Thay Đổi, Cải Chính, Bổ Sung, Điều Chỉnh Hộ Tịch, Xác Định Lại Dân Tộc, Xác Định Lại Giới Tính.

Số việc đăng ký nhận cha, mẹ, con được phản ánh và ghi chép đầy đủ vào Sổ sách hộ tịch. Quy định của pháp luật cũng thông thoáng và dễ dàng hơn cho người dân.

Thời gian qua, tỷ lệ đăng ký nhận cha, mẹ, con có tăng nhưng vẫn thấp so với các sự kiện hộ tịch khác. Pháp luật quy định về đăng ký cha, mẹ, con tuy đơn giản hoá thủ tục nhưng nhiều vụ việc tranh chấp việc nhân cha, mẹ, con lại có nguyên nhân từ sự không thống nhất của pháp luật.

Một số trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con với mục đích không chính đáng nhằm lợi dụng quy định của pháp luật để hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước hoặc để nhận thừa kế di sản mặc dù khi còn sống, các bên cha, mẹ, con không có quan hệ nuôi dưỡng.

Có nhiều trường hợp tranh chấp trong việc nhận cha, mẹ, con đã xảy ra. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp thì có sự mâu thuẫn về phạm vi thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã với Toà án nhân dân cấp huyện. Toà án phủ nhận thẩm quyền giải quyết việc nhận cha, mẹ, con, hoặc cho rằng UBND cấp xã thực hiện không đúng thủ tục. Còn UBND xã bác bỏ quan điểm của Toà án, cho rằng, họ tuân theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

Trước đây, một số người có con ngoài giá thú nhưng họ chưa thể công khai nhận con do chưa có điều kiện hoặc vì hoàn cảnh, lý do gia đình. Nay, điều kiện cho phép cùng với quy định mới của pháp luật, một số người đã đăng ký nhận con hoặc nhận cha, mẹ mặc dù một số người đã chết.

Một số cán bộ Tư pháp hộ tịch bộc lộ sự thiếu kinh nghiệm và năng lực hạn chế khi giải quyết yêu cầu công nhận quan hệ cha, mẹ, con cho công dân. Họ chưa nắm chắc các quy định của pháp luật nên có khi vi phạm quy định về thủ tục nhận cha, mẹ, con.

2.2.3.7. Thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Thanh Trì, số lượng đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính ở Thanh Trì có sự gia tăng theo từng năm [xem Phụ lục 1].

Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 lần đầu tiên cho phép người dân được xác định lại giới tính trong 2 trường hợp: người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính là một trong những sự kiện hộ tịch phức tạp nhất. Khi cho phép một người thay đổi, cải chính một trong các dữ liệu hộ tịch là cho phép người đó có thể trở thành một người khác với dữ kiện hộ tịch đăng ký ban đầu, nên phải có căn cứ vững chắc và trình tự, thủ tục chặt chẽ. Trong khi đó, quy định pháp lý chưa rò ràng, cụ thể, chủ yếu dựa vào cam kết của đương sự hoặc người làm chứng, thậm chí là sự kiểm tra, xác minh của cán bộ tư pháp. Nghị định 158/2005/NĐ-CP chưa giải thích rò khái niệm thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch nên việc áp dụng của cán bộ, công chức khá lúng túng, thiếu sự thống nhất.

Thực tế cho thấy việc đăng ký lại khai sinh và thay đổi, cải chính hộ tịch chủ yếu nhằm thay đổi về ngày, tháng, năm sinh và họ tên (đặc biệt là những cán bộ có nhiều bí danh trong thời kỳ hoạt động cách mạng). Đối tượng xin đăng ký lại ngày tháng năm sinh do trước đây khai tăng tuổi hoặc giảm tuổi để đi học hoặc cán bộ đã đến tuổi nghỉ hưu xin cải chính lại tuổi để kéo dài thời gian công tác hoặc học sinh thi vào đại học xin xác định lại dân tộc theo dân tộc cha hoặc mẹ để được hưởng chế độ ưu tiên khi thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng; thống nhất nhất giấy tờ, hồ sơ... Đối với những trường hợp này, khi có yêu cầu

Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 12

thay đổi, cải chính hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã và cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp cần phải xác minh, kiểm tra kỹ hồ sơ, giải quyết cho những yêu cầu chính đáng của công dân.

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số Trưởng phòng Tư pháp, một số hồ sơ thay đổi ngày, tháng, năm sinh của công dân không có căn cứ rò ràng để giải quyết và xuất phát từ những lý do không chính đáng như kéo dài tuổi nghỉ hưu, tăng hoặc giảm tuổi đi học, thậm chí trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật...Phức tạp nhất là trường hợp thay đổi ngày, tháng, năm sinh, cán bộ Tư pháp hộ tịch xã và cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp huyện phải kiểm tra, đi xác minh cẩn thận bằng nghiệp vụ của mình nhằm giải quyết yêu cầu của công dân. Nhưng, nếu cán bộ, công chức tư pháp đi kiểm tra, xác minh trên thực tế các thông tin về nhân thân của công dân thì có thể vi phạm điều cấm tại điều 83, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đó là “Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăng ký hộ tịch” [6]. Ngược lại, nếu không đi kiểm tra, đối chiếu thì có thể xảy ra sai phạm, làm sai lệch nội dung của hồ sơ, giấy tờ hộ tịch. Chính vì vậy, đây là vấn đề vô cùng phức tạp và bức xúc khi áp dụng quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP, nhưng Chính phủ chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng đó.

Pháp luật hiện hành quy định khá rò ràng về quyền được thay đổi tên gọi và những trường hợp được thay đổi tên gọi trong đó có quy định tại điều 27 của Bộ luật dân sự công nhận việc thay đổi họ, tên: “Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó...”[25, Điều 27]. Đây là quy định khá mở, tạo điều kiện cho cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng giải quyết trong những trường hợp cụ thể. Mặc dù vậy, việc công dân chứng minh khi sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của mình để các cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận giải

quyết thì không phải đơn giản. Ngoài những lý do chính đáng dễ được cơ quan đăng ký hộ tịch chấp nhận cho thay đổi tên như: tên xấu, tên mà gọi lên khó phân biệt được nam nữ, tên của con dâu trùng với tên mẹ chồng, tên con rể trùng với tên bố vợ, cháu trùng tên ông bà, cô, dì, chú, bác ruột... thì trong thực tế không ít trường hợp, lý do xin thay đổi tên gọi lại rất tế nhị nhưng vì không thuộc những quy định trên nên đã không được giải quyết.

Ngoài ra thủ tục xác định lại dân tộc cho người con nuôi cũng tồn tại bất cập. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người đã thành niên, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc của cha, mẹ đẻ trong trường hợp người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha, mẹ nuôi và không biết cha, mẹ đẻ là ai. Pháp luật dân sự chỉ công nhận việc xác định dân tộc cho người con nuôi theo một chiều từ cha, mẹ nuôi sang cha, mẹ đẻ mà không có sự xác định dân tộc ngược lại từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi. Trong khi đó, khoản 2, Điều 28, Nghị định 158/2005/NĐ-CP lại cho phép giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi được quyền thoả thuận thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi. Do đó, dù thay đổi phần khai về cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi nhưng dân tộc của người con nuôi vẫn phải giữ nguyên dân tộc của cha, mẹ đẻ theo quy định của Bộ luật Dân sự mà không thể theo dân tộc của cha, mẹ nuôi. Quy định về thay đổi phần khai cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP phải có sự thoả thuận giữa hai bên cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi, nhưng nếu một trong các bên cụ thể là cha, mẹ đẻ không đồng ý thay đổi thì Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh của người con nuôi vẫn mang tên cha, mẹ đẻ mà không có một thông tin gì cho mối quan hệ giữa người con nuôi và cha, mẹ nuôi. Điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm cũng như tâm lý của cha, mẹ nuôi.

Nguyên nhân của tình trạng trên có thể lý giải như sau:

- Pháp luật chưa quy định chi tiết, cụ thể việc thay đổi, cải chính, bổ

sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc nên cán bộ và người gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng để giải quyết và chấp hành. Pháp luật cũng chưa dự liệu hết những tình huống thực tế có thể xảy ra.

- Cán bộ Tư pháp hộ tịch làm việc chưa “chắc tay”, còn có biểu hiện tắc trách, quan liêu, hách dịch trong giải quyết yêu cầu của công dân. Hiện tượng buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, giải quyết qua loa, thiếu chặt chẽ vẫn còn xảy ra. Thậm chí cán bộ tư pháp còn thông đồng với người dân để làm sai lệch nội dung hồ sơ, giấy tờ hộ tịch vì lợi ích cá nhân của một số người. Việc vận dụng luật còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, mềm dẻo theo yêu cầu của thực tế.

- Việc chấp hành pháp luật của người dân còn yếu, kém. Nhiều người lợi dụng “khoảng trống” của pháp luật để “lách luật” nhằm trục lợi. Hầu hết, người dân chỉ có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch khi phát sinh sự kiện pháp lý liên quan đến quyền lợi thiết thực của bản thân đương sự chứ không phải xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật nghiêm túc của người dân.

2.2.4. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về hộ tịch tại địa bàn cấp xã

2.2.4.1. Những ưu điểm

Thứ nhất, ưu điểm nổi lên trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã là hầu hết uỷ ban nhân dân các xã đã quan tâm lãnh đạo công tác đăng ký, quản lý hộ tịch.

Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của tư pháp được bố trí đảm bảo hơn cho hoạt động. Công chức Tư pháp-Hộ tịch thường xuyên được cử đi bồi dưỡng, tập huấn do tư pháp cấp trên tổ chức. Tư pháp cấp xã đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận và giải quyết hầu hết các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, giải quyết kịp thời các yêu cầu của công dân; các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành; chữ viết trong sổ hộ tịch rò ràng, dễ đọc; sổ lưu và hồ sơ lưu về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký lại việc sinh, thay đổi, cải

chính hộ tịch được lưu trữ đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần. Niêm yết các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về hộ tịch đúng quy định pháp luật, thuận lợi cho dân khi có yêu cầu…

Thứ hai, tuyên truyền về pháp luật hộ tịch được quan tâm

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Để thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, trước hết phải làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của công tác đăng ký,quản lý hộ tịch; quyền và nghĩa vụ công dân về đăng ký hộ tịch. Vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị triển khai và tổ chức các lớp tập huấn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đến lãnh đạo UBND, cán bộ tư pháp - hộ tịch 14 xã, thị trấn với 100 đại biểu tham dự.

Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các hội nghị bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như thông qua các hội thi Hộ tịch viên giỏi theo kế hoạch của thành phố và Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức thu hút hàng ngàn người tham gia, đây cũng là một hình thức tuyên truyền về hộ tịch rất hiệu quả trên địa bàn huyện, cấp phát hơn 200 tài liệu cho Uỷ ban nhân dân các xã làm tài liệu tuyên truyền, việc tuyên truyền về hộ tịch còn được thực hiện thông qua các tủ sách pháp luật được đặt tại Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, nhà văn hoá thôn, cụm dân cư nơi có tủ sách pháp luật để nhân dân tự tìm hiểu pháp luật nói chung và hộ tịch nói riêng. Đồng thời lập chuyên mục tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh từ huyện đến xã để người dân hiểu và tự giác thực hiện đăng ký hộ tịch theo quy định

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định

Công tác thanh tra, kiểm tra được coi là nhiệm vụ thường xuyên có tích chất quyết định, do vậy hàng năm phòng Tư pháp huyện với chức năng, nhiệm vụ được quy định đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những khó khăn,

vướng mắc trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở các xã, thị trấn, kết quả những năm qua việc quản lý nhà nước về hộ tịch ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện nghiêm túc, qua đó để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh thiếu sót góp phần đưa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo đúng Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

Kết quả qua công tác thanh tra, kiểm tra các xã, thị trấn những năm qua cho thấy các xã, thị trấn đều thực hiện việc niêm yết công khai các thủ tục, trình tự, thời gian và lệ phí về hộ tịch đúng quy định pháp luật thuận lợi cho dân khi có yêu cầu. Mọi công dân khi đến đăng ký khai sinh đều được cán bộ tư pháp - hộ tịch hướng dẫn cụ thể, đảm bảo đầy đủ và chính xác. Việc đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, cho nhận con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch… được thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định; hạn chế tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn…

Thứ tư, công tác thống kê báo cáo cho thấy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã thực hiện tốt tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, cả năm theo đúng quy định, tất cả báo cáo về hộ tịch đều được thực hiện theo đúng mẫu quy định của Bộ tư pháp, do vậy công tác quản lý nhà nước về hộ tịch những năm qua trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo về nội dụng theo quy định.

Số liệu thống kê hộ tịch được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 73 Nghị định 158/2005/NĐ-CP đó là số liệu thống kê hộ tịch phải được lập (theo mẫu quy định) theo định kỳ 6 tháng và 1 năm. Nhìn chung những năm qua số liệu thống kế về hộ tịch của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện đảm bảo chính xác về nội dung và thời hạn, thời gian theo quy định.

Thứ năm, công tác lưu trữ sổ sách được thực hiện tốt

Các loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch được sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành, các xã, thị trấn sử dụng sổ kép, thực hiện khoá sổ (ghi rò vào trang cuối sổ tổng số trang, tổng số sự kiện hộ tịch đã đăng ký), đóng

giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ theo đúng quy định và chuyển lưu 01 quyển đến Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện lưu trữ theo quy định; chữ viết trong sổ hộ tịch rò ràng, dễ đọc; sổ lưu và hồ sơ lưu về đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký lại việc sinh, thay đổi, cải chính hộ tịch được lưu trữ đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần, các tủ đựng lưu trữ sổ sách hộ tịch được Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trang bị riêng đảm bảo cho công tác lưu trữ.

2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

a) Tồn tại

Thứ nhất, tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn vẫn còn trong nhân dân: Số lượng đăng ký khai sinh quá hạn còn cao; tỷ lệ đăng ký khai tử còn thấp, việc này đã ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về hộ tịch và quản lý của chính quyền địa phương.

Còn có hiện tượng, do thân quen, làng xóm, họ hàng nên cán bộ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho nam, nữ tại nhà riêng. Họ đã bỏ qua một nguyên tắc bắt buộc là mọi trường hợp kết hôn phải được tổ chức và tiến hành tại Uỷ ban nhân dân xã nơi nam nữ kết hôn cư trú. Cùng với việc nam, nữ kết hôn phải gửi tờ khai đến Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền trong một thời gian nhất định để cấp có thẩm quyền thẩm định, xem xét những điều kiện cần và đủ của đôi bên quyết định cho kết hôn hoặc không cho kết hôn.

Nhưng trong thực tế khi nam nữ đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã nơi họ cư trú để đăng ký kết hôn họ mới đồng thời nộp tờ khai kết hôn. Từ những việc trên đã thể hiện sự lỏng lẻo trong công tác quản lý và trách nhiệm của các cán bộ có thẩm quyền ở tuyến cơ sở còn chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm: bỏ qua những thủ tục bắt buộc để làm qua loa, nhanh gọn, làm mất đi tính trang trọng và ý nghĩa thiết thực của việc kết hôn.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí