Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 10

yêu cầu khởi tố. Những thiếu sót trên đã phần nào làm giảm lòng tin của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và của VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái nói riêng.

Thứ ba, về công tác quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và phê chuẩn các quyết định của CQĐT, mặc đã có nhiều cố gắng, hiệu quả công tác kiểm sát được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Trách nhiệm trong phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam còn chưa cao, chưa đi sâu xem xét hồ sơ, chứng cứ, hiện trường, còn chủ quan dựa vào hồ sơ của CQĐT, thiếu thẩm tra chu đáo; rất ít trường hợp trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để xác minh, kiểm tra chứng cứ. Thực tế vẫn còn xảy ra một số trường hợp tạm giữ theo thủ tục hình sự nhưng sau đó lại xử lý hành chính, nếu không được khắc phục kịp thời cũng sẽ dẫn đến việc bắt, giữ, giam oan, sai, hoặc không bắt giữ, giam dẫn đến đối tượng trốn phải tạm đình chỉ điều tra.

Về ADPL trong việc xem xét phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam của VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp VKS phê chuẩn lệnh tạm giam hoặc lệnh bắt tạm giam nhưng sau đó phải đình chỉ điều tra (mặc dù không phải đình chỉ do không có hành vi phạm tội). Theo thống kê của VKSND tỉnh Yên Bái, từ năm 2011 đến 2015, có 29 bị can đình chỉ điều tra, trong đó có 1 bị can đình chỉ do không chứng minh được hành vi phạm tội và 1 bị can đình chỉ do miễn TNHS, cả 2 trường hợp này bị can đều bị tạm giam [45], [46], [47], [48], [49]. Điều này thể hiện chất lượng công tác khởi tố, bắt tạm giam của CQĐT cũng như VKS còn có hạn chế. Trên thực tế, nhiều trường hợp không cần thiết phải tạm giam như bị can phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rò ràng, thành khẩn khai báo… nhưng vẫn tạm giam. Cũng có trường hợp VKS không kiên quyết yêu cầu CQĐT bắt tạm giam bị can dẫn đến đối tượng trốn phải tạm đình chỉ điều tra. Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh Yên Bái, tính đến 2015, toàn tỉnh Yên Bái có 54 bị can trốn, phải tạm đình chỉ điều tra, trong đó đa phần các trường hợp tạm đình chỉ đều do bị can trốn ngay sau khi phạm tội, nhưng cũng có trường hợp là do cơ quan tiến hành tố tụng không sử dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Điều đó phần nào phản ánh chất lượng công tác ADPL trong việc sử dụng biện pháp ngăn chặn của các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn những hạn chế nhất định. Thứ tư, về việc ADPL trong phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của CQĐT và công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự ở các đơn vị VKS hai cấp còn có những hạn chế nhất định. Tình trạng CQĐT khởi tố không đúng pháp luật nhưng VKS không kịp thời dùng quyền hạn của mình để thay đổi hoặc hủy bỏ vẫn còn xảy ra. Nhiều vụ án VKS không kiểm sát điều tra chặt chẽ ngay từ đầu, do vậy chất lượng hồ sơ và chứng cứ buộc tội yếu, nhiều vi phạm của CQĐT không được phát hiện kịp thời để áp dụng các biện pháp hủy bỏ hoặc kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ với CQĐT vẫn còn biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều nên không kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật của CQĐT, hoặc tuyệt đối hoá quan hệ phối hợp mà buông xuôi trách nhiệm, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hoặc của liên ngành. Do vậy, hoạt

động kiểm sát điều tra còn một số tồn tại sau:

+ Số vụ án đình chỉ, bị can đình chỉ điều tra hàng năm vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Năm 2011 số án đình chỉ điều tra là 5 vụ/455 vụ đã giải quyết (chiếm 1,1%), số bị can đình chỉ điều tra là 3 bị can/705 bị can đã giải quyết (chiếm 0,4%); năm 2012 số án đình chỉ điều tra là 2 vụ/478 vụ đã giải quyết (chiếm 0,4%), số bị can đình chỉ điều tra là 4 bị can/725 bị can đã giải quyết (chiếm 0,6%); năm 2013 số án đình chỉ điều tra là 2 vụ/526 vụ đã giải quyết (chiếm 0,4%), số bị can đình chỉ điều tra là 3 bị can/889 bị can đã giải quyết (chiếm 0,3%); năm 2014 số án đình chỉ điều tra là 6 vụ/500 vụ đã giải quyết (chiếm 1,2%), số bị can đình chỉ điều tra là 8 bị can/731 bị can đã giải quyết (chiếm 1,1%); năm 2015 số án đình chỉ điều tra là 7 vụ/536 đã giải quyết (chiếm 1,3%), số bị can đình chỉ điều tra là 11 bị can/756 bị can đã giải quyết (chiếm 1,5%) [45], [46], [47], [48], [49].

Trong năm 2015 xảy ra 1 trường hợp cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra bị can do không đủ chứng cứ chứng minh tội phạm (vụ Đoàn Văn Trường bị khởi tố về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”). Đây là vụ án xảy ra đã lâu (năm 1998), có nhiều đối tượng tham gia; sau khi CQĐT quyết định khởi tố bị can, Đoàn

Văn Trường đã bỏ trốn, đến tháng 11/2014 mới bị bắt; mặc dù CQĐT đã thực hiện nhiều biện pháp điều tra xác minh nhưng do thời gian xảy ra đã lâu, một số người có liên quan đã chết, vì vậy không đủ căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội và phải đình chỉ điều tra đối với bị can [46].

Tuy số vụ án và bị can đình chỉ điều tra hầu như có căn cứ (chỉ có 1 trường hợp đình chỉ do không đủ căn cứ chứng minh tội phạm), nhưng cũng phần nào phản ánh được chất lượng của việc ADPL trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND hai cấp ở tỉnh Yên Bái còn có những hạn chế.

+ Tình trạng CQĐT kết thúc điều tra vụ án chuyển sang VKS đề nghị truy tố sau đó VKS phải trả lại hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung còn xảy ra nhiều, thậm chí là VKS truy tố chuyển sang Tòa án, Tòa án trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung còn xảy ra, với lý do chủ yếu là thiếu chứng cứ quan trọng (như chưa xác định hành vi, vai trò của người thực hiện tội phạm, động cơ gây án của bị can, căn cứ quy kết TNHS của bị can, chưa thu giữ được vật chứng quan trọng của vụ án, để lọt tội phạm, lọt hành vi phạm tội, khởi tố sai tội danh). Đáng lưu ý có nhiều vụ bị trả hồ sơ nhiều lần mà vẫn chưa đủ chứng cứ kết tội bị cáo. Nguyên nhân chủ yếu là do Kiểm sát viên chưa nhận thức rò vị trí, vai trò của mình dẫn đến chưa kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra ngay từ đầu; do tinh thần trách nhiệm và trình độ nghiệp vụ của một bộ phận không nhỏ Điều tra viên và Kiểm sát viên còn hạn chế, nhất là ở cấp huyện; thiếu thận trọng khi khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu giữ vật chứng, giám định, lấy lời khai ban đầu…, đến khi cần thì lại khó khắc phục đủ nguồn chứng cứ (vì thời gian đã lâu, nhiều chứng cứ quan trọng đã bị tiêu hủy…). Cũng xuất phát từ hoạt động kiểm sát điều tra của Kiểm sát viên thiếu chặt chẽ ngay từ đầu nên còn có một số vụ án Điều tra viên không điều tra triệt để hoặc xác định hướng điều tra không chính xác, dẫn đến khó khăn cho việc chứng minh tội phạm, hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần giữa các cơ quan tố tụng, nhiều vụ phải gia hạn điều tra không đáng có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Theo số liệu báo cáo, thống kê của VKSND tỉnh Yên Bái, từ năm 2011 đến 2015, số vụ án VKS phải trả lại hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung là 12 vụ/2.332 vụ đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 0,5% [45], [46], [47], [48], [49].

Tình trạng án phải trả đi trả lại để điều tra bổ sung không những làm chậm tiến độ giải quyết án, mà còn tốn thời gian và công sức để khắc phục những thiếu sót của hoạt động điều tra ban đầu.

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 10

Thứ năm, đường lối xử lý xử lý các vụ án hình sự còn chưa nhất quán, chưa đáp ứng yêu cầu, cụ thể:

- Một số đơn vị còn có khuynh hướng nặng về trừng trị để phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương hoặc do nhận thức sai lệch về yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị mà khởi tố, điều tra cả những trường hợp không đến mức phải truy cứu TNHS, nhưng lại bỏ qua, không khởi tố, điều tra, xử lý đối với “quan chức” phạm tội (thường xảy ra đối với các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, tham ô, cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng...).

- Vẫn còn tình trạng cùng một tội phạm với tính chất và mức độ nguy hiểm như nhau, nơi này thì khởi tố, truy tố, nơi kia lại không. Có những vụ việc do không nắm vững các quy định của pháp luật hình sự, thiếu đi sâu làm rò mục đích và động cơ phạm tội mà đã khởi tố, điều tra theo tội danh không chính xác. Do né tránh, ngại va chạm, hoặc chịu sức ép từ phía này, phía khác, có nơi đã bỏ qua không truy cứu TNHS đối với những vụ án nghiêm trọng hoặc để kéo dài, giải quyết không dứt điểm, hoặc xử lý không đúng mức (thường xảy ra đối với các trường hợp phạm tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ...).

- Về quan điểm xử lý vụ án, có nơi, có việc vẫn chưa nhạy bén với sự chuyển biến mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế để có biện pháp xử lý phù hợp. Có vụ việc do sức ép của dư luận, chưa chú trọng đi sâu làm rò bản chất, nội dung của vụ việc, dẫn đến khởi tố, bắt giam sau đó phải đình chỉ do bị can không phạm tội. Còn tình trạng ADPL máy móc, thuần túy, chưa phù hợp với chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội và những thay đổi về chính sách pháp luật.

- Trong việc phân loại, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, VKS còn lúng túng khi xác định động cơ, mục đích phạm tội, định tội danh không chính xác. Các tội xâm phạm trật tự trị an xảy ra nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện, khởi tố, điều tra chưa phản ánh đúng tình trạng phạm tội. Nhiều đơn vị mới chú ý giải quyết các vụ trọng án, giết người, cướp tài sản và các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Loại tội xâm phạm trật tự, trị an như đánh bạc, mại dâm xảy ra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý hình sự còn thấp. Có nơi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng tảo hôn, mua bán người diễn ra nhiều, xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em, nhưng VKS không phát hiện để yêu cầu khởi tố, điều tra, truy tố. Có những trường hợp còn lạm dụng tình tiết gia đình nạn nhân “bãi nại” để không xử lý hình sự trong các vụ án cố ý gây thương tích, vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Tình hình tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng nhưng tỷ lệ đưa vào khởi tố, điều tra còn ít, nhất là ở cấp huyện. Đường lối xử lý các tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng chưa bảo đảm yêu cầu đánh trúng, đánh mạnh vào những đối tượng gây thiệt hại lớn trong các vụ án phạm tội có tổ chức, có sự cấu kết với bên ngoài để phạm tội và che giấu tội phạm.

Thứ sáu, tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng, vi phạm thời hạn tạm giữ, tạm giam còn xảy ra nhiều; điều tra còn để kéo dài do trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần giữa các cơ quan tố tụng; lạm dụng Điều 25 BLHS về miễn TNHS để đình chỉ điều tra trong nhiều trường hợp không đúng, lẩn tránh trách nhiệm. Trong khi đó, hoạt động kiểm sát điều tra ở một số đơn vị còn mang tính hình thức, nặng về phát hiện vi phạm có tính thủ tục, chưa đi sâu làm rò bản chất vi phạm pháp luật đó ảnh hưởng như thế nào đến tính khách quan, toàn diện của vụ án để kiến nghị CQĐT có biện pháp xử lý.

Thứ bảy, phương châm thực hành quyền công tố đòi hỏi các cấp kiểm sát phải kết hợp chặt chẽ giữa chống tội phạm với phòng ngừa tội phạm, nhưng đi vào tổ chức thực hiện đến nay vẫn còn nhiều lúng túng, coi nhẹ, chưa đi sâu phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng phạm tội. Phòng ngừa tội phạm

qua giải quyết án hình sự ở cả hai cấp kiểm sát còn hạn chế, chưa gắn thống kê tội phạm với việc phân tích tội phạm để tham mưu cho Đảng và Nhà nước về phòng ngừa tội phạm, gắn đấu tranh phòng, chống tội phạm với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Những phân tích trên cho thấy, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, đó được xem là những ưu điểm và kết quả đạt được là cơ bản cần được khẳng định. Kết quả đó đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải được nghiêm túc kiểm điểm khắc phục trong thời gian tới.

Do tính đặc thù của hoạt động tố tụng trong giải quyết án hình sự, đối tượng tác động của hoạt động tố tụng hình sự là tội phạm và người phạm tội, mỗi quyết định ADPL đều tác động trực tiếp đến những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, đối với các vụ án mà việc ADPL không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với nội dung của pháp luật đều để lại hậu quả và những tác động tiêu cực đối với xã hội.

Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn quan tâm đến hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, đối với Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, đó cũng là yêu cầu, đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với Viện kiểm sát và các cơ quan tư pháp khác không ngừng nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình, hạn chế, tiến tới khắc phục tình trạng bắt giữ, giam, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử oan, sai, trái pháp luật.

Những tồn tại, hạn chế trong ADPL về thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái thời gian qua cơ bản có một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân khách quan

Một là, thiếu hướng dẫn pháp luật kịp thời để tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án.

Những quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố hiện nay biểu hiện nhiều yếu tố bất cập, chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ dẫn đến chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết án hình sự còn nhiều hạn chế. Mặc dù cả BLHS và BLTTHS đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng văn bản hướng dẫn áp dụng còn chưa kịp thời. Thực tiễn hiện nay vẫn tồn tại không ít những khó khăn, vướng mắc trong ADPL để khởi tố, điều tra, truy tố.

BLHS có nhiều “quy định chung” ở phần lớn các tội phạm, chưa được hướng dẫn, giải thích, như: “phạm tội có tính chất côn đồ”, “phạm tội vì động cơ đê hèn”, “phạm tội nhiều lần”, “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn, số lượng rất lớn và số lượng đặc biệt lớn”... Dấu hiệu pháp lý chưa rò để phân biệt một số loại tội mà thực tế thường gặp khó khăn để xác định đúng tội danh và áp dụng đúng điều khoản của BLHS, như giữa tội “giết người” trong trường hợp chưa đạt với tội “cố ý gây thương tích”, tội “giết người” trong trường hợp hoàn thành với tội “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người”, tội “vô ý làm chết người” với tội “giết người” do lỗi cố ý gián tiếp...

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qua một thời gian thi hành, đến nay cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các VAHS. Do ban hành từ năm 2003 nên BLTTHS chưa thể chế hoá được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Những thẩm quyền của CQĐT trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm không phù hợp, chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn dẫn đến bỏ lọt tội phạm; chưa xác định rò cơ chế trong việc CQĐT thực hiện các yêu cầu của VKS, thẩm quyền của Toà án và giới hạn của việc xét xử, nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng; thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự còn nhiều vướng mắc, chưa

phát huy được tác dụng; trách nhiệm của người bảo lĩnh cho bị can, bị cáo khi bị can bị cáo trốn chưa được quy định rò ràng; mô hình TTHS để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp chưa được đề cập trong luật... BLTTHS còn quy định những thủ tục rườm rà (như thủ tục xét phê chuẩn các quyết định của CQĐT, thời hạn giao nhận các quyết định tố tụng...), thời hạn tố tụng chưa phù hợp với thực tế (số lượng, tính chất phức tạp của các vụ án ngày càng tăng). Các thẩm quyền tố tụng tập trung chủ yếu vào Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS trong khi Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người trực tiếp thực hiện tố tụng thì quyền năng lại hạn chế, dẫn đến tình trạng thụ động, ỷ lại cấp trên, việc giả quyết vụ án từ đó bị kéo dài.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn, giải thích những quy định của BLHS, BLTTHS được thực hiện còn chậm, dẫn đến việc hiểu và áp dụng không thống nhất, trong nhiều trường hợp dẫn đến sai lầm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, trong đó có Viện kiểm sát. Do không có sự hướng dẫn thống nhất, kịp thời của các cơ quan liên ngành có thẩm quyền dẫn đến xuất hiện các hướng dẫn đơn ngành, làm cho quá trình thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra gặp nhiều khó khăn (điển hình là việc thực hiện Công văn 234/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân tối cao về việc xác định hàm lượng chất ma túy đã gây ra nhiều mâu thuẫn, vướng mắc giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian qua).

Hai là, tổ chức bộ máy và cơ chế bảo đảm thực hiện việc đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước còn thiếu đồng bộ, có mặt chưa hợp lý.

Về tổ chức bộ máy CQĐT, trước đây, lực lượng điều tra tố tụng tách biệt với lực lượng điều tra trinh sát, nhưng từ năm 2004 đến nay, việc sáp nhập hai lực lượng này dẫn đến công tác điều tra, lập hồ sơ vụ án theo tố tụng có nhiều vi phạm, thiếu sót. Tội phạm xảy ra ở nhiều lĩnh vực nhưng thẩm quyền điều tra hầu hết các tội phạm thuộc về CQĐT trong Công an nhân dân. Các lĩnh vực đặc thù như thuế vụ, hải quan, kiểm lâm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhưng chưa có lực lượng điều tra chuyên trách để kịp thời phát hiện, triệt để khám phá tội phạm. Cơ

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí