Yêu Cầu Đối Với Hoạt Động Quản Lý Hộ Tịch Trong Giai Đoạn Mới

Kết luận Chương 2

Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký hộ tịch gắn liền với việc bảo đảm quyền của mỗi công dân trong việc thực hiện quyền đăng ký hộ tịch. Thông qua việc tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì qua đó đưa ra những đặc điểm cơ bản về việc áp dụng pháp luật hộ tịch trên địa bàn huyện. Luận văn đã dành Chương 2 để tìm hiểu về thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký hộ tịch trong thời gian qua trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.

Luận văn đưa ra nhận định liên quan đến quy định về quyền đăng ký hộ tịch trong các văn bản pháp luật chuyên ngành của Nhà nước ta đã có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch được thực hiện đối với mỗi cá nhân. Một số tình huống phát sinh từ thực tiễn được luận văn đưa ra với những quan điểm cùng nhận định, đánh giá chủ quan khi phân tích các tình huống đó nhằm mục đích đưa ra một cách nhìn tổng thể liên quan đến việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch được thực hiện.

Chương 3

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở CƠ SỞ, HUYỆN THANH TRÌ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


3.1. Yêu cầu đối với hoạt động quản lý hộ tịch trong giai đoạn mới

3.1.1. Yêu cầu về tính kịp thời

Mọi sự kiện hộ tịch phát sinh trong đời sống xã hội phải được cán bộ hộ tịch đăng kí và quản lý trong thời hạn pháp luật qui định đối với từng loại việc, hạn chế tối đa tình trạng đăng kí quá hạn hoặc không đăng kí hộ tịch. Suốt một thời gian dài trước đây, việc bảo đảm tính kịp thời trong đăng kí và quản lý hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức, mà biểu hiện cụ thể là tình trạng đăng kí khai sinh quá hạn. Việc đăng kí và quản lý kịp thời hộ tịch vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân, vừa phục vụ cho công tác thống kê hộ tịch. Số liệu thống kê hộ tịch là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đối với nhiều lĩnh vực quan lý nhà nước, do đó việc cung cấp số liệu thống kê kịp thời từ cấp xã tới trung ương có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên tính kịp thời của công tác quản lý hộ tịch chỉ có thể đạt được khi người dân có ý thức tự giác trong việc thực hiện quyền và chấp hành nghĩa vụ đăng kí hộ tịch, đồng thời cán bộ tư pháp - hộ tịch phải có ý thức trách trong việc chủ động theo dòi, nắm vững các sự kiện hộ tịch phát sinh tại địa bàn và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng kí hộ tịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

3.1.2. Yêu cầu về tính đầy đủ

Đây là một yêu cầu quan trọng gắn liền với yêu cầu về tính kịp thời. Yêu cầu đặt ra là việc quản lý nhà nước trên từng loại việc hộ tịch: khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi… dù ở đô thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi, vùng kinh tế phát triển hay nơi dân trí còn thấp cũng phải đạt hiệu

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 14

quả đồng đều. Thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả quản lý hộ tịch vẫn chưa đồng đều giữa các loại việc hộ tịch. Tại nhiều xã, phường, thị trấn hoạt động đăng kí khai sinh và đăng kí kết hôn được thực hiên khá tốt nhưng hoạt động đăng kí khai tử và một số việc hộ tịch khác lại chưa được quan tâm đúng mức. Đến nay tại nhiều xã miền núi, ý thức chấp hành nghĩa vụ đăng kí khai tử của nhân dân còn rất kém, hiệu quả của hoạt động này đạt thấp. Bên cạnh đó, tình trạng đăng kí khai sinh quá hạn và chung sống không đăng kí kết hôn vẫn có

thể tiếp tục phát sinh , gây tác đôn mọi sự kiện hộ tịch.

g không nhỏ đến mục tiêu quản lý đầy đủ

3.1.3. Yêu cầu về tính chính xác, khách quan

Việc đăng kí hộ tịch phải phản ánh chính xác, trung thực sự kiện hộ tịch xảy ra trên thực tế , hạn chế tối đa tình trạng sai sót khi đăng kí hộ tịch do lỗi vô ý của cán bộ tư pháp hộ tịch hoặc người đi đăng kí hộ tịch. Nghiêm cấm việc cố ý đăng kí hộ tịch hoặc cấp giấy tờ hộ tịch không đúng sự thật.

3.1.4. Yêu cầu về tính chủ động của cơ quan quản lý và đăng kí hộ tịch

Cơ quan quản lý hộ tịch các cấp cần nhận thức quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và phải thường xuyên nắm vững tình hình hộ tịch tại địa bàn quản lý của mình, từ đó chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý hộ tịch.

Cơ quan Tư pháp các cấp phải chủ động phát huy vai trò tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hộ tịch, kịp thời đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình địa phương. Cơ quan quản lý cấp trên phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc phát sinh đối với cơ quan cấp dưới.

Ví dụ: Trước khi Bộ Tư pháp ban hành đề án số 278/TP-HT về thực hiện “Tổng đăng kí khai sinh” trong cả nước, tại một số tỉnh, thành phố, Sở tư pháp đã chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai việc rà

soát những trẻ em chưa được đăng kí khai sinh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch tại địa phương.

Cán bộ tư pháp - hộ tịch ở xã cần chủ động theo dòi tình hình phát sinh các sự kiện hộ tịch trong địa bàn để thực hiện việc đăng kí kịp thời, đầy đủ. Đối với các xã vùng sâu vùng xa, địa bàn đi lại khó khăn hoặc những nơi ý thức chấp hành nghĩa vụ đăng kí hộ tịch của người dân chưa tốt thì cán bộ tư pháp hộ tịch cần chủ động thực hiện việc định kì xuống địa bàn dân cư để đăng kí hộ tịch. Đối với cán bộ tư pháp hộ tịch, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ gắn liền với tính chịu trách nhiệm trong các hoạt động tác nghiệp.

3.1.5. Yêu cầu về tính pháp chế

Việc đăng kí hộ tịch phải thực hiện đúng thẩm quyền, đúng thủ tục và trình tự do pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký kịp thời, thống kê đầy đủ và chính xác; Các yêu cầu của người dân về cải chính, bổ sung hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch,...cần phải được giải quyết kịp thời, đúng luật; Việc quản lý và sử dụng các loại sổ hộ tịch, các biểu mẫu hộ tịch phải theo đúng cách thức quy định.

Tuy nhiên cần nhận thức một cách đầy đủ rằng, yêu cầu về tính pháp chế trong công tác đăng kí hộ tịch không mâu thuẫn và hoàn toàn không loại trừ khả năng cho phép người có thẩm quyền đăng kí hộ tịch được vận dụng linh hoạt khi tác nghiệp.

Ví dụ: Khi đăng kí hộ tịch, cán bộ thụ lý đã biết chắc chắn về nhân thân của người đăng kí hộ tịch thì không nhất thiết buộc người đó phải xuất trình chứng minh nhân dân để chứng minh về nhân thân của người đó nữa.

3.1.6. Yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính

Yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính được thể hiện trước hết và tập trung trong việc xây dựng các qui định pháp luật về thủ tục đăng kí hộ tịch. Thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch cho thấy, việc ban hành

các quy phạm về thủ tục về đăng kí hộ tịch luôn đặt trong sự giằng co giữa những mâu thuẫn khác nhau: mâu thuẫn giữa yêu cầu phục vụ hoạt động quản lý với yêu cầu phục vụ quyền lợi của người dân; mâu thuẫn giữa thói quen coi đăng kí hộ tịch là nghĩa vụ của người dân với sự đổi mới tư duy coi việc quản lý và tổ chức đăng kí hộ tịch trước hết là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Nếu nghiêng về yêu cầu phục vụ hoạt động quản lý, thì các thủ tục đăng kí hộ tịch sẽ được qui định chặt chẽ bằng các qui định” cứng”, hạn chế tính linh hoạt trong áp dụng pháp luật (biểu hiện rò nhất của lối tư duy này là việc đặt ra các qui định yêu cầu người dân khi đăng kí hộ tịch phải xuất trình nhiều loại giấy tờ khác nhau). Cách tư duy này cũng khiến cho hoạt động quản lý hộ tịch luôn ở trạng thái bị động dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý hộ tịch

không chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý hộ tịch trong pham vi quản lý của

mình. Đây cũng là nguồn gốc dẫn đến căn bệnh vô cảm trước quyền lợi của người dân , khi mà các qui định thủ tục quá chặt chẽ , người có trách nhiệm đăng ký sẽ không có được cơ hội để linh hoạt trong hoạt động tác nghiệp để giải quyết các yêu cầu chính đáng của người dân. Ngược lại, nếu nghiêng về yêu cầu phục vụ người dân thì thủ tục đăng kí hộ tịch phải được thiết kế một

cách đơn giản tối đa, phải quy định theo hướng “mở”, cho phép áp dụng pháp luật một cách linh hoạt , phù hợp với các đặc điểm dân cư và trình độ phát triển xã hội không đồng đều ở nước ta hiện nay . Thủ tục đăng kí hộ tịch cần giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân , trong đó, với yêu cầu cải cách hành chính và xây dựng một nền hành chính phục vụ, thì yêu cầu phục vụ người dân đăng kí hộ tịch thuận tiện phải được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế các quy phạm thủ tục.

Yêu cầu về cải cách hành chính cũng đòi hỏi cán bộ tư pháp- hộ tịch phải nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuyên môn hoá.

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hộ tịch ở cơ sở, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội thời gian tới

3.2.1. Kiện toàn, nâng cao tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách ở xã

Năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch chuyên trách hiện nay ở huyện Thanh Trì nói riêng và ở cả nước nói chung vẫn còn nhiều bất cập có 27/29 cán bộ tư pháp hộ tịch chuyên trách có trình độ chuyên môn

từ Đại học Luật trở lên , 02 trường hơp

qua đào tao

trung cấp Luật . Tuy nhiên

việc thay thế những cán bộ không đủ tiêu chuẩn hoàn toàn không phải là điều dễ dàng vì nhiều lí do liên quan đến lối sống, phong tục tập quán của những vùng, miền khác nhau, nhiều cán bộ tư pháp hộ tịch tuy chưa qua đào tạo song có thâm niên trong nghề, lại sắp đến tuổi về hưu nên việc thay thế họ là một bài toán nan giải.

Để khắc phục tình trạng trên cần xác định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ hiện có, theo đó:

- Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã trên 50 tuổi cần được bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm theo các chuyên đề với thời gian bồi dưỡng mỗi đợt từ 7-10 ngày;

- Đối với công chức tư pháp – hộ tịch từ 40-50 tuổi cần có kế hoạch đào tạo Đại học luật và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày;

- Đối với công chức tư pháp – hộ tịch dưới 40 tuổi cần tập trung đào tạo đại học luật, trung cấp luật để đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định và nâng cao năng lực công tác.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề phải đặt ra như sự hẫng hụt về nhân sự khi một số cán bộ tư pháp hộ tịch được giao giữ cương vị cao hơn nhưng cán bộ thay thế chưa được chuẩn bị, vì thế mà ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý hộ tịch.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy một thực tế là ở một số xã cán bộ hộ tịch phải kiêm nhiệm cùng lúc rất nhiều hoạt động tác nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động tư pháp. Chính vì vậy cán bộ tư pháp hộ tịch không có điều kiện tập trung thực hiện việc đăng kí và quản lý hộ tịch một cách chủ động theo đúng các yêu cầu nghiệp vụ mà pháp luật qui định.

Để nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ tư pháp hộ tịch tương xứng với tính chất công việc, chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm cũng như yêu cầu, đòi hỏi của xu thế phát triển xã hội. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch tạo nguồn thống nhất trên toàn quốc với chức danh này.

Thứ hai, cần sớm kiện toàn 100% đơn vị cấp xã có 02 cán bộ tư pháp hộ tịch chuyên trách, đồng thời thực hiên việc qui hoạch, tạo nguồn cán bộ kế cận bảo đảm sự phát triển ổn định của đội ngũ này ở các địa phương. Đối với khu vực đông dân cư thì phải bố trí đủ số lượng cán bộ và không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác. Đối với những xã có dân số đông (dân số >10.000 người), diện tích lớn thì cần phải bổ sung thêm thành 02 cán bộ tư pháp hộ tịch. Lấy điển hình như xã Vạn Phúc dân số ước khoảng 15.000 người mà xã chỉ có một cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch. Theo cán bộ tư pháp hộ tịch xã được biết số lượng trẻ được khai sinh trên địa bàn xã nhiều nhất huyện: 330 trẻ (năm 2011), 389 trẻ (năm 2012). Bởi lý do vậy mà một cán bộ hộ tịch làm việc quá tải, ảnh hưởng tới hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch.

3.2.2. Phát huy vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp trong việc kiểm tra, giám sát việc quản lý hộ tịch ở cấp xã và hướng dẫn nghiệp vụ đối với cán bộ tư pháp hộ tịch ở xã

Hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch của cấp huyện có tác động rất quan

trọng trên nhiều khía cạnh tới hiệu quả quản lý hộ tịch trên địa bàn toàn huyện cũng như đối với từng địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản hạt của huyện, đặc biệt là đối với các xã vùng bãi, địa bàn rộng, việc đi lại khó khăn.

Vai trò của cấp huyện trong công tác hộ tịch được thể hiện trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện đăng kí và quản lý hộ tịch. Ví dụ như chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong đăng kí hộ tịch; kiểm tra việc chấp hành các qui định về thủ tục đăng kí hộ tịch; kiểm tra việc sử dụng sổ sách…

Để giúp cán bộ tư pháp cấp xã có đủ khả năng đảm đương tốt công việc, việc Phòng Tư pháp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với công tác quản lý hộ tịch ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mặt khác việc Phòng Tư pháp chủ động và thực hiện kịp thời việc thu thập và xử lý số liệu hộ tịch của các xã trong địa phương là yếu tố quan trọng để hình thành số liệu tổng hợp trong cả nước. Để việc làm này đạt hiệu quả cao thì cơ quan quản lý hộ tịch cấp huyện phải đôn đốc Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo số liệu hộ tịch đúng hạn, kịp thời.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trong nhân dân

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm mục đích thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực pháp luật của con người. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đòi hỏi phải “triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội.”. Sinh thời, V.I. Lênin từng chỉ rò: “Tuyên

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí