Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 11

- Nội bộ từng CQĐT, Viện kiểm sát, TA theo định kỳ tiến hành so kết, tổng kết hoạt động ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng theo quý và tổng kết theo năm. Có thể tiến hành sơ kết, tổng kết theo chuyên đề như ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy, định tội danh đối với tội MBTPCMT, quyết định hình phát đối với tội MBTPCMT… Giữa ba cơ quan CQĐT, VKS, TA cũng có thể phối hợp để thực hiện sơ kết, tổng kết như trên.

Ngoài ra, việc tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cũng cần được tổ chức sau khi kết thúc điều tra, truy tố, xét xử các tội về ma túy, tội MBTPCT lớn, phức tạp. Từ mỗi vụ án cụ thể đó mà tập hợp những vấn đề bất cập trong ADPL hình sự, làm rò nguyên nhân để tổ chức rút kinh nghiệm chung.

- Việc sơ kết, tổng kết phải hệ thống lại những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập, thiếu sót, làm rò nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ADPL hình sự đối với các tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng, đồng thời phải tìm ra và xây dựng những giải pháp cho thời gian tới.

- Kết quả sơ kết, tổng kết được gửi cho lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng để có những chỉ đạo, kiểm tra và quan tâm hơn nữa tới vấn đề này.

3.2.2.5. Một số giải pháp khác

- Cần tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan bổ trợ tư pháp tại tỉnh Tây Ninh nói chung, thành phố Tây Ninh nói riêng, đặc biệt hiện nay cần trang bị máy móc, phương tiện và đào tạo cho cơ quan giám định về ma túy có đủ năng lực giám định hàm lượng đối với tất cả các chất ma túy. Chú trọng đầu tư các trang thiết bị tại các phòng hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật TTHS 2015 đảm bảo tính khách quan, chính xác trong hoạt động thu thập chứng cứ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị can. Đầu tư các trang thiết

bị tại các phòng xử án theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017, tạo sự trang nghiêm, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự phiên tòa.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính - tư pháp, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện quyền giám sát các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của CQĐT, VKSND, TA, từ đó góp phần nâng cao hoạt động ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.


Tiểu kết chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT bảo đảm đúng đắn, chính xác, hiệu quả là vấn đề có tầm quan trọng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trong giai đoạn hiện nay. Trong chương 3, luận văn đưa ra các yêu cầu và giải pháp nhằm bảo đảm ADPL hình sự đúng đối với tội MBTPCMT.

Trong đó về mặt giải pháp, tác giả luận văn đã xây dựng các giải pháp chung và các giải pháp có tính đặc thù với địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên tác giả tin rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ADPL hình sự nói chung, ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nói riêng.

Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh - 11

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một cách khoa học, bám sát những vấn đề lý luận và thực tiễn ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT từ thực tiễn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Trong đó, luận văn đã đi sâu tập trung giải quyết những nội dung cơ bản sau đây:

1. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận có liên quan đến hoạt động ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT, các quan điểm về cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước, của các nhà khoa học; nghiên cứu hệ thống pháp luật hình sự về ADPL hình sự, về tội MBTPCMT; trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó có liên quan tới ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT, luận văn đã làm rò dấu hiệu pháp lý của tội MBTPCMT và luận cơ bản về ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT. Trong đó, có các vấn đề chủ yếu: Khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT.

2. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự hiện hành; qua nghiên cứu, phân tích các báo cáo tổng kết của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Tây Ninh giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020; qua việc trực tiếp trao đổi, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp một số Kiểm sát viên, Thẩm phán thuôc VKSND và TAND thành phố Tây Ninh, đồng thời nghiên cứu một số hồ sơ vụ án về tội MBTPCMT và bản án tội MBTPCMT tại thành phố Tây Ninh, tác giả luận văn đã làm rò: Tình hình, đặc điểm có liên quan đến hoạt động ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT, thực trạng ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT từ thực tiễn thành phố Tây Ninh. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và làm rò nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh trong thời gian tới.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đã đưa ra yêu cầu và đề xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự

đối với tội MBTPCMT trên địa bàn thành phố Tây Ninh trong thời gian tới. Bao gồm:

Các giải pháp chung: (1) Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội MBTPCMT; (2) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT.

Giải pháp đặc thù đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh: (1) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh và thành phố Tây Ninh trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phạm về ma túy nói chung, tội MBTPCMT nói riêng; (2) Nâng cao năng lực của cán bộ áp dụng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT; (3) Thực hiện đúng và có hiệu quả trình tự thực hiện áp dụng pháp luật hình sự đối với tội MBTPCMT; (4) Tăng cường tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội MBTPCMT và (5) một số giải pháp khác.

Với những kết luận trên, tác giả luận văn tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện lý luận về ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT và là tài liệu có giá trị tham khảo hữu hiệu cho cán bộ ngành tư pháp thành phố Tây Ninh trong thực hiện hoạt động ADPL hình sự đối với tội MBTPCMT nhằm bảo đảm áp dụng đúng, chính xác, hiệu quả.

Quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã hết sức nỗ lực, cố gắng. Tuy vậy, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như các cán bộ thực tiễn và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện luận văn đạt được chất lượng cao hơn . /.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Thanh Biểu (1999), Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác kiểm sát điều tra các tội phạm về ma túy, Chuyên đề khoa học.

2. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp (2007), Thông tư số 17/ 2007/TTLN ngày 24/12/2007 quy định về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội.

3. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Lê Văn Cảm (Chủ biên) (2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015 sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội.

7. Chính phủ (2018), Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Hà Nội.

8. Chính phủ (2018), Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định về tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của bộ luật hình sự năm 2015, Hà Nội

9. Chính phủ (2003), Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, Hà Nội

10.Chính phủ (2011), Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/2/2011 quy định về bổ sung, sửa tên chất, tên khoa học đối với một số chất thuộc Danh

mục các chất ma tuý và tiền chất ma tuý, ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007, Hà Nội.

11.Nguyễn Mạnh Cường (2007), Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án ma túy theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học.

12.Nguyễn Quang Duyệt (2018), Áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về ma túy từ thực tiễn trên địa bàn Quận 8 Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ.

13.Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

14.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội

15.Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

16.Công an thành phố Tây Ninh (2016 - 2020), Báo cáo tổng kết năm 2016 - 2020, Tây Ninh.

17.Hội đồng thẩm phán (1986), Nghị quyết số 04/HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của bộ luật hình sự, ban hành ngày 29/11/1986, Hà Nội.

18.Trần Minh Hưởng (2009), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (thực hiện từ 01/01/2010), Nxb Lao Động, Hà Nội.

19.Trần Văn Huyên (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Công an nhân dân.

20.Trần Văn Kiểm (2010), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ.

21.Bùi Quý Long năm (2015), Áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự về ma túy của Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ.

22.Liên Hợp Quốc (1961), Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, ban hành ngày 09/11/1961.

23.Liên Hợp Quốc (1971), Công ước về các chất hướng thần năm 1971, ban hành ngày 17/7/1971.

24.Liên Hợp Quốc (1988), Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988, thông qua tại phiên họp toàn thể lần thứ 6 ngày 19/12/1988.

25.Trần Văn Luyện (1999) Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học cảnh sát nhân dân.

26.Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt (sách chuyên khảo, Nxb Lao động –xã hội, Hà Nội.

27.Đoàn Tất Minh (2010), Phương pháp định tội danh và hoạt động định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

28.Nguyễn Đức Ngọc (2020), Tội MBTPCMT theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ.

29.Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm, Tập đến Tập 4, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

30.Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự 1985, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31.Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí