Khái Niệm Và Sự Cần Thiết Ra Đời Của Ucp 600 Và Isbp 681 Icc

phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được.

+ Với ngân hàng thông báo: Chịu trách nhiệm phải có sự "quan tâm hợp lý" để bảo đảm rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký khóa mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu.

+ Đối với ngân hàng chỉ định: Các ngân hàng chỉ định không có trách nhiệm phải thanh toán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ định thường ứng trước cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

+ Ngân hàng xác nhận: Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo, thì Ngân hàng xác nhận phải trả tiền cho người xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được tiền từ ngân hàng phát hành hay không. Như vậy, Ngân hàng xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế (hạn chế ngoại hối) của nước người nhập khẩu. Nếu Ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhận, thì không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.

1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC


1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC


Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of commerce) – ICC được thành lập vào tháng l0/1919 tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố Atlantic-city, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý. Ngày 24/10/1919 ngày thông qua quyết định thành lập ICC được coi là ngày thành lập ICC. Tháng

6/1920, tại Pa-ri đã tiến hành họp Ðại hội sáng lập (Constituent Congress) ICC với sự tham gia của gần 500 đại diện của 5 nước nói trên. Tại Ðại hội này, người ta đã thông qua Ðiều lệ, thành lập các cơ quan chức năng và quyết định lấy Pa ri làm trụ sở chính của ICC.

Theo điều lệ, ICC là một liên đoàn tập hợp những lực lượng kinh tế chủ yếu nhất của từng nước hội viên vào các ủy ban quốc gia (National committes)

- ICC là một tổ chức Quốc tế phi chính phủ.

Mục đích và nhiệm vụ chính thức của ICC, như điều lệ qui định là: thông qua việc tác động tới tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế quốc tế bao gồm thương mại, công nghiệp, vận tải và tài chính) nhằm cải thiện các điều kiện quan hệ kinh tế giữa các nước và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc tế, thiết lập các mối giao tiếp quốc tế và sự hiểu biết tương hỗ giữa các giới kinh tế và các tổ chức của chúng để trên cơ sở đó "gìn giữ hòa bình và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc".

1.2.1.1 Khái niệm

+ UCP - “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP 600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. UCP là văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ trong phương thức tín dụng chứng từ, là cở sở để ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình, giải quyết tranh chấp trong TTQT bằng L/C.

+ ISBP - “International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681,

do ICC ban hành năm 2007. Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP 600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

1.2.1.2 Các lần sửa đổi của UCP

Bản UCP đầu tiên được ban hành vào năm 1933 (UCP 82) là năm mà kinh tế thế giới phát triển phồn vinh sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Năm 1951, sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc được 5 năm, kinh tê thế giới bước vào giai đoạn hồi phục và phát triển, bản UCP 82 năm 1933 tỏ ra không còn thích hợp nữa nên đòi hỏi cấp thiết phải sửa đổi. UCP 82 lần đầu tiên được sửa đổi vào năm 1951 và từ đó trở đi, cứ 10 năm, UCP lại được sửa đổi một lần: UCP 222 năm 1962, UCP 290 năm 1974, UCP 400 năm 1983, UCP 500 năm 1993. Riêng lần sửa đổi thứ 6 bản UCP 600 phải mất 14 năm tức là năm 2007 mới được ban hành.

Năm 2003, ISBP 645 ICC ra đời đề ra 200 quy tắc kiểm tra chứng từ xuất trình theo thư tín dụng. Bản ISBP 681 là bản sửa đổi đầu tiên của ISBP.

1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681

Về mặt lí luận:

Lịch sử hơn 70 năm qua của UCP đã cho thấy rằng không một bản sửa đổi nào toàn diện và có khả năng bao quát toàn bộ thực tiễn cả. TMQT ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi các phương thức thanh toán đi kèm với nó cũng như các nguồn luật điều chỉnh phải hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, việc UCP 600 và ISBP 681 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu hơn nữa những sai biệt và tạo điều kiện cho TMQT phát triển.

Về mặt thực tiễn:

Thông thường cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần. Từ bản sửa đổi thứ năm UCP 500 đi kèm với nó là ISBP 645 năm 1993 thì tới tận tháng

5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) mới ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500. Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, vốn là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 - 100USD khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không mấy rõ ràng.

Xét dưới góc độ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì UCP 500 được xem là một văn bản tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về quy trình. Do không hiểu về UCP 500 nên các doanh nghiệp hành động theo thói quen thương mại của mình, khi bộ chứng từ có sai biệt, tranh chấp xảy ra thì chi phí sửa chữa sai biệt và rủi ro cho các doanh nghiệp là rất lớn. Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về UCP 500 cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ trong các điều khoản. Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500. Ví dụ như tại các điều 7a và 13a có nêu trách nhiệm của ngân hàng thông báo là “ phải kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình thông báo” trong khi không hề định nghĩa thế nào là một sự cẩn thận thích đáng.

Từ những bất cập đó đòi hỏi UCP 500 phải sửa đổi để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm.

1.2.2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP - UCP 600

Về mặt hình thức: UCP 600 được cấu trúc lại phù hợp với cấu trúc thông thường của các văn bản pháp lý quốc tế chứ không phải theo tính chất nghiệp vụ như UCP 500.


Kết cấu của UCP 500: gồm 7 vấn

đề, được đánh thứ tự từ A – G

Cấu trúc của UCP 600

A. Những quy định chung và định nghĩa

B. Hình thức và thông báo tín dụng

C. Nghĩa vụ và trách nhiệm

D. Chứng từ

E. Các điều quy định khác

F. Tín dụng chuyển nhượng

G. Nhượng tiền thu được

Phạm vi áp dụng của UCP 600 Các định nghĩa

Giải thích

Các mục khác mang tính chất nghiệp vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 4


Về mặt nội dung

- UCP 600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng của thư tín dụng, ví dụ như nội dung liên quan tới Đơn yêu cầu phát hành L/C, các chỉ thị không rõ ràng (điều 12 – UCP 500); hủy bỏ một thư tín dụng (Điều 8); tín dụng có thể hủy bỏ và không thê hủy bỏ (một phần điều 6); lệnh phát hành, sửa đổi thư tín dụng (Điều 5); chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành (Điều 30); các chứng từ khác (Điều 38).

- UCP 600 điều chỉnh cả thư tín dụng dự phòng (Điều 1 – UCP 600)

- UCP 600 cập nhật một số điều khoản mới

Điều 2: Định nghĩa

Điều 3: Giải thích

Điều 9: Thông báo tín dụng và các sửa đổi

Điều 12: Sự chỉ định

Điều 15 Xuất trình phù hợp

Điều 17: Các chứng từ gốc và bản sao

- UCP 600 đã giảm thiểu những mâu thuẫn giữa các điều khoản với nhau ví dụ như điều 13a và 13 c UCP 500.

- UCP 600 đã đưa ra khoảng thời gian cụ thể cho việc chấp nhận hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ là 5 ngày làm việc ngân hàng (banking day) thay vì 7 ngày như trước đây đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về ngày làm việc ngân hàng.

- UCP 600 đã loại trừ việc sử dụng các cụm từ mơ hồ, khó hiểu thường dẫn tới tranh chấp như: khoảng thời gian hợp lý, sự cần mẫn hợp lý.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết trong UCP 600. Chẳng hạn như chưa quy định về chứng từ bất hợp lệ xuất trình theo thư tín dụng chuyển nhượng (Điều 38 UCP 600). Ngoài ra, chưa có sự phân biệt “one copy of” và “in one copy”. Điều 17 (d) và (e) UCP600 quy định:

“d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ là “copies of” thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận. (If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either originals or copies is permited).

e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình nhiều bản chứng từ bằng cách sử dụng các cụm từ như “in duplicate”, “in two fold”, “in two copies” thì sẽ được thỏa mãn khi xuất trình ít nhất một bản gốc và những bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác. (If the credit requires presentation of multiple documents by using terms such as “in duplicate”, “in two fold” or “in two copies”, this will be satisfied by the presentation of at least one original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates otherwise)”

Theo ISBP 681, “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc.

Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của Ủy ban Kỹ thuật và tập quán ngân hàng của ICC. Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.

1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681

1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh

Điều 1 UCP 600 “ Các quy tắc Thực hành Thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 (“UCP 600”) là các quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ (“tín dụng”) nào (bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dung của thư tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng nó phụ thuộc vào các quy định này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng

Đối tượng điều chỉnh:

Thư tín dụng

Thư tín dụng dự phòng

UCP 600 điều chỉnh thư tín dụng từ khi nó được phát hành tới khi kết thúc hiện lực. Chủ thể của thư tín dụng là ngân hàng phát hành và người thụ hưởng thư tín dụng , bên cạnh đó còn các chủ thể khác trong quá trình vận hành thư tín dụng như: ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận…

Cần phải lưu ý rằng, Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành dành cho người thụ hưởng với điều kiện người này xuất trình được

một bộ chứng từ hợp lý, do vậy người yêu cầu không phải là chủ thể của thư tín dụng và Đơn yêu cầu phát hành L/C cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP 600.

Các điều kiện và điều khoản của một thư tín dụng tạo nên nội dung thư tín dụng sẽ chịu sự điều chỉnh của UCP 600 2007 ICC.

Phạm vi điều chỉnh

- Với thư tín dụng thương mại: UCP 600 quy định phạm vi điều chỉnh những nội dung của thư tín dụng là các quy rắc ràng buộc tất cả các chủ thể của thư tín dụng, trừ khi thư tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng. Như vậy, UCP 600 không điều chỉnh các nội dung loại trừ và sửa đổi quy định trong thư tín dụng, nếu có.

- Với thư tín dụng dự phòng: UCP 600 chỉ điều chỉnh những nội dung của thư tín dụng dự phòng nào tương thích với các quy tắc của UCP 600, còn với những nội dung riêng có trong thư tín dụng sự phòng mà UCP 600 không có quy tắc tương thích thì UCP 600 sẽ không điều chỉnh.

Ví dụ như chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng quy định trong UCP 600 là các chứng từ thương mại (commercial documents) hay còn gọi là chứng từ gửi hàng (shipping documents), còn quy định trong thư tín dụng dự phòng là chứng từ đòi bồi thường, gồm hối phiếu, bản tuyên bố về sự vi phạm nghĩa vụ bởi người yêu cầu, chứng từ về quyền sở hữu…

Điều kiện áp dụng:

Điều kiện áp dụng UCP 600 được thể hiện trong nội dung thư tín dụng là phải dẫn chiếu đến tập quán quốc tế này.

Ví dụ như “ Thư tín dụng này áp dung UCP 600 2007 ICC – This Credit is subject to ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, Publication No 600, 2007 Revision”

Do đặc điểm của một bộ tập quán quốc tế mà việc ban hành văn bản mới của UCP không đồng nghĩa với việc hủy bỏ văn bản trước đó. Vì thế, tùy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022