về Đăng ký và quản lý hộ tịch để nhân dân trong xã biết và thực hiện nghiêm túc các quy đinh của nhà nước về đăng ký hộ tịch.
Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác Tư pháp hộ tịch trong việc phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã, trong thời gian qua cấp uỷ, chính quyền các xã thuộc Huyện Thanh Trì đã tăng cường quan tâm củng cố công tác Tư pháp của các xã bằng việc: Cử và tạo điều kiện cho công chức Tư pháp- Hộ tịch xã được theo học các lớp đào tạo hệ vừa học, vừa làm Đại học Luật để nâng cao trình độ chuyên môn; giới thiệu công chức Tư pháp - Hộ tịch xã tham gia Ban chấp hành Đảng uỷ xã nhiệm kỳ 2011- 2015; quy hoạch công chức Tư pháp - Hộ tịch xã vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo nguồn kế cần cho giai đoạn tiếp theo; chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải cho đội ngũ hoà giải viên ở các thôn trong xã, tăng cường củng cố và kiện toàn Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, phối hợp Mặt trận tổ quốc cùng các ban, ngành đoàn thể trong xã tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các hội, đoàn thể quần chúng nhân dân, khẳng định vị trí của công tác Tư pháp - Hộ tịch cơ sở trong việc phát triển - kinh tế -xã hội trên địa bàn xã.
2.2.3. Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn cấp xã huyện Thanh Trì
Tại báo cáo tổng kết công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tháng 3/2013 thì hiện Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đang lưu trữ sổ khai sinh, khai tử từ năm 1987 đến năm 2012 với số sổ khai sinh là 410 quyển; sổ khai tử là 260 quyển. Tại các xã, thị trấn lưu trữ sổ hộ tịch từ năm 1957 đến 2012 với sổ khai sinh là 592 quyển, sổ khai tử 407 quyển. Toàn bộ sổ khai sinh, khai tử từ năm 1987 đến nay hầu hết còn lưu trữ được sổ kép, hết năm các Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuyển 01 sổ lưu tại huyện và 01 sổ lưu tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Hầu hết các sự kiện khai sinh, khai tử phát sinh đều được giải
quyết đúng hạn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong những năm gần đây Thanh Trì đã giải quyết tốt các sự kiện hộ tịch.
Ý thức của người dân về quyền được đăng ký hộ tịch ngày càng tăng thể hiện qua bảng số liệu [xem phụ lục 1, 4].
Qua bảng thống kê ta thấy số đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn tăng, số đăng ký quá hạn có giảm dần qua từng năm. Có được kết quả như vậy là sự cố gắng của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.
2.2.3.1. Đăng ký khai sinh
Như phần trên đã nêu về vị trí địa lý của huyện Thanh Trì nằm ở trung tâm của Thành phố Hà Nội tuy nhiên trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều, dân số đông và tăng nhanh chủ yếu do biến động cơ học, vì vậy việc thực hiện quyền khai sinh, khai tử trên địa bàn huyện không tránh khỏi những nhiều khó khăn, phức tạp. Hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật mới ban hành ở nước ta đang phân cấp thêm thẩm quyền về cơ sở, tính chất, công việc phức tạp mà văn bản quy phạm pháp luật quy định về đăng ký và quản lý khai sinh, khai tử chưa đồng bộ nên việc thực hiện quyền của công dân nói chung và quyền khai sinh, khai tử còn có nhiều hạn chế.
Tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn vẫn còn khá phổ biến trong nhân dân. Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đăng ký khai sinh và việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng như công tác vận động từ phía các cơ quan nhà nước thực hiện chưa tốt. Theo số lượng thống kê của phòng tư pháp huyện Thanh Trì năm 2013 số khai sinh, khai tử quá hạn tuy đã giảm nhưng vẫn còn tương đối nhiều một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn là việc một số công dân ở tỉnh ngoài nhận quyền sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn huyện nhưng chưa nhập hộ khẩu về hoặc lấy chồng là công dân của huyện Thanh Trì nhưng chưa nhập hộ khẩu về sau khi sinh con lại đợi chuyển hộ
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Hộ Tịch Ở Đài Loan
- Nhận Xét, Đánh Giá Chung Về Pháp Luật Hộ Tịch Của Các Nước Và So Sánh Với Pháp Luật Việt Nam
- Vị Trí, Vai Trò Của Huyện Thanh Trì Trong Sự Phát Triển Của Thủ Đô Hà Nội
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11
- Thay Đổi, Cải Chính, Bổ Sung, Điều Chỉnh Hộ Tịch, Xác Định Lại Dân Tộc, Xác Định Lại Giới Tính.
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
khẩu thường trú rối mới làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con nên dẫn đến việc đăng ký khai sinh quá hạn [xem phụ lục 4].
Xuất phát từ việc coi trọng yếu tố quản lý hành chính mà chưa quan tâm đúng mức đến yếu tố phục vụ công dân mà một bộ phận cán bộ thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ tịch thiếu ý thức trách nhiệm, còn xảy ra tiêu cực.
Thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch trong đó có khai sinh hiện vẫn còn hạn chế chủ yếu là nằm trong việc đăng ký quá hạn, đăng ký lại việc sinh và những vấn đề có liên quan đến quyền khai sinh. Theo quy định của Nghị định, về nguyên tắc, sau khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép thay đổi hộ tịch, thì các cơ quan nhà nước khác đang quản lý các hồ sơ, giấy tờ của công dân phải căn cứ vào quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch và căn cứ vào giấy khai sinh đã được ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch để điều chỉnh lại hồ sơ, giấy tờ cá nhân của công dân cho phù hợp với giấy khai sinh, nhưng thực tế, quy định về việc điều chỉnh này không phải cơ quan nào cũng thực hiện, trong đó đặc biệt là việc điều chỉnh trong các văn bản là văn bằng, chứng chỉ, học bạ của học sinh. Đã có trường hợp do không được điều chỉnh kịp thời trong các văn bằng, chứng chỉ hoặc giấy tờ tùy thân của học sinh(do đã được thay đổi, cải chính hộ tịch) nên có học sinh đã phải bỏ cả kỳ thi đại học, ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai các cháu.
Khó khăn phát sinh từ thực tiễn chưa được pháp luật quy định do đây là lĩnh vực phức tạp, thường xuyên nảy sinh những vấn đề mới mà pháp luật chưa dự liệu hết. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết đã gây nhiều lúng túng cho cán bộ thực hiện. Sau đây là một số ví dụ phát sinh trong quá trình công tác thực tiễn của chính bản thân tác giả:
Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ do người mẹ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày bản án, quyết định
của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật: Năm 2012, chị Nguyễn Thị Bình đến UBND xã Thanh Liệt làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Chị đề nghị cán bộ tư pháp hộ tịch đăng ký khai sinh phần cha theo tên của người chồng mới (đứa trẻ do chị mang thai trong thời kỳ hôn nhân với người chồng cũ) vợ chồng chị đã có bản án ly hôn trước ngày chị sinh. Cán bộ tư pháp hộ tịch đã từ chối đăng ký khai sinh theo yêu cầu của chị Nguyễn Thị Bình vì trong bản án ly hôn không đề cập đến vấn đề xác định việc người chồng cũ không phải là cha đẻ của đứa trẻ đó. Vì vậy cán bộ tư pháp xã hướng dẫn chị đến toà án liên hệ xem xét giải quyết để có bản án, quyết định của toà án xác định người chồng cũ không phải cha đẻ của người con đó sau đó mới có thể thực hiện việc đăng ký khai sinh theo yêu cầu của chị.
Điều 15 của Nghị định số 158 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh:
Khi đi đăng ký khai sinh trong trường hợp không có giấy chứng sinh, không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải cam đoan về việc sinh là có thực; trong trường hợp cán bộ tư pháp biết rò về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn, hộ khẩu… [6, Điều 15].
Với những quy định trên ảnh hưởng tới hồ sơ lưu trữ vì bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính nhận hồ sơ nhưng cán bộ tư pháp là người giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh. Cán bộ tư pháp lại không biết rò về tình trạng cư trú, kết hôn… đơn cử như trong trường hợp những người đã ly hôn nhưng sau đó quay về chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn lại theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, như vậy vào thời điểm đăng ký khai sinh con của họ sinh ra không phải trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, đương nhiên không được xác định là con chung. Chính vì vậy sẽ gây khó khăn cho cán bộ tư pháp phải thường xuyên phải xác minh.
Theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 158: “Việc đăng ký lại việc
sinh thực hiện ở nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi có hộ khẩu thường trú hiện tại, nếu công dân xuất trình được giấy khai sinh cũ không cần phải lấy xác nhận của nơi đăng ký khai sinh trước đây” [6, Điều 46]. Như vậy, nếu đăng ký lại việc sinh cho công dân ở nơi có hộ khẩu thường trú thì không biết ở nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có còn lưu Sổ đăng ký khai sinh gốc hay không.
Hiện nay theo mẫu bản chính Giấy khai sinh không có phần ghi về quê quán khi đi nhập khẩu cho trẻ mới sinh người dân tự khai về phần quê quán cho trẻ dẫn đến nhiều nhầm lẫn vì có người khai quê quán theo nội nhưng có người lại khai quê quán theo nơi sinh của người cha, thực tế Sổ hộ khẩu đang phải đính chính rất nhiều về phần quê quán mà Giấy khai sinh không có phần quê quán gây khó khăn cho việc đính chính mục quê quán trong Sổ hộ khẩu. Nhìn chung Giấy khai sinh theo mẫu mới chưa nêu đầy đủ về một thông tin về một con người mới được sinh ra.
Nghị định số 158 quy định cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên không quy định cá nhân phải đảm bảo độ tuổi là bao nhiêu thực tế có những trường hợp người cha hoặc người mẹ chưa đủ tuổi thành niên đi đăng ký khai sinh cho con. Theo quy định công dân nam từ 20 tuổi, công dân nữ từ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn, nhưng chưa đủ độ tuổi đó họ đã sinh con và muốn đăng ký khai sinh cho con thì giải quyết thế nào?
Trên thực tế, những trường hợp như đã nêu không hiếm, nhưng pháp luật về hộ tịch chưa điều chỉnh, khiến cán bộ hộ tịch là người trực tiếp thực hiện việc đăng ký gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu của người dân. Giải pháp là phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về đăng ký và quản lý khai sinh để điều chỉnh những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
2.2.3.2. Đăng ký khai tử
Điều 23 của Nghị định số 158 quy định về đăng ký khai sinh, khai tử cho
trẻ sơ sinh. Theo đó: trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ của trẻ không đi khai sinh và khai tử thì cán bộ Tư pháp – Hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi trú của Sổ hộ tịch ghi rò “Trẻ chết sơ sinh” . Quy định như vậy chưa phù hợp với Bộ Luật dân sự bởi vì chỉ đăng ký khai sinh, khai tử cho trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết, còn những trường hợp trẻ em sinh ra mà chết trước 24 giờ thì không đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử nhưng đây là quyền nhân thân của mỗi người, do vậy cứ được sinh ra là có quyền đăng ký khai sinh và khi chết thi đăng ký khai tử không nên phân biệt người đó sống bao nhiêu giờ. Có như vậy mới đảm bảo thống nhất trong các quy định. Và thực tế mà thân nhân của trẻ sơ sinh sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết thì họ không đi đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử cán bộ Tư pháp – Hộ tịch biết thông tin đến xác minh nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử cũng là việc khó khăn khi thân nhân của trẻ không đồng ý khai sinh, khai tử.
Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chết, thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; trường hợp chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Lợi ích từ việc đăng ký khai tử là rất lớn, đồng thời đây cũng là quy định chung của pháp luật bắt buộc mọi công dân phải thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn xem nhẹ việc đăng ký khai tử cho người thân của mình, vài năm trước đây tình trạng không đăng ký khai tử hoặc khai tử quá hạn trên địa bàn huyện Thanh Trì diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo số 976/BC-UBND huyện Thanh Trì ngày 27/10/2010 báo cáo kết quả rà soát những trường hợp chưa đăng ký khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì từ năm 1961 đến tháng
7/2010 thì có tới 5.987 trường hợp chưa đăng ký khai tử. Mặc dù là huyện ngay sát trung tâm thành phố nhưng số lượng chưa đăng ký khai tử như trên là quá lớn. Có nhiều nguyên nhân như: công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa sâu, rộng, nhận thức của người dân về đăng ký khai tử còn hạn chế; mức xử phạt vi phạm về đăng ký khai tử còn nhẹ không đủ sức răn đe, giáo dục; các cơ quan có chức năng, thẩm quyền trong việc xử lý không thực hiện kiên quyết xử phạt trường hợp vi phạm; một số người suy nghĩ chủ quan cảm thấy không cần thiết và chỉ đến khi làm các thủ tục cần đến giấy chứng tử để chia thừa kế, hưởng các chế độ chính sách… thì lúc này họ mới thấy việc đăng ký khai tử thật sự có ý nghĩa.
Nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên sau khi gia đình có người chết thì việc đi đăng ký khai tử với cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng mức do hạn chế về nhận thức, trước mắt gia đình chưa thấy được việc đi khai tử quan trọng như thế nào vì theo họ người chết không có chế độ gì cần giải quyết như không có hưu trí, không có bảo hiểm.... và hơn nữa với đặc thù của huyện Thanh Trì là huyện Nông nghiệp, mỗi địa phương (làng, xã) đều có khu nghĩa trang riêng việc gia đình nào có người chết cần an táng thì thủ tục cũng rất đơn giản vì những người quản lý nghĩa trang cũng là người địa phương nên họ nắm bắt được sự kiện do vậy cũng không đòi hỏi phải có giấy chứng tử mới được được an táng.
Qua tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ đăng ký khai tử đúng hạn thấp, đa phần các địa phương cho rằng việc có người chết là một chuyện buồn lớn trong gia đình, quan niệm "chết là hết" cho nên thân nhân của người chết không quan tâm đến việc đi đăng ký khai tử cho người chết. Chỉ khi nào việc đăng ký khai tử có liên quan đến quyền lợi của gia đình họ như thừa kế, các vấn đề liên quan đến chính sách... thì thân nhân của người chết mới đi làm thủ tục khai tử
cho người chết. Bên cạnh đó thì việc quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác này chưa thật sự được chú trọng. Những điều đó đã làm cho việc đăng ký khai tử đúng hạn ở địa phương đạt tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, cũng có địa phương, cán bộ tư pháp xã đã làm rất tốt công tác này, ngoài việc vận động nhân dân đi đăng ký khai tử khi gia đình có người chết thì cán bộ Tư pháp xã phối hợp với công an xã, công an thôn để lấy thông tin của người chết ở các thôn xóm trên địa bàn xã và mời thân nhân của người chết đến làm thủ tục khai tử. Đây cũng là một cách làm hay, tích cực nhằm theo dòi sự biến động dân số ở địa phương.
Có thể thấy rò rằng việc nắm không chính xác số người chết ở địa phương đã gây khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, không theo dòi được sự biến động dân số dẫn đến tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo cấp trên không thể chính xác được.
Trong thực tế thì có nhiều trường hợp có người chết đã vài năm rồi nhưng thân nhân của họ vẫn chưa đi khai tử, vì cho rằng chết là hết rồi, không liên quan gì nữa. Dưới góc độ pháp luật thì việc này rò ràng là một vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử là thân nhân của người chết, nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Như vậy, việc thân nhân người chết không đăng ký khai tử cho người chết trong thời gian quy định trên là vi phạm pháp luật, nếu quá thời hạn nêu trên thân nhân của người chết mới đi đăng ký khai tử thì phải đăng ký khai tử theo thủ tục đăng ký quá hạn. Nếu không có lý do chính đáng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại Khoản 2 Điều 95 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định "Cá nhân, tổ chức