Khái Quát Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội, Đặc Điểm Giao Thông Của Hà Nội

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ

VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI


2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm giao thông của Hà Nội

Hoạt động áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành tùy thuộc rất nhiều vào môi trường áp dụng pháp luật, môi trường của những vi phạm pháp luật, vì vậy trước khi có những nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của thanh tra chuyên ngành, luận văn khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm giao thông trên địa bàn Hà Nội.

2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử của Thủ đô Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, đồng thời trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, về diện tích tự nhiên Hà nội đứng đầu cả nước với diện tích 3.344,7 km2, gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành, là thành phố đứng thứ hai cả nước về diện tích đô thị, sau thành phố Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội là thành phố đứng thứ hai về dân số với 7,1 triệu người [16]. Hà nội nằm ở vị trí trung tâm vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu

tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với tên gọi Thăng Long. Trong suốt triều dài lịch sử (kể cả thời kỳ nhà Nguyễn định đô ở Phú Xuân - Huế), Hà Nội vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, tôn giám lớn không chỉ của miền Bắc mà còn của cả nước. Dưới thời vua Minh Mạng, vào năm 1831, kinh thành Thăng Long chính thức được

đổi tên thành Hà Nội (thành phố bên trong sông). Trong hơn 80 năm bị Thực dân Pháp đô hộ, Hà Nội vẫn là địa phương đi đầu trong cuộc đấu tranh chống đội quân xâm lược Pháp mà tiêu biểu là hai cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội của Tổng đốc Hoàng Diệu và Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930), người dân Hà Nội lại đứng lên theo Đảng làm cách mạng giành chính quyền. Ngày 02/09/1945, mảnh đất linh thiêng này đã chứng kiến giây phút thiêng liêng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với Thủ đô là Hà Nội. Tiếp đó, Hà Nội cùng với cả nước đi tiếp cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Sau khi đất nước thống nhất (ngày 30/04/1975), Hà Nội tiếp tục đảm nhiệm vinh dự là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã phát huy vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bộ mặt của Thủ đô ngày càng được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông đồng bộ; nhiều khu đô thị mới đó và đang được xây dựng như Khu đô thị mới Mỹ Đình, Văn Khê, Văn Phú, Vân Canh v.v; các khu công nghiệp, khu công nghệ cao ra đời như Khu công nghiệp Nam Thăng Long, Sài Đồng, Láng - Hòa Lạc, An Khánh… Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa, an sinh xã hội được đầu tư xây dựng đã nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân như Công viên Hòa Bình, Công viên nước Hồ Tây, Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, Bảo tàng Hà Nội, v.v. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xấp xỉ 10%/năm. Trước “ngưỡng cửa” đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (năm 2011), Thủ đô Hà Nội được Đảng và Nhà nước cho phép mở rộng địa giới hành chính với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã của huyện Lương Sơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

(tỉnh Hòa Bình). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội có những hoạch định chiến lược cho bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai xứng đáng với vị trí của Thủ đô của một nước có dân số 100 triệu người trong thập kỷ tới. Trong năm 2011 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI

- Hà Nội đã đạt được thành tựu kinh tế rất đáng tự hào: Lần đầu tiên, GDP của Thủ đô Hà Nội vượt mốc hơn 100 nghìn tỷ đồng; hiện bình quân GDP/ người của Hà Nội đạt khoảng 2.500 USD …

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 7

2.1.2. Sơ lược về đặc điểm hệ thống giao thông của Thủ đô Hà Nội

Với vị trí, vai trò của mình, hệ thống giao thông của Thủ đô Hà Nội đã được đầu tư xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương với các tỉnh, các địa phương trong cả nước. Với vị trí địa lý nằm bên cạnh sông Hồng nên từ xa xưa, hệ thống giao thông đường thủy của Hà Nội đó phát triển với cảnh “trên bến, dưới thuyền” tấp nập. Trong thời kỳ Pháp thuộc, để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, sản vật bóc lột được để đưa về chính quốc, người Pháp đã cho xây dựng hệ thống đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Sài Gòn

v.v. Cùng với hệ thống giao thông đường sắt, hệ thống giao thông đường bộ nối Hà Nội với các địa phương khác cũng được người Pháp cho xây dựng. Hệ thống đường hàng không ở thời này chủ yếu là các sân bay quân sự, sân bay dã chiến phục vụ cho chiến tranh được xây dựng ở Gia Lâm. Tuy nhiên, ở thời kỳ này, hệ thống giao thông của Hà Nội được xây dựng chủ yếu phục vụ nhu cầu của một đô thị khoảng 3 vạn dân phần lớn là công chức Pháp, công chức người Việt và tầng lớp thị dân …

Sau khi giành được chính quyền, mặc dù là Thủ đô song hệ thống giao thông của Hà Nội vẫn chậm phát triển và chủ yếu là các con đường được xây dựng từ thời Pháp thuộc trước đây. Bởi lẽ, trong điều kiện chiến tranh kéo dài suốt 30 năm (từ 1945 - 1975), hệ thống giao thông ở Hà Nội là một trong

những mục tiêu bị Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ tìm mọi cách để phá hoại hòng ngăn cản sự chi viện lương thực, khí tài, “sức người, sức của” cho chiến trường miền Nam. Kể từ khi đất nước thống nhất, hệ thống giao thông của Hà Nội được đầu tư nâng cấp song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1986), cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế và sự thay đổi cơ chế quản lý, hệ thống giao thông của Hà Nội được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng dân số và gia tăng các phương tiện giao thông. Hệ thống giao thông của Hà Nội có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, so với các địa phương khác, hệ thống giao thông của Hà Nội được đầu tư xây dựng đồng bộ; bao gồm:

- Đường hàng không với Sân bay quốc tế Nội Bài đóng vai trò là trung tâm của Cụm cảng hàng không phía Bắc nối Hà Nội với trung tâm kinh tế của các khu vực khác trong nước và với các quốc gia trên thế giới.

- Hệ thống đường sắt Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội

- Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai và đường sắt liên vận Hà Nội - Nam Ninh (Trung Quốc)… đã đáp ứng một phần nhu cầu chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hóa.

- Giao thông thủy của Hà Nội chủ yếu tập trung trên sông Hồng, sông Đà nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của một bộ phận nhân dân và chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy.

- Hệ thống đường bộ của Hà Nội nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hà Nội là đầu mối của các tuyến đường bộ quan trọng của đất nước như Quốc lộ 1, 2, 5, 6 v.v. Điều này, giúp người dân Thủ đô tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện với các địa phương khác.

Thứ hai, hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nội có sự đan xen, kết hợp giữa hệ thống đường giao thông cũ, nhỏ hẹp với hệ thống đường giao thông mới, hiện đại.

Trong khu vực nội thành Hà Nội, hệ thống đường giao thông chủ yếu được xây dựng cách đây ngót trăm năm với các con đường nhỏ, hẹp; hai bên phố xá, nhà cửa mọc san sát nên khó có điều kiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó, hệ thống đường vành đai của Hà Nội được xây dựng mới, đồng bộ đạt tiêu chuẩn đường cao tốc của khu vực như hệ thống đường vành đai 3 Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng; đường Lê Văn Lương kéo dài, đại lộ Thăng Long, đường 32 mở rộng; đường Thăng Long - Nội Bài, đường Pháp Vân - Cầu Rẽ v.v đã góp phần giảm tải sự ách tắc giao thông của Hà Nội.

Thứ ba, hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nội không đáp ứng kịp với tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng dân số và gia tăng các phương tiện giao thông trong những năm gần đây.

Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực nội thành chủ yếu được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của 3 vạn dân; nay Thủ đô Hà Nội có dân số hơn 7 triệu người; khoảng 1,2 triệu xe gắn máy, gần nửa triệu xe ô tô các loại nên hệ thống giao thông này chịu sự quá tải của các phương tiện giao thông [16]. Tình trạng ách tắc giao thông trở thành vấn nạn, là căn bệnh trầm kha vẫn chưa giải quyết được của Thủ đô Hà Nội. Do không có quỹ đất dự trữ để mở rộng hệ thống giao thông nội đô, nếu Hà Nội không xây dựng hệ thống đường bộ trên không, hệ thống xe điện ngầm hoặc quy hoạch phát triển kéo dãn dân sống ở khu vực phố cổ ra ngoại thành thì trong thời gian tới giao thông của Hà Nội sẽ là một vấn nạn rất bức xúc, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội và là một trở ngại làm chậm tốc độ phát triển của Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung.

Thứ tư, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nội chưa tương thích, đồng bộ và thống nhất với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển thủ đô, quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch kiến trúc độ thị, quy hoạch sử dụng đất đai v.v. Điều này thể hiện:

- Ở các khu đô thị mới, chính quyền thành phố chưa quy hoạch quỹ đất để xây dựng các bãi đỗ xe, bãi trông giữ xe ô tô. Sau giao đất cho các chủ đầu tư xây dựng khu đô thị mới thì dường như thành phố “khoán trắng” việc sử dụng đất cho chủ đầu tư. Trên thực tế, các chủ đầu tư chỉ chú trọng vào việc xây dựng các khu chung cư, khu nhà ở thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận... mà ít quan tâm xây dựng các bãi trông, giữ xe.

- Việc cho phép xây dựng các khu đô thị, khu chung cư trong khu vực nội thành làm gia tăng nguy cơ gây ách tắc giao thông. Do đất đai ở khu vực nội thành có giá trị rất lớn, nên các chủ đầu tư tận dụng tối đa quỹ đất để xây dựng các khu nhà ở mà không chú ý đến việc dành tỷ lệ đất thích hợp để xây dựng nhà để xe ô tô.

- Bên cạnh việc cấm dừng, đỗ xe tại các phố trung tâm của khu vực phố cổ thì do việc thiếu quỹ đất đầu tư xây dựng các điểm trông giữ xe ô tô, xe gắn máy nên chính quyền các phường đã cho phép hình thành một số bãi trông giữ xe dưới lòng đường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc giao thông và làm mất mỹ quan của thành phố. Hiện tượng này đã được chính quyền thành phố chấn chỉnh bằng việc ra quyết định cấm tổ chức trông, giữ xe ở lòng đường, vỉa hè tại các quận nội thành. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt, tạm thời còn xét về lâu dài, thành phố Hà Nội vẫn loay hoay giải quyết bài toán về xây dựng các điểm trông giữ các phương tiện giao thông một cách khoa học và hợp lý. Theo thống kê về Bến bãi đỗ xe tĩnh hiện

tại Hà Nội có tổng số trên 150 điểm trông giữ xe công cộng với diện tích 272.370m2 với công suất phục vụ trông giữ trên 9.500.000 lượt xe/năm.

Thứ năm, mạng lưới đường bộ Hà Nội được phân cấp cho nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, cụ thể:

- Sở GTVT Hà Nội quản lý 583 tuyến đường (trong đó trên địa bàn Hà Nội cũ là 552 tuyến, địa bàn Hà Nội mở rộng 31 tuyến) và 237 cầu các loại

(trong đó trên địa bàn Hà Nội cũ là 160 cầu, địa bà Hà Nội mở rộng 77 cầu) với tổng chiều dài 1.178 km bao gồm các tuyến đường trục hướng tâm, tuyến đường vành đai, tuyến phố chính đô thị, đường phố khu vực và đường ngoài đô thị. Đường quốc lộ do trung ương ủy thác quản lý: 4 tuyến (142,45km) có 25 cầu/909md (gồm: QL32, QL21B, QL21 và QL2C).

- Các Quận, Huyện quản lý, duy trì khoảng 2450 km gồm các tuyến ngò chưa đặt tên, tuyến đường trục của Huyện, đường liên xã.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT đang trực tiếp quản lý 06 đoạn tuyến Quốc Lộ qua Hà nội với chiều dài khoảng 102,5 km (QL 2, QL 3, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Láng - Hòa Lạc, Nội Bài - Bắc Ninh).

Như vậy, về cơ bản mạng lưới GTVT đã đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, giao thương hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, tai nạn giao thông hàng năm đều giảm trên cả 3 tiêu chí, tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng được cải thiện, giao thông đi lại ngày càng an toàn và thuận lợi. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu đối với một Thủ đô đang trên đà phát triển và hội nhập, chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô. Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội và tốc độ đô thị hóa rất cao, Thủ đô Hà Nội đang phải chịu sức ép mạnh mẽ về giao thông vận tải do nhu cầu đi lại ngày càng cao, phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh, trong khi mạng lưới vận tải hành khách công cộng chưa phát triển và kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu rất nhiều và chưa đồng bộ, bên cạnh đó sự mất cân đối về mật độ dân cư giữa khu vực nội đô và ngoại thành dẫn đến sự tập trung giao thông tại một số khu vực, một số tuyến đường gây nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, ùn tắc kéo dài tại một số khu vực, một số nút giao và tuyến đường chính của Thành phố gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hộ và mỹ quan đô thị của Thủ đô. Nguyên nhân của

thực trạng trên xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân trực tiếp là do kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu và tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, thể hiện qua các mặt sau đây:

- Thiếu một quy hoạch tổng thể và đồng bộ về phát triển giao thông vận tải: Công tác điều tra, dự báo nhu cầu vận tải không sát, và năng lực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch chuyên ngành còn yếu dẫn đến nhiều tuyến đường vừa xây dựng xong đã không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại. Thiếu sự kết nối, gắn kết giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch phát triển GTVT dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong phát triển đô thị, nhiều khu đô thị mới xây xong nhưng thiếu đường kết nối, nhiều khu vực nội đô có mạng lưới đường chật hẹp nhưng vẫn phát triển thêm nhà cao tầng, gây khó khăn cho việc tổ chức điều hành giao thông, điều tiết dãn dân và phát triển hệ thống vận tải đa phương thức;

- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn thiếu quá nhiều: Những năm qua, mặc dù Thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông vận tải còn quá thấp (hiện tại chỉ chiếm khoảng 6-7 % diện tích đất đô thị); mạng lưới đường phân bố không đều; đường trong đô thị thường ngắn và hẹp nên khả năng thông qua của các phương tiện giao thông bị hạn chế (trên 70% tuyến đường có Bm < 11m). Do chưa có tuyến vành đai nào hoàn chỉnh nên phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách trung chuyển quá cảnh qua Hà Nội vẫn phải đi vào nội thành, tạo sức ép rất lớn lên hệ thống giao thông nội đô. Các cầu vượt sông còn thiếu so với nhu cầu, và thường phải gánh chịu một lưu lượng giao thông gấp nhiều lần so với năng lực thiết kế. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe: Thiếu về số lượng và kém về chất lượng phục vụ (mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu), đặc biệt là các điểm đỗ xe

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí