người Kinh là “tiếng sét ái tình” mà thay vào đó là âm thanh của tiếng “chiêng xéc bùa” thân thuộc trong đời sống tinh thần của đồng bào Mường. Để ước lượng độ rộng của một cột lim, người Mường có cách ước lượng cụ thể: “cột lim đủ một vòng ôm của trai bản” [1, tr. 53]. Và độ dài của cây cang khiến người đọc dễ hình dung hơn qua cách nói ước lượng “những cây cang dài mút cả năm gian, một người nằm ngủ vẫn còn thừa chiều rộng” [1, tr.11]. Nghĩ về sự già nua trong suy nghĩ của mình, Hào liên tưởng đến cây bươn già: “Hào cảm thấy mình như một đứa chưa kịp lớn đã già lụ khụ như cây bươn ở vườn nhà” [3, tr.52]. Chính cuộc sống gắn bó chặt chẽ với những công việc hàng ngày, những thói quen sinh hoạt rất riêng trong đời sống của người miền núi nên cách suy nghĩ của họ cũng mang đậm dấu ấn vùng miền. Những hình ảnh ước lượng, so sánh trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh mang đậm hồn cốt của văn hoá Mường.

*Tiểu kết:

Nhìn chung, những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh vừa kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống của văn học dân gian Mường vừa có sự bứt phá, sáng tạo. Những tác phẩm đầu tay của nhà văn in đậm dấu ấn quen thuộc của nghệ thuật văn học các dân tộc thiểu số như: kết thúc có hậu, cốt truyện được tổ chức theo trật tự thời gian tuyến tính, nhân vật được xây dựng có sự phân cực tốt - xấu và chủ yếu được khắc hoạ về ngoại hình, ngôn ngữ thiên về tư duy trực giác, cảm tính, giàu hình ảnh so sánh cụ thể. Tuy nhiên, để có được vị trí

trong lòng độc giả thì mỗi nhà văn phải không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Với tâm huyết của một người yêu nghề và tấm lòng nặng tình với quê hương, ngòi bút của Hà Thị Cẩm Anh ngày càng chín muồi trong các tập truyện ngắn về sau. Bên cạnh việc kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống thì nhà văn đã có sự đổi mới theo lối viết của truyện hiện đại. Nhiều truyện ngắn của nhà văn có kết thúc bỏ ngỏ, cốt truyện gấp khúc, đảo ngược, xuất hiện nhân vật lưỡng diện, chú ý khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Sự sáng tạo trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh đã góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

KẾT LUẬN


Có thể nói các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá Mường. Những trang viết của nhà văn chan chứa nỗi niềm đối với mảnh đất quê hương. Tuy bây giờ Hà Thị Cẩm Anh đã sống ở thành phố nhưng mảnh đất xứ Mường vẫn gắn bó máu thịt với nhà văn. Hình bóng của quê hương bản Mường in dấu trong tuổi thơ của tác giả ngày nào vẫn hiện lên tươi nguyên chất sống. Phải nặng tình với quê hương sâu sắc đến mức nào thì trang viết của nhà văn mới đằm sâu tình cảm đến thế khi viết về cuộc sống, con người và thiên nhiên xứ Mường Thanh Hoá.

Những sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá Mường về cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên, bản sắc văn hoá Mường thể hiện ở phương diện nội dung đậm đà hơn so với hình thức nghệ thuật. Ở khía cạnh nội dung, dấu ấn văn hoá Mường thể hiện sâu sắc trong mạch nguồn cảm hứng về con người, về phong tục, tập quán, về thiên nhiên mang đậm dấu ấn vùng miền. Người ta vẫn thường nói rằng truyện ngắn là những lát cắt của cuộc sống. Nếu chúng ta đem ghép những lát cắt ấy trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh thì sẽ có một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của dân tộc Mường trong quá trình lột xác để đi ra ánh sáng với những mảng màu sắc khác nhau. Bức tranh cuộc sống ấy có những khoảng lặng yên bình để nhà văn ngắm nhìn thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, mang đậm dấu ấn vùng miền và gần gũi với cuộc sống của con người. Nhưng bức tranh ấy sẽ vô hồn, trống trải nếu thiếu vắng con người. Bởi vậy, bên cạnh những trang viết về thiên nhiên thì sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh còn thể hiện rõ nét cái nhìn đôn hậu, đằm thắm khi viết về thân phận con người. Đi trên từng mảnh đất Mường Vang, Mường Dồ, Mường Bi…, người đọc thấy hiện lên hình ảnh con người xứ Mường với vẻ đẹp tâm hồn và tính cách đa dạng. Dường như cuộc sống càng khó khăn, càng nhiều giông bão bao nhiêu thì người dân xứ Mường càng kiên cường, dẻo dai, vững vàng bản lĩnh bấy nhiêu. Đọc các sáng tác của Hà

Thị Cẩm Anh, ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp hồn hậu, chân thật, thuỷ chung mà giàu lòng nhân ái, đức hy sinh và tinh thần cộng đồng của người Mường. Nhà văn đã đánh thức trong tâm hồn người đọc những tình cảm cao quý. Dường như bà luôn hiểu rằng thiên chức cao cả của nhà văn là phải nuôi dưỡng cái đẹp, cái thiện để từ đó đẩy lùi cái xấu, cái ác.

Tác phẩm của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá không chỉ trong mạch nguồn cảm hứng về con người, thiên nhiên, về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn in dấu trong nghệ thuật. Đọc các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta nhận thấy những ảnh hưởng của văn học dân gian truyền thống rất đậm nét. Với việc đưa hệ thống từ ngữ gắn với con người và cuộc sống xứ Mường vào trang viết, sử dụng ngôn ngữ đậm dấu ấn sử thi kết hợp với xây dựng nhân vật phân cực theo hai tuyến thiện – ác, xây dựng cốt truyện kết thúc có hậu, Hà Thị Cẩm Anh đã quay ngược kim đồng hồ để người đọc được trở về với linh hồn của những áng sử thi, thần thoại, những câu chuyện cổ và dân ca Mường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tuy một số trang viết của Hà Thị Cẩm Anh dữ dội, thô tháp, gồ ghề khi phơi bày hiện thực đau lòng về những bất công, oan trái trong cuộc sống nhưng lắng đọng ở bề sâu của từng câu văn vẫn là một tiếng lòng thổn thức cho thân phận con người và số phận quê hương. Nhà văn nhói lòng trước những giá trị văn hoá truyền thống của quê hương đang bị chảy máu, xa xót khi thiên nhiên bị tàn phá. Có thể nói, Hà Thị Cẩm Anh đã tìm được một điểm tựa vững chắc cho các sáng tác của mình đó chính là mạch nguồn văn hoá, văn học dân gian Mường. Tuy có được chiếc chìa khoá vạn năng ấy để mở cửa bước vào thế giới nghệ thuật nhưng bà không đi theo lối mòn của những người đi trước mà vẫn mang đến cho sáng tác của mình một sắc áo vừa truyền thống vừa hiện đại. Nhiều truyện ngắn đã chứng tỏ sự khám phá, tìm tòi và sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện của nhà văn như: kết cấu đảo ngược gấp khúc góp phần thể hiện cuộc đời của nhân vật chân thực, cụ thể với những quãng đời bị xáo trộn; một vài nhân vật có

tính cách lưỡng diện. Nhiều trang viết của nhà văn cuốn người đọc vào dòng suy nghĩ của nhân vật nhờ việc sử dụng lời nửa trực tiếp, lời độc thoại.

Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 13

Nếu những trang viết đầu tay của nhà văn bớt đi sự kể lể rườm rà và cốt truyện bớt đi màu hồng của thế giới cổ tích thì các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Nhiều trang viết của nhà văn cần nhẹ nhàng, bay bổng, lãng mạn hơn để tránh mang lại cảm giác nặng nề cho người đọc. Có những truyện ngắn của bà đọc xong khiến người đọc có cảm giác căng thẳng, nặng trĩu cõi lòng không thoát ra được. Đồng thời, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng cần tinh tế và sâu sắc hơn. Dù sao chúng ta cũng biết rằng không nhà văn nào có thể đạt được tất cả những mong mỏi của độc giả. Bởi thế bên cạnh một số hạn chế đó thì ta không thể phủ nhận những đóng góp của Hà Thị Cẩm Anh cho nền văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện đại.

Trong bối cảnh hiện nay, khi xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới thì việc giữ gìn bản sắc dân tộc của từng quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Hà Thị Cẩm Anh đã gióng lên hồi chuông thức tỉnh trong lòng mỗi người con xứ Mường hãy biết trân trọng những bản sắc văn hoá dân tộc, những nét đẹp văn hoá đã được ông cha sáng tạo và giữ gìn tự bao đời nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hà Thị Cẩm Anh (2002), Người con gái Mường Biện, Nxb Văn hoá dân tộc.

2. Hà Thị Cẩm Anh (2003), Những đứa trẻ mồ côi, Nxb Kim Đồng.

3. Hà Thị Cẩm Anh (2004), Bài xường ru từ núi, Nxb Văn hoá dân tộc.

4. Hà Thị Cẩm Anh (2005), Nước mắt của đá, Nxb Văn hoá dân tộc .

5. Hà Thị Cẩm Anh (2007), Lão thần rừng nhỏ bé, Nxb Kim Đồng.

6. Hà Thị Cẩm Anh (2008), Mưa bụi, Nxb Văn hoá dân tộc.

7. Hà Thị Cẩm Anh (2013), Một nửa của người đàn bà, Nxb Văn hoá dân tộc.

8. Hà Thị Cẩm Anh (2013), “Niềm tin”, Báo Văn nghệ trẻ, số 13, 31 / 3 / 2013.

9. Vương Anh (2011), Tiếp cận với văn hoá bản Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

10. Nông Quốc Chấn (1964), “Mấy vấn đề về văn học các dân tộc thiểu số”,

Tạp chí văn học, số 10.

11. Nguyễn Minh Châu (1994 ), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội.

12. Phạm Văn Đồng (1980), Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc.

13. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

14. Tạ Thị Hồng Hải (2004), Góp phần nghiên cứu xường giao duyên của người Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

15. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thụât ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà nội.

16. Bùi Chí Hăng (2002), Xường trai gái dân tộc Mường, Nxb Văn hoá dân tộc Hà nội.

17. La Khắc Hoà (chủ biên) (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

18. Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam, đời và văn, Nxb Văn hoá dân tộc.

19. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới, Nxb Văn hoá dân tộc.

20. Trương Sỹ Hùng (1992), Sử thi thần thoại Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

21. Nguyễn Thế Khoa (2002), “Nguyên Ngọc - Những suy tư ở tuổi nhân sinh thất thập”, Báo Người Hà Nội, số 4.

22. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đưòng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.

23. Trọng Miễn (2013), “Nhìn ra được mất”, Báo Văn nghệ trẻ, số 33, 17/8/2013.

24. Hoàng Anh Nhân (2008), Cõi người qua tín ngưỡng Mường Trong, Nxb Văn hoá dân tộc.

25. Phan Đăng Nhật (2006), “Vai trò của văn hoá các dân tộc thiểu số”, Tạp chí văn học các dân tộc, số 3.

26. Phạm Duy Nghĩa (2010), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học.

27. Nguyên Ngọc (1994), “Mấy suy nghĩ về tình hình văn học các dân tộc thiểu số hiện nay”, Tạp chí văn học, số 9.

28. Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học.

29. Đào Thuỷ Nguyên (2013), Bản sắc dân tộc trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Đại học SPTN.

30. Ma Trường Nguyên (2009), Hiện đại mà dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc.

31. Nhiều tác giả (1984), Các dân tộc ít người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

32. Nhiều tác giả (1988), Truyện cổ Mường, Nxb Văn hoá dân tộc.

33. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn xuôi dân tộc miền núi thế kỉ XX, Nxb Văn hoá dân tộc.

34. Bùi Thị Kim Phúc (2004), Nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của người Mường, Nxb Khoa học xã hội.

35. Hùng Đinh Quý (1997), Tiếng nói các nhà văn dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá dân tộc.

36. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn. 37.Trần Đình Sử (2003), Giáo trình lí luận văn học tập 1, Nxb Đại học Sư phạm.

38.Trần Đình Sử (2003), Giáo trình lí luận văn học tập 2, Nxb Giáo dục.

39. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học dân tộc.

40. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, Nxb Văn hoá dân tộc.

41. Lâm Tiến (2006), “Cách viết tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng”, Tạp chí non nước Cao Bằng, số 3.

42. Lâm Tiến (2011), Tiếp cận văn học dân tộc thiếu số, Nxb Văn hoá thông tin. 43.Nguyên Tĩnh (2011), Hà Thị Cẩm Anh và thung lũng Si Dồ, Nguyentinh.vnweblog.com.

44. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục.

45. Ngô Đức Thịnh (1997), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXb Văn hoá dân tộc.

46. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ CHí Minh.

47. Dương Thuấn (2003), Vấn đề phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kì mới, Vietnamnet.

48. Dương Thuấn (2007), “Nhìn nhận văn học dân tộc thiểu số như thế nào cho đầy đủ”, Báo Văn nghệ, 21 / 4 / 2007.

49. Đỗ lai Thuý (2010), “Mối quan hệ văn hoá – văn học nhìn từ lý thuyết hệ thống”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật.

50. Nguyễn Thị Thuý (2012), Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Điêng, luận văn thạc sĩ, ĐHTN.

51. Nguyễn Văn Toại (1981), “Về một vài đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi”, Tạp chí văn học số 4.

52. Vy Trọng Toán (2005), Bản sắc văn hoá, hành trang của mỗi dân tộc, Nxb Văn hoá dân tộc.

53. Trần Thị Việt Trung (chủ biên) (2010), Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Thái Nguyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023