Gấu Ngựa bảo mình cũng rất đáng mặt ở trong ngôi nhà sàn to, cao đủ chín bậc cầu thang! Những chín bậc cầu thang kia đấy! Ái chà! Vui thật!” [5, tr.5]. Thằng In đang lo lắng về khoản tiền chữa bệnh cho mẹ và muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng nó chỉ có thể làm điều xấu thì mới lấy được tiền của ông Gấu Ngựa. Bởi vậy, những lo lắng và sự khao khát có được món tiền lớn đang dày vò tâm trí In khiến bước chân của em cũng nặng nề, uể oải.
Như vậy, nghệ thuật miêu tả nội tâm cũng là một yếu tố đặc sắc trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Điều đó cũng cho thấy sự trưởng thành trong ngòi bút của bà. Qua lời kể, ngôn ngữ và hành động, thế giới nội tâm nhân vật với những biến thái tinh vi, mơ hồ đã hiện lên thật sinh động, cụ thể. Đặc biệt, có những trang viết của nhà văn rất sắc sảo khi dùng lời nửa trực tiếp kết hợp điểm nhìn của người trần thuật và điểm nhìn của nhân vật để tái hiện diễn biến tâm lí của nhân vật đa chiều, phức tạp; làm nổi bật được đặc điểm tính cách của người Mường: sống lặng lẽ, âm thầm và chịu đựng hy sinh.
3.3. Nghệ thuật ngôn từ
3.3.1. Ngôn ngữ đậm chất sử thi truyền thống
Một trong những yếu tố nghệ thuật thể hiện rõ sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đó là âm hưởng sử thi trong ngôn ngữ. Nghệ thuật sử thi thường dùng biện pháp tu từ so sánh, phóng đại và câu văn trùng điệp, sóng đôi. Mặt khác, ngôn ngữ sử thi vốn giàu nhạc điệu, nhịp nhàng và uyển chuyển. Đọc các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta nhận thấy sự khác biệt trong ngôn ngữ văn xuôi của bà so với các nhà văn dân tộc thiểu số khác đó là nhà văn ít đưa ngôn ngữ dân tộc và thành ngữ, tục ngữ của dân tộc mình vào trang viết. Nhưng dấu ấn riêng trong nghệ thuật ngôn từ của nhà văn xứ Mường này là ngôn ngữ mang đậm dấu ấn sử thi truyền thống. Đây cũng là một nét sáng tạo độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá Mường. Tác giả đã dùng kết cấu câu văn đối xứng, hài hoà khi miêu tả âm thanh tiếng chày Khua Luống: “Tiếng Khua Luống nhịp nhàng, khoan thai mỗi lúc một gần hơn, rõ hơn. Sự thô lỗ của động tác, sự trần tục của cơ bắp và sự nặng nề, khô cứng
của tiếng vang được tách bạch ra, rồi bị rơi tõm vào khoảng không vô cảm và lập tức bị pha loãng vào trong mưa bụi rồi tan biến đi rất nhanh, chỉ còn lại cái tinh tế của âm thanh, sự uyển chuyển của nhạc điệu. Đó là tiếng ru của đất. Tiếng hát của rừng. Tiếng reo của nước. Đó là tiếng xường của mẹ, là tiếng nói của cha. Vì thế, dù có đi đâu, về đâu ? Dù có xa cả chín núi, mười mường người Chiềng Đông cũng không thể quên được tiếng chày giã gạo thậm thịch, tiếng nhạc Khua Luống “Cắc cùm cum” ở làng mình” [3, tr.97]. Đọc những câu văn này, chúng ta tưởng như âm vang, hồn sắc của những áng sử thi xa xưa vọng về. Câu văn dài nhưng được ngắt thành nhiều nhịp còn câu văn ngắn thì đăng đối nhau, âm thanh tiếng chày Khua Luống nghe như “Tiếng hát của rừng. Tiếng reo của nước. Đó là tiếng xường của mẹ, tiếng nói của cha”. Chính sự co duỗi nhịp nhàng, đối xứng giữa các vế của câu văn đã thể hiện được âm điệu tinh tế, uyển chuyển, khoan thai của tiếng chày Khua Luống. Đọc câu văn ta hình dung âm thanh tiếng chày giã gạo khi trầm, khi bổng; khi êm ả, khi véo von; khi trong trẻo tha thiết; khi nồng ấm yêu thương. Âm thanh ấy vút cao, rơi tõm vào khoảng không mênh mông và chỉ còn lắng lại nỗi xót xa, thương tiếc trong lòng người ở lại khi phải tiễn một người con của bản Mường về với đất mẹ. Dường như nhà văn cũng đang đắm mình trong âm thanh của tiếng chày Khua Luống ngày nào nên cảm xúc tuôn trào theo từng câu chữ.
Có những đoạn văn khi ta đọc lên mà ngỡ như đang lạc vào thế giới của sử thi: “Hãy gọi thêm ông Mo, bà Máy. Hãy múa Pồn Pôông. Hãy kê thêm thật nhiều những chiếc máng giã gạo ở ngoài sân. Ơi ! những người Mường Trong yêu quý ! Ơi ! những người làng Chiềng Đông thân thiết ! Hãy đốt thêm trầm mà làm hương. Hãy mo trọn một đêm để hồn người chết thật vui vẻ khi về ở Mường trời ! Hãy mở hội Khua Luống và dành trọn đêm vui này cho người đã chết” [3, tr.98]. Những hô ngữ “ơi”và từ ngữ cầu khiến “hãy” rất quen thuộc trong các áng sử thi dân gian. Đó là tiếng gọi của cộng đồng, tiếng gọi thắt chặt tinh thần đoàn kết của bản Mường khi phải tiễn đưa một người con đã mất. Dấu ấn của sử thi không chỉ thể hiện ở vỏ ngoài của ngôn ngữ mà còn thể hiện ở nội
dung bên trong. Tinh thần cộng đồng, đoàn kết, một người vì mọi người luôn là nội dung được đề cao trong các tác phẩm sử thi. Trước sự ra đi của ông Lình trong Đêm Khua Luống dành cho người chết, cả làng chiềng Đông không giấu được nỗi đau đớn. Vì thế, mỗi người đều muốn làm một việc có ích để thể hiện lòng biết ơn đối với người con ưu tú của bản Mường nhưng đã từng phải chịu nhiều oan khuất.
Bên cạnh việc sử dụng câu văn có kết cấu đối xứng, sóng đôi thì thủ pháp cường điệu và so sánh cũng rất đặc trưng cho nghệ thuật sử thi. Để miêu tả sự giàu có, no đủ về vật chất, tác giả đã dùng thủ pháp phóng đại, liệt kê, so sánh: “Chuyện của họ cứ chảy ồ ồ như nước suối khe. Người thợ săn Mường Bi bảo: Dưới gầm sàn nhà mình trâu béo hàng đàn. Trên dấng gác nhà mình lúa nếp đem giã ba năm không hết. Cột cái nhà hai đứa trẻ nít ôm không xuể. Người thợ săn Mường Vang cũng khoe: Nhà mình dùng bạc trắng ngồi trên cửa vóng ném gà. Xanh tám, nồi mười, chiêng núm, cồng ba, xếp đầy buồng, chật bếp. Luồng trồng trong truông, trong núi dài cả mấy chục bận quăng dao, rộng hơn cả trăm tiếng chiêng ba nối lại” [4, tr.10]. Dấu ấn của ngôn ngữ sử thi phảng phất trong những câu văn của truyện ngắn Quả còn. Để diễn tả hình ảnh một đám cưới to nhất thung lũng Si Dồ, nhà văn đã kết hợp biện pháp so sánh và cường điệu: “Người cả hai Mường đến ăn cỗ cưới đông như đàn bướm tháng ba. Rượu chảy như sông, như suối. Xôi thịt đắp cao như núi như gò” [4, tr.12]. Dường như chất sử thi trong những áng sử thi dân gian đã ngấm sâu vào tâm hồn nhà văn nên ở tập truyện ngắn mới nhất của Hà Thị Cẩm Anh, ta bắt gặp nhiều câu văn đậm đà màu sắc sử thi. Để diễn tả đám cưới giàu có ở truyện Cưới chạy, tác giả đã dùng câu văn giàu hình ảnh so sánh và phóng đại: “Rượu của mỗi đám cũng đủ chảy thành sông, thành suối. Xôi thịt cũng phải đủ để đắp cao thành đống, thành gò…” [7, tr.63].
Có thể nói rằng, việc sử dụng những câu văn trùng điệp, kết hợp với thủ pháp so sánh và phóng đại đã thể hiện rất rõ dấu ấn của ngôn ngữ sử thi trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh. Đó cũng là một sắc điệu ngôn ngữ rất riêng,
Có thể bạn quan tâm!
- Thiên Nhiên Gắn Bó, Hoà Hợp Với Con Người Miền Núi
- Xây Dựng Thế Giới Nhân Vật Phân Cực Tốt - Xấu
- Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 11
- Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 13
- Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
độc đáo mà nhà văn đã mang đến cho ngôn ngữ của văn xuôi dân tộc thiểu số nói chung.
3.3.2.Hệ thống ngôn ngữ gắn với con người và cuộc sống xứ Mường
Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương là một thế mạnh của các nhà văn dân tộc thiểu số. Tuy các tác giả chủ yếu dùng tiếng phổ thông để sáng tác nhưng trong các áng văn xuôi dân tộc thiểu số, ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của ngôn ngữ Mường, Tày, Ê đê...Cũng như các nhà văn Cao Duy Sơn, Vi Hồng, Bùi Minh Chức...thường điểm ngôn ngữ dân tộc vào trang viết của mình, Hà Thị Cẩm Anh cũng đưa ngôn ngữ Mường vào các sáng tác.
Ngôn ngữ không chỉ là phương tịên giao tiếp của một dân tộc mà còn thể hiện rõ suy nghĩ, tâm tư tình cảm của dân tộc ấy. Nhờ việc đưa ngôn ngữ Mường vào sáng tác, Hà Thị Cẩm Anh đã dẫn dắt tâm hồn độc giả trở về với xứ sở của những bản mường xa xôi. Đọc các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh, ta cảm nhận được khí vị miền núi quấn quyện bởi sự xuất hiện của những tên đất, tên người, những sự vật sự việc, những hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt đời thường của người Mường. Trong trang viết của nhà văn, ta thấy xuất hiện đa dạng các địa danh của những miền đất của xứ Mường: Mường Phấm, Mường Dồ, Mường Biện, mường Ca Da, Mường Bi, Mường Vang, Mường Rặc, Mường Yến, Mường Trám, Mường Ảng, Mường Bàn Đào, Mường Ký, Mường Ống, Mường Phạng, Mường Chiềng, Mường Đủ, mường Cai Gia, Mường Khô, Mường Điền...Không khí của cuộc sống bản Mường đầm ấm còn được gợi lên qua những tên làng rất đặc trưng như: Làng Ruộng, làng Côốc Vàn, làng Đồng Chan, làng Mổ, làng Khuyên, chòm Điền, chòm Ngán. Không chỉ tên mường, tên làng mới đậm đà khí vị miền núi mà tên các dòng sông, ngọn núi, cánh rừng cũng mang dấu ấn riêng của thiên nhiên bản Mường: sông Mã, suối Ly Lai, suối Hóm Dồ, suối Khích, suối Rạc Trong, suối Nũa, bến Kẹm, bến Mổ; núi Mổ, đỉnh Yên Ngựa, đồi Dồ, đồi Trám, gò Mấc, Eo Trăn, thung Voi, đỉnh Mổ Bông ; rừng Mường Dồ, rừng Chư Lệ, rừng Chuông Cò.
Gắn liền với những địa danh ấy là vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên khi dữ dội, hoang sơ, khi trữ tình thơ mộng và luôn mang đặc trưng vùng miền. Thiên nhiên còn hiện lên với những loài cây, loài hoa, con vật mang đậm hồn cốt của xứ Mường: cây bươn đỏ, bụi rù rì, cây cang, cây gội già, cây mụt ngấn, quả ô môi, lá cứt chim, lá ngón; hoa út lót, hoa ô môi đỏ thắm, hoa lú bú, hoa Bông Trăng, hoa cải; củ mài, củ rạng, nấm, măng rừng; con Voọc, chim vẹt, liếu tiếu, con Tấc, con khỉ Lấu Út, chim Lợn, Kỳ đà...
Hiện lên trên phông nền thiên nhiên ấy là hình ảnh con người xứ Mường thân thuộc với những tên gọi vừa quen vừa lạ mang đậm dấu ấn vùng miền: Hĩm, Đa, thằng Nghé Ọ, In Còi, con Đậu, Sinh, Sim, thằng Mật, thím Đỏ, chú Đỏ Khờ, Chinh ngốc, Hơ Nọ Tụa, già Ban, Hà Văn Mao, vạ Lủ, vạ Sáu, lão Ậu, ông Ngài, ông Mơ, bà Mối, Nềnh, Lình, Nênh, Xanh, Bá Chẻm, lão Cò Cà, ông Gấu Ngựa, Cả Sún Văn Sướng, chị Sun...Việc đưa những danh từ gọi người thân bằng tiếng Mường cũng góp phần tạo không khí vùng miền cho sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh: Mộng Râu (ông ngoại), Mộng Váy (bà ngoại), cài (gái ơi), vạ (bà, cô), chấu (cháu), cù mộng bên du (cậu mợ bên nhà vợ), làm du gia (thông gia).. .Nhà văn đã thổi vào trang viết khí sắc của cuộc sống của người Mường bằng việc dùng tiếng dân tộc gọi tên những sự vật, đồ vật, tập tục quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày: khường (gầm nhà sàn), cửa vóng( cửat sổ nhà sàn), cặp nặp (dùng gắp than), thông nhãng (túi bằng vải bông nhuộm chàm), mổng củi (đoạn củi vụn), hổng chín (quả đu đủ), trờng xe (giống lúa nếp thơm ngon của người Mường), lễ ti poi ( lễ dạm ngõ), lễ pao chầu (lễ ra mắt rể), làm piêng (phù rể), ...
Để dẫn dắt tâm hồn người đọc trở về với hồn vía của bản Mường, nhà văn đã đưa những câu hát xường ru ngọt ngào êm ái bằng tiếng dân tộc vào trong tác phẩm: “Lêu lêu lằng lôộc. Con nhá ngái táy ngoan con à ! Lêu lêu lằng lôộc. Con nhá mế táy ngoan con ơi” [1, tr.141], “Xương xiệt, xương nồông ún à, Xương xiệt, xương nồông ún ơi” [6, tr.144], “Lêu lêu lằng lôộc...lôộc, xôn môống lá con Cài ngoan, xôn môống lá con Cài đẹp. Xôn đẹp nhất Mường Vang...Xiềng thơm Păn chín phú Mường Mướng” [3, tr.16]...
Như vậy, việc Hà Thị Cẩm Anh khai thác nguồn chất liệu ngôn từ tự nhiên, truyền thống của dân tộc mình và cài đặt hợp lí trong từng trang viết đã góp phần thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Mường. Qua hệ thống từ ngữ gắn liền với con người và cuộc sống xứ Mường, ta không chỉ hiểu được đời sống vật chất mà còn thấy hiện lên những nếp cảm, nếp nghĩ riêng của người Mường. Điều đó chứng tỏ tình yêu sâu nặng và sự am hiểu bản sắc văn hoá dân tộc của nhà văn xứ Mường này.
3.3.3. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gắn với tư duy trực giác và cảm tính
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật và cũng là phương tiện để chuyển tải những cảm xúc của họ về cuộc sống. Ngôn ngữ văn học của bất kì dân tộc nào cũng mang dấu ấn tâm hồn và suy nghĩ của dân tộc đó. Cũng giống như những con người miền núi rất hồn nhiên, mộc mạc và nồng hậu thì ngôn ngữ văn chương của các nhà văn dân tộc thiểu số thường giản dị và gắn với tư duy trực giác, cảm tính. Quả thực, đọc những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh, ta thấy rằng người miền núi rất thích lối so sánh, liên tưởng theo hướng cụ thể hoá những cái trừu tượng. Có lẽ, cuộc sống tuổi thơ quanh năm gắn bó với núi rừng, sông suối, thác ghềnh nên cái chất mộc mạc, tự nhiên của thế giới thiên nhiên ấy đã ngấm sâu vào tâm hồn nhà văn. Từng câu chữ đều mang hơi thở của mảnh đất xứ Mường thân thuộc. Nhà văn rất hay sử dụng câu văn so sánh khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Tư duy so sánh của các nhà văn dân tộc thiểu số vẫn đậm nét truyền thống. Họ thường lấy chuẩn mực của cái đẹp là thiên nhiên. Để làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ, nhà văn Cao Duy Sơn thường chọn những loài hoa thân thuộc của miền núi Cao Bằng như hoa gạo, hoa chuối rừng, hoa đào. Còn vẻ đẹp của người phụ nữ Mường lại được Hà Thị Cẩm Anh so sánh với hình ảnh rực rỡ của các loài hoa bông trăng, hoa mô môi mang đậm chất Mường: “làn da trắng như hoa bông trăng, môi đỏ như hoa ô môi mới nở”[1, tr. 54]. Con gái ở tuổi mười tám đôi mươi thường có một vẻ đẹp căng tràn, tươi
tắn, rạng rỡ, còn đang e ấp như những bông hoa rừng ngát hương. Dưới con mắt của nhà văn thì vẻ đẹp của các cô gái mới lớn chẳng khác nào vẻ đẹp của loài hoa út lót - những loài hoa chỉ có ở xứ Mường: “mặt hoa, da phấn, xinh tươi như một bông út lót đỏ thắm” [4, tr.78].
Những câu văn so sánh đã góp phần tô đậm và khiến cho vẻ đẹp của mẹ In trong Đứa con trai trở nên tươi tắn, hữu hình: “Đôi lông mày không tô không cạo mà mềm mại và cong như mảnh trăng đầu tháng…Hai hàm răng càng đẹp, nhỏ, đều, trắng như ngọc như ngà” [6, tr.141]. Nhưng khi mẹ In ốm, bà trở nên xanh xao và gầy gò. Hình ảnh so sánh đã lột tả được vẻ ốm yếu, xanh xao của người phụ nữ khi phải chịu những cú sốc tinh thần quá lớn: “Bà xanh như lá, bấy bớt như một cái cây nảy mầm trong bóng tối” [6, tr.139]. Có những người phụ nữ đẹp nhưng số phận lại chẳng ra gì. Hình ảnh so sánh đã làm nổi bật số phận cô đơn, mỏng manh, dễ vỡ của người phụ nữ trong Một nửa của người dàn bà: “Chị vẫn đẹp và mỏng như một chiếc lá trên cành cây rợp” [7, tr.89]. Nỗi đau của người đàn bà khi bị người chồng lừa gạt rồi ruồng bỏ hiện lên cụ thể, hữu hình nhờ hình ảnh so sánh: “Tiếng cười lạnh ngắt, sắc lẹm của hắn như trăm nghìn lưỡi dao đâm thẳng vào tim chị” [7, tr.102].
Không chỉ dùng câu văn so sánh để nhấn mạnh vẻ đẹp của người phụ nữ mà nhà văn còn dùng hình ảnh so sánh để khắc sâu vào tâm hồn người đọc về một giọng hát xường vừa ngọt ngào vừa ấm áp như lời ru khiến bao người say đắm trong Của hồi môn: “giọng xường êm như ru, ngọt như mật và ấm như lửa” [7, tr.109]. Nhờ hình ảnh so sánh mà người đọc có thể cảm nhận trực tiếp giọng hát xường của cô gái vừa trầm bổng âm vang vừa ấm áp trong Quả còn: “…chất giọng vang như cồng, trầm như chiêng và ấm như lửa” [4, tr.74]. Như vậy, những hình ảnh so sánh đã khiến cho những yếu tố vốn vô hình trở nên hữu hình, sinh động và cụ thể hơn.
Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, nhà văn chọn những hình ảnh thiên nhiên đẹp nhất để làm nổi bật nhan sắc của họ thì khi miêu tả những nhân
vật phản diện, nhà văn lại chọn những hình ảnh xấu xa nhất để ví von. Để khắc hoạ hình ảnh chủ tịch Hà Văn Sụn có cái miệng dẻo khi tán tỉnh các cô gái và thường khéo léo khi che đậy những việc bỉ ổi, tác giả đã so sánh “đôi môi mỏng như lá lúa” [6, tr.90]. Đọc những câu văn so sánh về hàm răng của ông Gấu Ngựa, người đọc nghĩ ngay đến một kẻ có nanh lưỡi độc ác chẳng khác nào loài cầm thú: “da đen cháy, tóc xoăn tít, mắt trắng dã, cao to như con gấu ngựa” [6, tr.97], “hàm răng trắng nhởn dài như răng ngựa” [6, tr.100]. Rõ ràng thủ pháp so sánh được nhà văn sử dụng đắc lực để miêu tả ngoại hình và khắc hoạ tính cách, tâm hồn của nhân vật.
Hà Thị Cẩm Anh rất có sở trường miêu tả thiên nhiên nhờ việc sử dụng những hình ảnh so sánh tinh tế. Trước vẻ đẹp của dòng sông Chu, nhà văn có những liên tưởng thật thú vị và bất ngờ. Biện pháp so sánh đã làm nổi bật tính cách đa dạng và độc đáo của con sông. Mùa khô, nó dịu dàng, “hiền lành xinh đẹp như một cô gái chân quê” nhưng đến mùa lũ, nó trở nên dữ dội, nồng nàn, “bậm trợn và cuồng nhiệt như một gã si tình” [1, tr.71]. Để nhấn mạnh vẻ đẹp hoang sơ, táo bạo, hùng mạnh của dòng sông Mã, tác giả so sánh: “Mùa lũ, con sông bỗng trở nên hoang dã như khi “trời còn đang puổng luổng, đất còn đang pời lời” [7, tr.11]. Vẻ đẹp trẻ trung và trữ tình của những ngọn núi càng nổi bật hơn khi nhà văn so sánh với chàng trai đang say đắm trong tình yêu: “Có ngọn lại mơ màng như một gã trai Mường đang yêu say đắm” [7, tr.23]. Như vậy, Hà Thị Cẩm Anh đã khoác lên những ngọn núi một vẻ đẹp gần gũi và phảng phất bóng dáng của con người miền núi.
Người dân tộc thường có cách nói ước lượng về thời gian và khoảng cách theo kiểu cụ thể hoá. Đây được coi là “đặc sản” trong văn xuôi dân tộc thiểu số. Các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh cũng thể hiện rõ nét lối tư duy đó của dân tộc Mường. Để chỉ tuổi của con người qua nhanh, tác giả so sánh “tuổi mười bốn qua nhanh như một cơn mưa rừng” [3, tr.19]. Nhân vật Sinh trong Những đứa trẻ mồ côi ước lượng thời gian mở nắp một chiếc thùng “bằng cả