Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 2

- Vũ Thị Mai Trang (2021), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Hải Dương của, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;

- Kim Sa Pha (2020), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;

- Nguyễn Hồng Tâm (2020), Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;

- Nguyễn Thị Liên ( 2020), Định tội danh tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh , Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;

- Đặng Duy Tùng (2019), Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện KHXH;

- Mã Văn Hùng (2018) , Việc định tội danh đối với hành vi tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy , Tạp chí Kiểm sát, số 15/2018 - tr.47-49.

- Chu Tấn Hải ( 2019), Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 22/ 2019, tr. 34 – 39

Những công trình nghiên nêu trên đã đề cập đến việcADPL hình sự nói chung hoặc ADPL hình sự đối ở một số địa phương nhất định. Trong đó có một vài công trình có liên quan gần đến đề tài luận văn. Các kết quả nghiên cứu của các công trình này là những tri thức rất cần thiết mà luận văn này sẽ kế thừa một cách chọn lọc trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về việc ADPL hình sự đối với hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3. 1. Mục đích nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thông qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận ADPL đối với tội MBTPCMT và thực tiễn áp dụng tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh, quyết định hình phạt với tội MBTPCMT tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 2

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa và thống nhất nhận thức về tội MBTPCMT và lý luận về ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.

- Khảo sát thực tế, nghiên cứu, phân tích làm rò thực trạng ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đó tập trung làm rò nội dung định tội danh và quyết định hình phạt. Trên cơ sở đó làm rò những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân.

- Xác định những yêu cầu bảo đảm cho việc ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT và đề xuất các giải pháp nhằm nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự trong định tội danh, quyết định hình phạt đối tội MBTPCMT tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. 1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

4. 2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực tiễn ADPL thực tiễn ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rò nội dung định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội MBTPCMT.

- Về chủ thể: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thuộc thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

- Về không gian: Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

- Về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5. 1. Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp; cơ sở lý luận của khoa học luật Hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam.

5. 2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích tài liệu;

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh số liệu thống kê;

- Phương pháp tổng kết thực tiễn;

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1.Ý nghĩa khoa học

Luận văn hệ thống hóa, làm rò một số vấn đề lý luận về ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT, đặc biệt là vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt.

6.1.Ý nghĩa thực tiễn

- Là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan đến ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.

- Là tài liệu cho cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tham khảo, vận dụng trong công tác của mình để bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT, đặc biệt là vấn đề định tội danh và quyết định hình phát. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học luật Hình sự và Tố tụng hình sự cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Tội mua bán trái phép chất ma túy và áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy

Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái phép chất ma túy

1.1.1. Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy

Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân thì “ma túy” được hiểu là hợp chất khi đưa vào cơ thể sống có tác dụng làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể [45, tr. 28].

Theo luật phòng chống ma túy năm 2000 thì “chất ma túy” được hiểu là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.

Hiện nay, khái niệm “chất ma túy” không được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – Sau đây thống nhất gọi là BLHS năm 2015) và các chất ma túy cụ thể được quy định trong các tình tiết định khung tăng nặng của các điều luật trong Chương XX “Các tội phạm về ma túy”. Ma túy bao gồm: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, hêrôin, côcain, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện khô, các chất ma túy khác ở thể rắn, các chất ma túy khác ở thể lỏng. Trong đó, các chất ma túy khác là những chất ma túy không được nêu trong BLHS nhưng nằm trong các danh mục được quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ.

Trong khoa học pháp lý hình sự, có một số tác giả đưa ra khái niệm về tội MBTPCMT như sau:

Tác giả Trần Văn Luyện cho rằng “Tội mua bán trái phép châ ma túy

là hành vi mua bán, trao đô trái phép chất ma túy” [25, tr. 509].

Qua các ý kiến nêu trên, chúng ta nhận thấy đặc trưng của hành vi mua bán chất ma túy là hành vi bán hoặc nhằm bán trái phép chất ma túy cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Nội hàm đầy đủ về hành vi MBTPCMT sẽ được làm rò hơn hơn phần nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội MBTPCMT.

Dựa trên khái niệm “tội phạm” được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015 và đặc trưng của hành vi MBTPCMT, có thể đưa ra khái niệm về tội MBTPCMT như sau: “Tội mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm

phạm chế độ quản lý của Nhà nước về các châ của BLHS phải xử lý hình sự”.

ma túy mà theo quy định

Là một loại tội phạm cụ thể, tội MBTPCMT có các dấu hiệu chung của tội phạm:

Thứ nhất, về tính nguy hiểm cho xã hội: Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong Luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội [38, tr. 44]. Cho nên, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Xét về mặt khách quan, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Hành vi MBTPCMT đã xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước về quản lý chất ma túy, đây là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Vì vậy, MBTPCMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Thứ hai, về tính có lỗi của tội MBTPCMT, đó là thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội MBTPCMT do người có năng lực TNHS thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý [41, tr. 65-66].

Thứ ba, về tính trái pháp luật hình sự của tội này được hiểu là tội MBTPCMT phải được quy định trong BLHS, đây là biểu hiện của nguyên tắc pháp chế thể hiện tại Điều 2 BLHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, tính trái pháp luật hình sự chính là hình thức pháp lý của tính nguy hiểm cho xã hội của tội MBTPCMT, giữa hai đặc tính này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn liền với nhau, thể hiện thông qua việc đe dọa áp dụng chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi MBTPCMT với mức nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì hành vi đó là trái pháp luật hình sự và người thực hiện hành vi phải chịu TNHS [41, tr. 66- 68].

Thứ tư, về tính chịu hành phạt của tội này được hiểu là hành vi MBTPCMT gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội khi đủ yếu tố cầu thành tội phạm được BLHS quy định là tội phạm, thì có khả năng bị áp dụng hình phạt, thể hiện sự đe dọa áp dụng việc trừng phạt bằng các chế tài hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội MBTPCMT. Hình phạt đối với hành vi MBTPCMT là hình thức thể hiện bản chất nguy hiểm của tội MBTPCMT, thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất nhằm răn đe và phòng ngừa đối với loại hành vi nguy hiểm đáng kể này [41, tr. 65-66].

Như vậy, tội MBTPCMT mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm, đây là tiền đề quan trọng để luận văn phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội này.

1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội mua bán trái phép chất ma túy

- Khách thể của tội MBTPCMT.

Khách thể của tội phạm là yếu tố không thể tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự.

Tội MBTPCMT tại Điều 251 BLHS 2015 có khách thể trực tiếp là chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy.

Việc Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý các chất ma túy là dễ hiểu bởi các tác hại, độ nguy hiểm của nó cho xã hội là rất lớn. Nếu sử dụng chất ma túy vào mục đích tốt như: khoa học, công nghiệp, y tế. . . thì nó lại trở thành hữu ích, có lợi cho con người. Ngược lại, nếu sử dụng các chất ma túy vào mục đích xấu, như: nhằm thỏa mãn cơn nghiện, những vui thú sa đọa. . . thì nó lại trở thành vật nguy hại cho xã hội, là nguồn gốc của nhiều loại tội phạm, thậm chí nó còn hủy hoại cả nhiều thế hệ con người, hủy hoại tương lai của đất nước. Chỉ những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn của mình thực hiện các hoạt động liên quan đến ma túy. Ngoài những chủ thể được phép thì những chủ thể khác thực hiện hành vi hoạt động liên quan đến chất ma túy đều là vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, để kiểm soát được các chất ma túy này, không một chủ thể nào có điều kiện, có phương tiện, có nhân lực hơn Nhà nước, bởi Nhà nước là chủ thể duy nhất có đầy đủ hệ thống các cơ quan quản lý toàn diện từ cấp cơ sở đến cấp trung ương và quản lý mọi mặt trong lĩnh vực đời sống xã hội.

Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma tuý” [46; tr18]. Các chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Còn các loại tiền chất ma túy thì không phải là đối tượng của tội MBTPCMT, nó chỉ là đối tượng của tội Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, quy định tại Điều 253 BLHS 2015. Do đó, cần lưu ý và phân biệt rò về đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này.

- Mặt khách quan của tội phạm MBTPCMT.

Mặt khách quan là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022