cho hơn 15.000 lượt người, chủ động phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số. Năm 2012, tỷ suất sinh là 12,5%0, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 6,55%; Năm 2013 tỷ suất sinh năm 2013 ước đạt: 16,8%0, tăng 0,3%0 so với năm 2012, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đạt 6,3% tăng 0,8% so với năm 2011 công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ, trẻ em được quan tâm thường xuyên. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2012 là 12,2%, phấn đấu giai đoạn 2011-2020 giảm còn từ 8% - 10% các trẻ em lang thang cơ nhỡ được giúp đỡ kịp thời, các lớp học tình thương được sự quan tâm chăm lo của toàn xã hội. Theo số liệu tổng hợp của Phòng thống kê huyện: đến hết năm 2012, dân số toàn huyện là 167.370 người. Đến hết năm 2013 dân số Thanh Trì là 208.686 người.
- Về văn hóa - xã hội: Trình độ dân trí tại huyện không đồng đều, khu vực thị trấn và các xã trung tâm có trình độ dân trí cao hơn khu vực nông thôn; chất lượng lao động của huyện nhìn chung còn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục được giữ vững ổn định và có bước phát triển đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Số trẻ em trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 93%. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 1998 và là huyện hoàn thành sớm nhất thành phố. Phát huy truyền thống của một huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiếu học. Năm 2004, sau khi 9 xã tách về quận Hoàng Mai, huyện không có trường chuẩn quốc gia. Qua 10 năm xây dựng, đến nay huyện đã có 30/57 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 52,6% và huyện có tỉ lệ trường chuẩn cao nhất thành phố. Thành lập Hội khuyến học từ huyện tới các cơ sở xã, thị trấn, thôn, xóm; khuyến khích các sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về làm việc cho quê hương. Năm học 2012 - 2013 ngành giáo dục và đào tạo huyện được Ủy ban nhân dân thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối huyện. Là một trong những địa phương dẫn đầu trong nhiều
phong trào thi đua yêu nước trên toàn thành phố Hà Nội. Trong tổng số 29 quận, huyện của Thủ đô, Thanh Trì luôn hoàn thành xuất sắc các kế hoạch của thành phố giao, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác "đền ơn đáp nghĩa", chăm lo cho người nghèo; Xây dựng các mô hình, chuyên đề về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, đảm bảo giữ vững an ninh, an toàn địa bàn, được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
2.1.3. Vị trí, vai trò của huyện Thanh Trì trong sự phát triển của Thủ đô Hà Nội
Sự hình thành và phát triển của huyện Thanh Trì gắn bó chặt chẽ với kinh đô Thăng Long. Từ thuở có tên Long Đàm (thời nhà Trần) đã có quan hệ mật thiết, gắn với xứ Kẻ Chợ- Thượng Kinh. Do vị trí địa lý và truyền thống làng nghề nằm sát kinh thành Thăng Long, giao thông thuận tiện nên so với các huyện ngoại thành khác, Thanh Trì luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND, về việc quy hoạch chung toàn bộ huyện Thanh Trì nhằm tạo không gian kiến trúc đô thị cho khu vực và cửa ngò phía Nam thành phố Hà Nội. Theo quy hoạch, khu vực đô thị sẽ được hình thành trên trục đường 1A gắn kết với trục đường 70 tới khu vực quận Hà Đông theo hướng phát triển các trung tâm thương mại hỗn hợp, dịch vụ văn phòng và đào tạo. Khu vực phía Tây, gồm các xã Tả Thanh Oai, Đại Áng. Khu vực phía Đông, gồm xã Đông Mỹ và phần bãi sông Hồng sẽ được dành để phát triển vùng cây xanh lớn, kết hợp với các yếu tố mặt nước để tạo nên khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí.
Đến năm 2020, quy mô dân số huyện Thanh Trì khoảng 250.300 người, trong đó dân số khu vực đô thị là 153.500 người. Trong tổng diện tích
6.292,73 ha, đất dành cho phát triển đô thị sẽ là 2.870ha. Đất ở khoảng 856,6 ha chủ yếu phát triển các khu đô thị mới như Tây Nam Kim Giang, Hạ Đình, Cầu Bươu, Tứ Hiệp, chú trọng phát triển các công trình cao tầng phía giáp trục đường thành phố. Khu vực phía Nam, gồm các xã Liên Ninh, Tam Hiệp, Ngọc Hồi sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề kết hợp với phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Trung tâm công cộng và khu ở dự kiến phát triển 2 khu lớn nằm ở Liên Ninh (xây dựng nhà cao tầng không dưới 9 tầng mật độ không quá 40%, trục không gian chính là nối quốc lộ 1A và khu công nghiệp Ngọc Hồi) và phía Bắc đường 70 xã Tam Hiệp (xây dựng nhà cao tầng không dưới 7 tầng, mật độ xây dựng không quá 35%). Khu đất Nhà máy Pin Văn Điển và Phân lân Văn Điển định hướng chuyển đổi thành trung tâm thương mại, dịch vụ văn phòng, hai bên đường 70 cao không dưới 11 tầng và mật độ xây dựng không quá 30%. Toàn bộ diện tích đất quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Ngọc Hồi mở rộng được chia thành các nhóm chức năng như: đất giao thông, đất cây xanh - hồ điều hòa, đất công trình kỹ thuật đầu mối, đất hành chính - dịch vụ cộng đồng, đất nhà máy, xưởng sản xuất… Trong cụm công nghiệp này, khu vực hồ điều hòa kết hợp với phần đất cây xanh ven hồ được xây dựng một số công trình tiểu cảnh, nghỉ ngơi, thể dục - thể thao, tạo vi khí hậu cho khu vực và cảnh quan khu vực kết hợp với cây xanh dọc đường tạo thành hệ thống không gian mở liên hoàn trong khu vực. Các công trình phía trục đường quốc lộ 1A và trục đường đôi khu công nghiệp bố trí các công trình văn phòng cao 3-5 tầng có kiến trúc đẹp; các công trình nhà sản xuất công nghiệp phía bên trong cao 1-2 tầng không gian lớn và hình thức nhà công nghiệp hiện đại; đối với loại hình sản xuất sạch, công nghệ cao khuyến khích xây dựng cao tầng. Ngoài ra, trong quỹ đất nằm trong đô thị còn có đất cây xanh, thể dục, thể thao khoảng 506 ha. Đất cơ quan, đào tạo nghề khoảng 176 ha, đất
lịch sử, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng khoảng 20,77 ha; Đất công nghiệp kho bãi 214 ha chủ yếu là khu Liên Ninh, Ngọc Hồi; Đất an ninh, quốc phòng 63,48 ha… Khu vực đất quy hoạch ngoài vùng phát triển đô thị 3.422,73 ha chủ yếu là hình thành các tiểu vùng xã Hữu Hòa, Vĩnh Quỳnh. Các xã nằm ngoài đê sông Hồng như Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc, khu trung tâm thị tứ Đại Sáng… Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, Thanh Trì có những thời cơ mới, vận hội và thử thách mới. Phát huy truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng, văn minh; với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ đổi mới và ý chí cách mạng; toàn thể các cấp chính quyền và nhân dân huyện luôn nỗ lực hết mình để xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh, xứng đáng là huyện Anh hùng của Thủ đô anh hùng và càng xứng đáng với vị trí và tiềm năng của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
2.2. Kết quả áp dụng pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã huyện Thanh Trì từ năm 2005 đến năm 2013
Qua việc đề cập khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì trên đây cho thấy đây là một huyện có mật độ dân cư khá đông, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, các vùng nông thôn được hình thành từ lâu đời nay. Hiện nay, dân số của huyện tăng nhanh chủ yếu do biến động cơ học, vì vậy việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong đó chủ yếu là thực hiện đăng ký khai sinh và khai tử không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp. Song dưới sự lãnh đạo của huyện Thanh Trì và sự quan tâm chỉ đạo của Sở Tư pháp Hà Nội và tinh thần trách nhiệm của các xã, thị trấn và toàn thể cán bộ, công chức ngành tư pháp từ huyện đến các cơ sở nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã đạt được những kết quả tốt, góp phần tích cực xây dựng huyện Thanh Trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định, kinh tế, văn hóa xã hội luôn được phát triển góp phần xây dựng huyện Thanh Trì vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Thay Đổi, Cải Chính Hộ Tịch, Xác Định Lại Dân Tộc, Xác Định Lại Giới Tính, Bổ Sung Hộ Tịch, Điều Chỉnh Hộ Tịch
- Pháp Luật Về Hộ Tịch Ở Đài Loan
- Nhận Xét, Đánh Giá Chung Về Pháp Luật Hộ Tịch Của Các Nước Và So Sánh Với Pháp Luật Việt Nam
- Hoạt Động Đăng Ký Hộ Tịch Trên Địa Bàn Cấp Xã Huyện Thanh Trì
- Áp dụng pháp luật hộ tịch ở cơ sở - Thông qua thực tiễn địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11
- Thay Đổi, Cải Chính, Bổ Sung, Điều Chỉnh Hộ Tịch, Xác Định Lại Dân Tộc, Xác Định Lại Giới Tính.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
2.2.1. Đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã
Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tác động mạnh tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, đặc biệt là tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là tư pháp cấp xã). Bởi cơ sở là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Đối với ngành Tư pháp kết quả thực tiễn hoạt động tư pháp cơ sở của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch không chỉ là thước đo mà còn là động lực phát triển của toàn ngành Tư pháp.
Trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã hiện nay, cán bộ tư pháp hộ tịch là công chức chuyên trách có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch. Theo quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp ở cấp xã phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của cán bộ tư pháp hộ tịch và có thêm các tiêu chuẩn sau: có bằng trung cấp luật trở lên; được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch; chữ viết rò ràng.
Theo số liệu của Sở Tư pháp, tính đến ngày 30.12.2012, trên địa bàn huyện Thanh Trì có 100% số xã, thị trấn đã bố trí được công chức tư pháp hộ tịch với 29 người làm việc tại 15 xã, 01 thị trấn. Trong những năm qua đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch đã có bước phát triển quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau đây là biểu thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Trì hiện nay [xem phụ lục 5].
Về số lượng: Huyện Thanh Trì có 01 thị trấn và 12 xã có 02 cán bộ tư pháp - hộ tịch /1 xã. 03 xã có 01 cán bộ tư pháp - hộ tịch/01 xã. Trong tổng số 29 cán bộ thì nam giới là 13, còn lại 16 cán bộ nữ;
Về chất lượng: Trình độ văn hóa: đã tốt nghiệp trung học phổ thông:
29/29 cán bộ. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Luật 02/29; Đại học Luật và tương đương 25/29; Trung cấp Luật: 02/29; chưa qua đào tạo 00. Như vậy tỷ lệ cán bộ tư pháp cấp xã có trình độ văn hóa trung học phổ thông trở lên là 100%. Cán bộ có trình độ chuyên môn Thạc sỹ Luật là 6,8%. Cán bộ có trình độ chuyên môn Đại học Luật và tương đương là 86,4%. Cán bộ có trình độ chuyên môn Trung cấp Luật là 6,8%. Cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn là 00%.
Về độ tuổi: Cán bộ có độ tuổi dưới 30 là: 03 cán bộ, chiếm tỷ lệ 10%; trong độ tuổi từ 30 - 40 là: 17 cán bộ chiếm tỷ lệ 60%; từ 40 - 50 là 06 cán bộ, tỷ lệ 20%; và trên 50 là 03 cán bộ với tỷ lệ 10%. Như vậy cán bộ trẻ, được đào tạo chuyên môn hiện nay ngày càng được nâng cao. Trong tổng số 29 cán bộ tư pháp hộ tịch xã trên địa bàn huyện Thanh Trì có 03 cán bộ hợp đồng không nằm trong biên chế của Nhà nước, con số này chiếm tỷ lệ 10%.
2.2.2. Hoạt động ban hành văn bản quản lý nhà nước về hộ tịch và phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã
2.2.2.1. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với hộ tịch
Để việc đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện được thực hiện đúng các quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện hàng năm đều ban hành kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp. Chẳng hạn, kế hoạch số 19/KH- UBND ngày 19/01/2014 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân huyện về trọng tâm công tác tư pháp trên địa bàn huyện năm 2014, nhằm củng cố và năng cao vai trò, trách nhiệm của ngành tư pháp từ huyện đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác tư pháp để phục vụ một cách hiệu quả những nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội của huyện; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành các cấp về công tác tư pháp; đảm bảo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả công tác tư pháp
trên địa bàn huyện trong đó có công tác hộ tịch để Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, trong đó có công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật đăng ký và quản lý hộ tịch, Thực hiện tốt đăng ký và quản lý hộ tịch thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo đúng quy định tại nghị định số 158/2005/NĐ -CP và Thông tư hướng dẫn số 01/2008/TT-BTP về hướng dẫn thi hành, trong đó công tác đăng ký khai sinh, khai tử đạt đạt 95% trở lên đăng ký đúng hạn, chỉ đạo uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục cải tiến phong cách, lề lối làm việc của cán bộ tư pháp hộ tịch, cán bộ công chức của phòng tư pháp, đáp ứng các việc về hộ tịch đạt 100% về thẩm quyền, giao cho phòng tư pháp tăng cường kiểm tra, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn giải quyết các việc về đăng ký và quản lý hộ tịch, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch các xã thị trấn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn về hộ tịch, quản lý, sử dụng cấp phát các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch do Bộ Tư pháp phát hành đúng quy định.
2.2.2.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã
Trong những năm qua cấp uỷ, chính quyền các xã luôn quan tâm đến công tác Tư pháp - hộ tịch, đến nay có 13/16 xã bố trí 02 công chức Tư pháp- Hộ tịch có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên được củng cố kiện toàn, chất lượng chuyên môn công tác Tư pháp - Hộ tịch của UBND các xã đã có nhiều chuyển biển tích cực góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã.
Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật UBND các xã đã quan tâm chỉ đạo công chức Tư pháp xã tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, luôn duy trì
Hội đồng phối hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã từ 5 đến 7 thành viên, quan tâm đầu tư kinh phí chi cho công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp luật phải chi khoảng 1-1,5 triệu đồng, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới nhân dân trên hệ thống đài truyền thanh xã, qua các hội nghị tập huấn ngoài ra ở các thôn, cụm dân cư trong xã được chủ động lồng ghép đa dạng với các hình thức như: Họp sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội... . Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân các xã đã thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một cửa, bố trí công chức tư pháp hộ tịch làm tốt công tác đăng ký hộ tịch, ngoài ra trực tiếp làm công tác chứng thực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đầy đủ các mẫu dấu chứng thực, sổ chứng thực theo quy định.
Tủ sách pháp luật của các Uỷ ban nhân dân xã được quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả, hiện nay có xã đã có khoảng 300 đầu sách pháp luật, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Việc thực hiện mở sổ “cá biệt” để theo dòi quản lý tủ sách pháp luật theo quy định, việc phân loại sắp xếp các loại sách khoa học thành 4 loại sách gồm: Các Bộ luật, Luật; Pháp lệnh; sách tham khảo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; công báo, báo chí, từ năm 2009 đến nay tủ sách pháp luật của các xã được mua bổ sung các đầu sách pháp luật mới, phục vụ tốt cho cán bộ và nhân dân tới tìm đọc. việc luân chuyển đầu sách từ tủ sách pháp luật ở xã, xuống các nhà văn hoá thôn, cụm dân cư có tủ sách pháp luật cũng được duy trì thực hiện, ngoài ra còn tổ chức sinh hoạt một buổi, tuyên truyền pháp luật tại các thôn, cụm dân cư.
Đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Uỷ ban nhân dân các xã đã thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân các quy định của Nghị định 158/ 2005/ NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ